Deal Lương Thành Công Với Mẫu Câu đàm Phán Lương Tiếng Anh Sau
Có thể bạn quan tâm
Đàm phán lương bằng tiếng Anh là kỹ năng cần thiết mà mỗi ứng viên cần phải trang bị để nhận mức lương mong muốn xứng đáng với năng lực.
Bài viết sau đây Unia.vn sẽ chia sẻ đến bạn mẫu câu đàm phán lương tiếng Anh. Hãy cùng theo dõi nhé!
Nội dung chính
- 1. Những sai lầm thường gặp khi đàm phán lương
- Sai lầm 1: Đưa ra mức lương không phù hợp với thực tế
- Sai lầm 2: Đưa ra yêu sách hoặc bịa ra 1 câu chuyện
- Sai lầm 3: Chỉ quan tâm tới con số
- Sai lầm 4: Không kiểm soát được cảm xúc khi đàm phán
- 2. Chuẩn bị trước khi đàm phán lương
- “BIẾT NGƯỜI”: Tìm hiểu thông tin về thị trường
- “BIẾT TA”: Chủ động nâng cao năng lực bản thân
- 3. Từ vựng về lương, thưởng trong tiếng Anh
- 4. Những mẫu câu đàm phán lương tiếng Anh giúp bạn thuyết phục nhà tuyển dụng
- 5. Đàm phán lương thông qua email
1. Những sai lầm thường gặp khi đàm phán lương
Khi nhận được câu hỏi về mức lương mong muốn hay là mức lương theo yêu cầu. Bạn hãy thẳng thắn trả lời theo đúng nguyện vọng và dự tính từ trước của bản thân. Điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng phải suy nghĩ một cách nghiêm túc về mức lương mà họ dành cho bạn.
Đứng từ góc độ là một nhân viên, bạn cần hiểu rõ và tránh 4 sai lầm phổ biến cần tránh sau:
Sai lầm 1: Đưa ra mức lương không phù hợp với thực tế
Cái hại lớn nhất khi đàm phán lương chính là…”phán” mà thiếu cơ sở. Bạn không thể tự đưa ra mức lương mong muốn mà bất chấp vào quy mô công ty, vào tình hình kinh doanh hay mặt bằng lương chung của vị trí của bạn trên thị trường.
NHẬP MÃ UNIA20TR - GIẢM NGAY 20.000.000đ HỌC PHÍ CHO KHOÁ HỌC IELTS CẤP TỐC HÈ
Vui lòng nhập tên của bạn Số điện thoại của bạn không đúng Địa chỉ Email bạn nhập không đúng Đặt hẹn ×Đăng ký thành công
Đăng ký thành công. Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất!
Để gặp tư vấn viên vui lòng click TẠI ĐÂY.
Nếu yêu cầu ngay từ đầu đã vô lý thì hiển nhiên cũng chẳng còn gì để… Đàm phán, phải không nào?
Sai lầm 2: Đưa ra yêu sách hoặc bịa ra 1 câu chuyện
Tất cả những điều kiện mà mình đưa ra sau đây đều sẽ “bóp nghẹt” buổi đàm phán lương của bạn:
- Yêu sách nói rằng bạn sẽ nghỉ nếu không đạt được thỏa thuận lương.
- Nói rằng có các công ty khác đề nghị bạn mức lương cao hơn ở công ty này.
- Dựng nên câu chuyện để tìm lấy sự cảm thông từ phía công ty.
Lương thưởng là việc cần có sự đồng thuận nên áp lực, giả dối sẽ chẳng giúp bạn tiến xa hơn trong công việc. Chưa kể, yêu sách và áp lực dễ khiến cấp trên nghĩ rằng bạn đang ép buộc họ, vô tình đưa bạn vào một thế bất lợi trong buổi đàm phán.
Sai lầm 3: Chỉ quan tâm tới con số
Đám phán lương không dừng ở số tiền chuyển vào tài khoản của bạn là bao nhiêu mỗi tháng. Đó có thể là cả về môi trường làm việc, điều kiện phát triển của sự nghiệp, văn hóa của công ty, cân bằng giữa công việc và cuộc sống,…
Tập trung vào những con số dễ khiến cho bạn thiếu cái nhìn thấu đáo và có thể dẫn đến việc đưa ra quyết định không chính xác.
