Đền ABU SIMBEL, Aswan Governorate, Ai Cập
Có thể bạn quan tâm
Pharaong Ramesses II là người đã xây dựng, cai trị, duy trì và mở rộng đất nước Ai cập cổ xưa. Thời gian thống trị của ông kéo dài bảy thập kỷ, khi đó Ai Cập phát triển và trở nên phồn thịnh hơn bao giờ hết. Ramesses II xem đó là nhiệm vụ của mình, ông đầu tư khoản tài sản khá lớn của mình vào rất nhiều dự án, công trình kiến trúc lớn, tuy nhiên, điểm nổi tiếng và đẹp nhất vẫn là hai ngôi đền tại Abu Simbel -phía Tây hồ Nasser.
Lớn hơn nữa là đền thờ Ramesses - được xem là một trong những kỳ công vĩ đại mang tính nghệ thuật và kiến trúc nhất thế giới thời cổ đại. Chiếm cả mặt tiền là bốn pho tượng khổng lồ của Pharaong- bên cạnh Kim tự tháp vĩ đại, là di sản độc đáo và dễ nhận thấy nhất của Ai Cập cổ đại. Được xây dựng để tưởng niệm "chiến thắng" của Pharaong chống lại người Hittites ở trận Kadesh. Ngôi đền được khắc trực tiếp, khoét sâu vào dãy núi đá trong khoảng thời gian 20 năm ( 1244 – 1224 TCN).
Những bức tượng cao 10 mét ngồi bảo vệ 2 bên lối ra vào, phía trên là hình ảnh của thần Mặt Trời. Bên trong đền có các hội trường và những căn phòng được chống đỡ bởi tám cột trụ lớn. Đó là sự hoàn hảo của việc xây dựng hai lần một năm: vào ngày 22 tháng 2 và ngày 22 tháng 10, ánh sáng của mặt trời thổi sâu vào bên trong ngôi đền, thắp sáng cho ba trong bốn bức tượng của các vị thần ở đó. Riêng tượng đài của thần Ptah – vị thần có khả năng tạo ra thế giới qua năng lực ngôn từ của mình là không được chiếu sáng, người vẫn mãi mãi ở trong bóng tối.
Ngôi đền thứ hai là nữ thần Hathor, được Nefertari nhân bản hóa, là người vợ được Ramesses yêu thương nhất. Đền còn có tên gọi khác là Đền nhỏ, tuy không rộng lớn, quy mô bằng nhưng nét đẹp của đền vẫn không thua kém những ngôi đền to lớn khác. Bên ngoài lối vào có bức tượng cao 10 mét (cùng kích thước với đền Ramesses). Đây chính là bằng chứng cho tình yêu của Pharaong đối với Nefertari. Bên trong đền là khung cảnh xóm làng, được chạm khắc tinh tế.
Sau khi hoàn thành các đền thờ rơi vào tình trạng bị bỏ hoang, hàng thế kỷ trôi qua và bị che phủ bởi các lớp cát biển. Tuy nhiên, vào năm 1813, một du khách người Thụy Sĩ tên là J.L Bruckharrdt đã được một cậu bé sống tại địa phương dẫn tới địa điểm này và đặt tên cho địa điểm này là “Abu Simbel” , họ tình cờ tìm thấy tấm khăn quấn của 20 con khỉ đầu chó (thần Thoth) . Sau đó, Bruckhardt đã thông báo cho nhà thám hiểm người Ý có tên Giovanni Belzoni - người đã đào bới các lớp cát đá để vào được bên trong đền năm 1817. Vào khoảng giữa năm 1964 và 1968, cả hai ngôi đền đều bị tháo dỡ và di chuyển khỏi nơi ngập nước do mực nước biển dâng cao - hậu quả sau khi xây dựng đập Aswan. Abu Simbel là một trong những điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng nhất Ai Cập, hơn 3000 năm sau khi xây dựng khiến, du khách vẫn vô cùng kinh ngạc và ngưỡng mộ công trình khảo cổ này.
Tư liệu: Wonders of the world - Igloobooks Hình ảnh: Internet
Từ khóa » đền Thờ Abu Simbel
-
Abu Simbel – Wikipedia Tiếng Việt
-
Abu Simbel - Ngôi đền Vĩ đại Của Ai Cập - Hànộimới
-
Đền Abu Simbel - Niềm Tự Hào Trong Kiến Trúc Của Người Ai Cập
-
Đền Abu Simbel Kiệt Tác Kiến Trúc Ai Cập Cổ đại | VIETRAVEL
-
Đền Thờ Abu Simbel - Ai Cập (1/2) - YouTube
-
Abu Simbel - Di Tích Ai Cập Cổ đại Suýt Bị Nhấn Chìm Dưới Sông Nile
-
Khám Phá Abu Simbel: Hướng Dẫn Của Khách Truy Cập
-
Đền Abu Simbel Và Hoàng Hậu Bí ẩn Nhất Trong Lịch Sử Ai Cập Cổ đại
-
Chiêm Ngưỡng đền Thờ Abu Simbel - Niềm Tự Hào Của Người ... - VOV
-
Đền Abu Simbel Là Một Kỳ Quan Thế Giới Không Chính Thức ở Ai Cập ...
-
Abu Simbel: Ngôi đền Vĩ đại Của Ai Cập - Wanderlust Tips
-
Những Cuộc Giải Cứu Di Sản Của UNESCO - Công An Nhân Dân
-
Chiêm Ngưỡng đền Thờ Abu Simbel - Niềm Tự Hào Của Người Dân Ai ...
-
Các Di Tích Nubian Từ Abu Simbel đến Philae - Ai Cập
-
Ngôi đền Cổ Hơn 3000 Năm Tuổi: Kiệt Tác Kiến Trúc Chứng Minh Khối ...
-
Abu Simbel