"Đêm Trước"đổi Mới: Bù Giá Vào Lương - Báo Tuổi Trẻ
Có thể bạn quan tâm
Phóng to |
Ông Chín Cần (Nguyễn Văn Chính), nguyên bí thư Tỉnh ủy Long An - tổng chỉ huy công trình bù giá vào lương ở Long An - Ảnh: Q.Thiện |
Kỳ 1:"Đêm trước" đổi mới: Ký ức thời “sổ gạo”Kỳ 2: “Vòng kim cô”Kỳ 3: Khi chợ trời bị đánh sậpKỳ 4: Công phá “lũy tre”kỲ 5: Chiếc áo cơ chế mớiKỳ 6: Tưởng như xa xôi lắmKỳ 7: Từ chạy gạo đến phá cơ chế giá
Nhưng may mắn thay, thực tế đã cho câu trả lời đầy thuyết phục. Câu “bù giá vào lương” như lời thần chú của cán bộ công nhân viên thời đó.
Khắc khoải đồng lương
Mẹ con bà Đường (Hà Đông, Hà Tây) hôm ấy dậy rất sớm. Người đi chợ mua thức ăn. Người đánh rửa ấm chén, quét nhà. Người thắp hương, cắm hoa lên bàn thờ... Chiều ấy, sau năm năm đi công nhân cầu đường, ông Bùi Văn Can, chồng bà, về thật.
Đặt balô xuống, ông chia kẹo cho đàn con, đưa vợ nửa cân đường, một lọ mỡ là những thứ ông nhịn ăn trước khi về quê. Cuối cùng là tem gạo (suất ăn) của ông trong mấy ngày nghỉ cùng tờ giấy chứng nhận chiến sĩ thi đua. Có ý chờ mãi nhưng không chịu được, bà Đường hỏi: “Bố mày còn gì đưa tôi cất cho?”.
Ông Can nguýt bà một cái nói: “Quà của mẹ nó đây!”. Nói rồi ông móc ra hai cái mũ vải. Một cái nam và một cái nữ may bằng vải thô, đường chỉ công nghiệp đơn giản, trong lót vải kẻ, hai bên có khoét lỗ nhôm để xỏ dây, trị giá khoảng một tô phở/chiếc. Bà Đường thất sắc ngồi phịch xuống đất thốt lên cay đắng: “Trời ơi ông đi làm năm năm đằng đẵng mà mang về được hai cái mũ à?”...
Ông Can tâm sự: “70% thu nhập của một cán bộ hay công nhân là tem phiếu. 30% còn lại là lương. Thử hỏi, mỗi tháng tem gạo: 17 kg, thịt: 1,2 kg, đường: 0,75 kg thì tôi có thể để dành được gì? Đấy là chưa kể nó bị hao hụt, mốc, rách, thối, hỏng… khi đến tay tôi cũng như với những công nhân khác.
Cay đắng hơn là người ta không cần biết tháng này tôi thiếu gạo hay dầu, cần xà phòng hay kem đánh răng, áo may ô hay mũ cát két… mà họ cứ có gì thì phát nấy. Nên cái thiếu cứ thiếu, cái thừa cũng chẳng dám bán (vì sợ lúc khác lại thiếu). Còn lương, chao ôi nó ít ỏi kinh khủng! Mỗi tháng tôi được 50 đồng, nếu quá chân ra chợ với mấy ông bạn chỉ một hai bữa nhậu là hết”. Ông Can còn chưa dứt cơn bùi ngùi xót xa của hơn 20 năm trước.
Thời đó những người ăn lương nhà nước đều sống trong cảnh như nhà ông Can, bà Đường dù ngoài Bắc hay trong Nam bởi mô hình miền Bắc được áp vào miền Nam sau giải phóng. Thay vì trả hoàn toàn bằng tiền thì Nhà nước trả bằng hiện vật (những thứ mà người lao động nếu có tiền cũng sẽ phải mua).