Sai lầm 4: Không kiểm soát được cảm xúc khi đàm phán
Sự chuyên nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong bất kỳ một buổi đàm phán lương. Những biểu hiện cảm xúc thái quá có thể đẩy buổi nói chuyện giữa bạn và quản lý theo chiều hướng không mong đợi.
Thái quá ở đây bao gồm:
- Thể hiện sự thất vọng ngay lập tức.
- Vui mừng quá mức.
- Nóng nảy lớn tiếng.
- …
Dù đạt hay không đạt mức lương mong muốn, bạn vẫn nên giữ một thái độ trung lập để duy trì mối quan hệ công việc của bạn sau này.
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Cách phát âm ed – Mẹo ghi nhớ chuẩn nhất
- 12 cung hoàng đạo – Giải mã tính cách, sự nghiệp
- Các tháng trong tiếng Anh: Cách học và nhớ lâu hiệu quả
2. Chuẩn bị trước khi đàm phán lương
Vậy trước những khó khăn trên, đâu là la bàn đưa bạn đến buổi đàm phán lương suôn sẻ và thành công? Như Tôn Tử đã từng nói “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”, hãy chuẩn bị thật kỹ lưỡng và chỉnh chu. Sẽ chẳng có thử thách nào quá khó khăn với bạn.
“BIẾT NGƯỜI”: Tìm hiểu thông tin về thị trường
Hãy tìm hiểu về mặt bằng lương thực tế trên thị trường là bao nhiêu để cân nhắc trước khi đàm phán. Có thể tìm hiểu từ nhiều nơi như bạn bè, các mối quan hệ trong công việc hay thông tin về mức lương trên trang tìm việc để biết thêm khoảng lương cho vị trí, công việc của bạn.
Đây là cơ sở ngăn cản bạn đưa ra những yêu cầu lương vô lý, quá cao so với khả năng chi trả của công ty hoặc quá thấp so với năng lực của bản thân mình.
“BIẾT TA”: Chủ động nâng cao năng lực bản thân
Mặt bằng lương là điều chúng ta không thể chi phối. May mắn thay, một nửa câu chuyện còn lại nằm trong quyền quyết định của chính bạn. Chủ động nâng cao năng lực của bản thân là bạn đang tự tăng khả năng (và mức lương) đàm phán thành công.
Bạn có thể theo học lớp đào tạo ngắn hạn về kỹ năng chuyên môn, cải thiện được trình độ ngoại ngữ, thi chứng chỉ học kỹ năng mềm trong công việc… Bất kỳ hoạt động nào giúp chứng tỏ bạn là người nhiều tiềm năng, có thể đóng góp nhiều hơn nữa cho công ty.
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Mẫu câu về đàm phán thanh toán quốc tế trong tiếng Anh
- Mẫu câu giao tiếp tiếng Anh Thương mại
- Thư tín thương mại tiếng Anh và 3 quyết định quan trọng
3. Từ vựng về lương, thưởng trong tiếng Anh
- Income: Thu nhập
- Salary: Lương (trả định kỳ hàng tháng theo hợp đồng lao động)
- Wage: Tiền công (trả theo giờ, theo tuần, thường dành cho những công việc làm thuê phổ thông)
- Allowance: Tiền phụ cấp
- Commission: Tiền hoa hồng, tiền phần trăm doanh số bán hàng
- Bonus: Tiền thưởng năng suất công việc
- Sick pay: Tiền lương ngày ốm
- Holiday pay: Tiền lương ngày nghỉ lễ
- Holiday entitlement: Chế độ ngày nghỉ được hưởng
- Overtime pay: Tiền làm thêm ngoài giờ
- Working hour: Giờ làm việc
- Pay raise: Tăng lương
- Promotion: Thăng chức
- Health insurance: Bảo hiểm y tế
- Gross pay: Lương trước thuế
- Net pay: Lương sau thuế
- Annual promotion amount: Số tiền tăng lương hàng năm
- Maternity leave: Nghỉ sinh
- Pension: Lương hưu
- Severance: Tiền trợ cấp thôi việc
4. Những mẫu câu đàm phán lương tiếng Anh giúp bạn thuyết phục nhà tuyển dụng
Tại các công ty đa quốc gia hoặc có sếp người nước ngoài, vấn đề đàm phán lương tương đối cởi mở và thẳng thắn. Tuy nhiên, bạn vẫn cần thận trọng, lựa chọn từ ngữ để giữ tác phong chuyên nghiệp và tăng khả năng đàm phán lương thành công.