Tuy nhiên khi mậu dịch quốc doanh không đủ hàng hóa, bắt buộc phải dựa vào thị trường tự do thì toàn bộ những tính toán và hệ thống giá cả của Nhà nước cũng bị chi phối của qui luật cung cầu. Lúc này những yếu tố tích cực của chính sách tiền lương đã biến dạng thành những yếu tố tiêu cực. Sự tiêu cực, méo mó ấy khiến ai cũng có lương nhưng không ai đủ sống, ai cũng không đủ sống nhưng ai cũng sống...
|
Mũi đột phá chế độ tiền lương gây ấn tượng nhất bắt đầu từ Long An. Ông Chín Cần (Nguyễn Văn Chính), bí thư Tỉnh ủy Long An - một nhà lãnh đạo đậm đặc tính khảng khái Nam bộ, quyết định phải làm gì đó thay đổi cơ chế giá cả, tiền lương. Lựa chọn trong giới trí thức địa phương, ông gọi phó giám đốc Sở Thương nghiệp lúc bấy giờ là ông Hồ Đắc Hi lên trao đổi. Những cái đầu và con tim đang trăn trở gặp nhau.
Ông Hi dốc hết tâm trí soạn thảo đề án cải cách phân phối lưu thông ở Long An. Đề án này xác định lại giá cả, tiền lương phải dựa trên qui luật giá trị và cung cầu cũng như những nguyên tắc kinh tế hàng hóa khác chứ không thể duy ý chí. Ông Hi lấy trường hợp thu nhập của ông Chín Cần để tính toán: tổng tiền lương và 16 mặt hàng phân phối theo định lượng, tất cả qui ra giá thị trường thì lương bí thư tỉnh ủy xấp xỉ 600 đồng.
Tuy nhiên vì những lý do như chất lượng hàng hóa thấp, tiêu chuẩn bị cắt xén, hàng được cấp không phù hợp nhu cầu... thì hiệu quả sử dụng của mức lương này chỉ đạt 50-70%. Tốt nhất là đem hết số hàng phân phối của bí thư ra chợ bán theo giá chợ rồi về trả cho ông 600 đồng/tháng. Bí thư cần gì ra đó mà mua.
Như vậy tỉnh nắm được hàng hóa, giá cả. Vợ bí thư thoải mái lựa chọn hàng mua. Nhân viên thương nghiệp, dân buôn, đầu cơ... không còn cơ hội tiêu cực mà Nhà nước chẳng mất đồng nào, lại tiết kiệm được khoản bù lỗ cho thương nghiệp, tem phiếu, thời gian... Tiếc là đề án này đang làm dở thì ông Hồ Đắc Hi được chuyển về trung ương.
Nhưng Long An quyết không dừng lại. Thử nghiệm thực tiễn lại phải đi trước một bước. Tháng 8-1979, sau khi lĩnh toàn bộ định mức hiện vật (tháng chín) của cán bộ công nhân viên trong tỉnh, thay vì phân phối hết cho cơ sở, Long An quyết định chọn một mặt hàng bán ra thị trường. Những đột biến được đề phòng.
Thông thường khi Nhà nước bán hàng ra ngoài thì phần lớn lượng hàng đó bị “tay ngoài” móc ngoặc với “tay trong” để mua. Đợi Nhà nước hết hàng, họ bán ra thị trường với giá cao hơn nữa. Hoặc nếu người tiêu dùng sợ sau này không có hàng mà cố gắng mua nhiều để dự trữ thì sẽ gây khan hiếm ảo. Giải pháp ở đây là chia hàng để bán làm ba lần. Làm như vậy, người mua sẽ hiểu không phải Nhà nước chỉ bán một lần duy nhất. Điều đó đồng nghĩa: đầu cơ sẽ thất bại.
Khi không còn đầu cơ thì các tệ nạn móc ngoặc, tham ô sẽ triệt tiêu dần. Làm từng đợt cũng là để giữ khoảng cách xử lý các tình huống xấu... Về mặt pháp lý, tỉnh ủy xác định: ghi chép thật minh bạch. Thử nghiệm xong tỉnh sẽ chủ động báo cáo toàn bộ kết quả với trung ương. Không tư lợi, không mờ ám mà có ích cho dân, cho tỉnh dẫu bị kỷ luật cũng không sợ.
Xà bông đi trước…
Mặt hàng đầu tiên được chọn là xà bông. Đây là thứ hàng không quá quan trọng như lương thực, thực phẩm nhưng cũng là thứ không thể thiếu đối với đa số người dân. Tháng 9-1979, 4 tấn xà bông được bày bán tại hầu hết các cửa hàng, hợp tác xã mua bán với giá cao gấp 10 lần giá phân phối (chỉ bán có hạn cho từng đối tượng) và tương đương giá chợ.
Như dự tính, trong ba ngày bán không sót một cân và tất nhiên, khách hàng chủ yếu là “con buôn”. Thị trường xà bông từ xôn xao, ngơ ngác chuyển sang ngập ngừng nên hàng khan hiếm và hơi nhích giá. Đúng mười ngày sau, 5 tấn xà bông tiếp theo được tung bán với giá y như lần trước (đã thấp hơn giá chợ lúc đó chút xíu).