Ví dụ như:
- Based on my market research…. (Theo tôi tìm hiểu trên thị trường thì…). Không nên dùng: People I know got paid more than this.
- I would be more comfortable if… (Tôi sẽ thoải mái làm việc hơn nếu…). Không nên dùng: I cannot work for you with this salary.
- If we can agree on that, I’m on board. (Nếu chúng ta đồng ý điều khoản này, tôi sẽ nhận việc.) Không nên dùng: If you don’t agree, I will reject this job.
- Do you have any flexibility with that number? (Chúng ta có thể bàn thêm về mức lương đó không?). Không nên dùng: I want something higher than your offer.
- I would like to know if….is possible given my experience and skill set. (Với kinh nghiệm và kỹ năng của mình, liệu tôi có thể nhận được mức lương….không?). Không nên dùng: I think I am talented enough to earn…per month.
- I appreciate the offer at…, but was expecting the salary of…. (Tôi cám ơn ông/ bà đã đề nghị mức…, nhưng tôi mong mức lương vào khoảng…). Không nên dùng: This is too low. My salary should be around…
5. Đàm phán lương thông qua email
Trong trường hợp bạn ngại mở lời trực tiếp, muốn tìm cách đề nghị bài bản và chuyên nghiệp hơn thì email là một kênh rất hữu ích.
Bạn có thể viết email trước cho sếp (hoặc nhà tuyển dụng) để trình bày lý do, đặt lịch hẹn và cho công ty có thời gian chuẩn bị. Email đàm phán lương bằng tiếng Anh nên có đầy đủ các phần, nội dung súc tích và chuyên nghiệp.
Đối với email này bạn cần phải trách các lỗi thường gặp khi viết email tiếng Anh để không bị mất điểm nhé.
Bạn có thể tham khảo thử cấu trúc email như sau:
Subject: Request for a Salary Negotiation – [Tên của bạn]
Dear…,
Thank you so much for the chance you give me as [Tên vị trí của bạn] at [Tên công ty]! Before I can formally [accept the offer / extend the labor contract], I would love to discuss my base salary.
Considering my [2-3 ưu điểm, kỹ năng] and [thành tựu trong công việc], I strongly believe I can contribute more to the development of the company. Therefore, I hope we can discuss the possibility of moving the offer closer to [mức lương bạn mong muốn].
I am confident that my career and contribution at [Tên công ty] would be flourished, and hope that we can come to a mutually beneficial agreement. Thank you for your time and consideration.
Best regards,
[Họ tên của bạn]
Trong bài viết này, Unia.vn đã giới thiệu đến bạn mẫu câu đàm phán lương tiếng Anh cũng như là các sai lầm dễ mắc phải khi đàm phán lương. Các bạn hãy vận dụng thật tốt để có mức lương như ý nhé. Chúc bạn may mắn.
Từ khóa » Cách Deal Lương Khi Phỏng Vấn Bằng Tiếng Anh
-
Cách Deal Lương Bằng Tiếng Anh Khi Phỏng Vấn
-
Cách Deal Lương Bằng Tiếng Anh Thành Công 100% - Blog | Got It AI
-
Cách Deal Lương Khi Phỏng Vấn Bằng Tiếng Anh - Top Tài Liệu
-
Hướng Dẫn Chi Tiết đàm Phán Lương Bằng Tiếng Anh - Phần 2
-
Bí Kíp đàm Phán Lương Bằng Tiếng Anh Hiệu Quả - Siêu Mọt Sách
-
Lương Thỏa Thuận Tiếng Anh Là Gì? Cách Deal Lương Cao
-
Hướng Dẫn Chi Tiết đàm Phán Lương Bằng Tiếng Anh - Impactus
-
Z Cách Viết Email đàm Phán Bằng Tiếng Anh đơn Giản - Impactus
-
Những Mẫu Hội Thoại Khi Phỏng Vấn Bằng Tiếng Anh: Phần 2
-
Cách Nói Về Lương Khi đi Phỏng Vấn Xin Việc Bằng Tiếng Anh
-
Câu Hỏi Và Cách Trả Lời Phỏng Vấn Xin Việc Bằng Tiếng Anh
-
Lương Thỏa Thuận Tiếng Anh Là Gì? Cách Deal Lương Cao
-
Tiếng Anh Phỏng Vấn Xin Việc - Hướng Dẫn Cách Trả Lời Câu Hỏi ...
-
7 Câu Hỏi Và Trả Lời Phỏng Vấn Xin Việc Bằng Tiếng Anh