Hàng cũng hết rất nhanh nhưng tư thương đã dè dặt. Giá xà bông giảm xuống mức ban đầu. Mười ngày sau, lượng xà bông cuối cùng được tung bán. Đồng thời, tiền lương tháng chín được cấp cho tất cả cán bộ công nhân viên chức của tỉnh. Lương không được tính theo mức cũ mà được cộng thêm định mức của mặt hàng xà bông (đã bị cắt) áp theo đúng giá chợ hiện thời.
Ai muốn mua xà bông thì ra chợ. Lúc này tất cả số xà bông những người đầu cơ ở những lần mua trước được tung ra chợ. Giá giảm rất nhiều, người mua thoải mái lựa chọn và không còn phải lo mua dự trữ. Thông tin loan báo rộng rãi: xà bông không phân phối nữa nhưng cũng không thiếu ngoài chợ hay cửa hàng quốc doanh. Câu chuyện xà bông đi trước xem như thành công.
Ba tháng cuối năm 1979, tất cả các mặt hàng phân phối khác đều được Long An tung bán ra thị trường (trừ gạo).
1kg thịt được Nhà nước qui định bán cho công nhân viên 3 đồng thì Long An bán thẳng ra chợ 30 đồng... 100% lương cán bộ công nhân viên trong tỉnh được lĩnh bằng tiền mặt. Toàn bộ số hiện vật đều được qui ra tiền theo mức giá thị trường.
Người nhà nước hết sức phấn khởi, thị trường sôi động, chỉ số giá cả hàng tiêu dùng giảm xuống rõ rệt. Nhưng có lẽ sung sướng nhất là các bà nội trợ không phải thấp thỏm muốn cái gì cũng mua dự trữ (vì sợ lúc khác không được phân phối); không phải nịnh mấy cô thương nghiệp.
Lần đầu tiên người Long An (công nhân viên chức) được ăn gạo ngon của chính quê mình làm ra (trước đây gạo phải bán cho Nhà nước, còn công nhân lại nhận gạo mậu dịch chất lượng thấp qua tem phiếu). Lần đầu tiên được ăn thịt cá tươi sống... Riêng quĩ lương của tỉnh tăng lên gấp bảy lần. Số tiền này Long An thừa sức giải quyết các nghĩa vụ với Nhà nước (mua lúa, thịt và các hàng hóa khác) cũng như trả lương cho công nhân viên chức và còn đủ lập quĩ lương riêng của tỉnh.
Thực tế đã cho câu trả lời quá hùng hồn. Bí thư tỉnh ủy giao cho giám đốc Sở Thương nghiệp Long An là ông Tư Giao tiếp tục hoàn thiện đề án cải cách phân phối của ông Hồ Đắc Hi. Năm 1982, cơ chế bù giá vào lương của Long An chính thức được áp dụng trên toàn tỉnh và sau này mở một hướng đi mới cho cả nước.
Từ khóa » Bù Giá Vào Lương Nghĩa Là Gì
-
Bù Giá Vào Lương - Con Dao Hai Lưỡi
-
Bù Giá Vào Lương: 'tư Tưởng Chính Trị' Bí Thư Chín Cần - VietNamNet
-
[Truyền Thống Công Thương] “Bù Giá Vào Lương” Những Năm 1980 ...
-
Bù Giá Vào Lương - Tiền Phong
-
Bù Trượt Giá Vào Lương Hưu, Nên Hiểu Thế Nào? - Báo Lao động
-
Dấu ấn đồng Chí Chín Cần - Báo Long An Online
-
Thông Tư 34-TC/TNVT Hướng Dẫn Bù Giá 6 Mặt Hàng Bán Theo định ...
-
LONG AN BỎ TEM PHIẾU, CHUYÊN SANG CƠ CHẾ MỘT GIÁ[291]
-
Bài Học Cốt Tử: Học Dân để Lãnh đạo Dân - Tạp Chí Xây Dựng Đảng
-
Bù Giá
-
Nền Kinh Tế “bù Giá” - BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG
-
Giá – Lương – Tiền (Việt Nam) – Wikipedia Tiếng Việt
-
PHÁ Rào TRONG CHẾ độ TIỀN LƯƠNG ở LONG AN - Tài Liệu Text
-
Quyết định Về Việc Thống Nhất Chế độ Bù Giá Vào Lương