Đền Bạch Mã Sự Tích Ngôi đền Linh Thiêng. Hương Xưa Đức Thụ
Có thể bạn quan tâm
Đền Bạch Mã - Lễ Hội Ngôi Đền Bạch Mã - Ở Hà Nội
Cẩm Nang
Hương Xưa Đức Thụ
Đền Bạch Mã - Lễ Hội Ngôi Đền Bạch Mã - Ở Hà Nội Tên chữ: "Bạch Mã tối linh từ" là một trong tứ trấn của kinh thành Thăng Long xưa, gồm bốn ngôi đền: Đền Quán Thánh (trấn giữ phía Bắc kinh thành); Đền Kim Liên (trấn giữ phía Nam kinh thành); Đền Voi Phục (trấn giữ phía Tây kinh thành); Đền Bạch Mã (trấn giữ phía Đông kinh thành), nằm ở địa chỉ 76 phố Hàng Buồm, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Đền Bạch Mã được xây dựng từ thế kỉ thứ 9, mang vẻ đẹp cổ kính, trang nghiêm với nền tường vàng, cánh cửa làm bằng gỗ đỏ được chạm khắc rồng vàng. Điểm nổi bật của nét kiến trúc bên trong ngôi đền là toàn bộ khung nhà gỗ với hệ thống cột gỗ lim lớn, bộ đỡ mái đều được làm theo đúng kiểu giá chiêng chồng rường con nhị, nét chạm khắc tỉ mỉ, chắc, khỏe...
Hình ảnh trước cửa đền bạch mã
Đền Bạch Mã Nhà đại bái đền Bạch Mã đặt áng thờ chế tác tinh xảo và được chạm khắc chi tiết rồng phượng sơn son thếp vàng. Đặc biệt các chi tiết đầu rồng, hoành phi, câu đối không chỉ thếp vàng rực rỡ mà còn vô cùng tinh xảo, sống động.
Nơi đây còn lưu giữ nhiều hiện vật quý có giá trị lịch sử to lớn như: 15 tấm bia văn ghi lại những điển tích, thần thoại xây dựng đền và nghi lễ cúng thần, các lần tôn tạo trong hơn 1000 năm qua. Ngoài ra còn có: Sắc phong, hương án., độc bình, đôi phổng, chuông đồng hay kiệu rước,…
Trong không gian linh thiêng ấy của đền Bạch Mã, giữa những nhộn nhịp của đất Hà Thành, dường như đền Bạch Mã đã trở thành vẻ đẹp độc đáo, riêng biệt vốn có của phố cổ, trở thành điểm đặc sắc chỉ riêng ở phố cổ Hoàn Kiếm, Hà Nội mới có.
Hình ảnh dâng lễ trong đền bạch mã
Lễ Hội Ngôi Đền Bạch Mã Với hơn 1.000 năm lịch sử, đền Bạch Mã là một trong những di sản tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội. Lễ hội của đền được tổ chức vào ngày 12 và 13 tháng Hai âm lịch hằng năm, là sự dung hòa giữa văn hóa tín ngưỡng dân gian và nghi thức cúng cung đình, tạo nên nét đặc sắc riêng biệt.Trải qua hơn một nghìn năm, ngôi đền đã được trùng tu nhiều lần nhưng vẫn giữ được cảnh quan uy nghiêm và những dấu tích cổ hiếm thấy, mang những giá trị văn hóa lịch sử đặc biệt.
Lễ hội được khai mạc bằng Lễ cáo thỉnh do người trông coi đền Bạch Mã đọc trực tiếp. Tiếp theo, đội tế nam đền Bạch Mã sẽ đứng ra làm Lễ tế Thánh. Sau phần Lễ tế Thánh, mô hình trâu được làm bằng với kích thước trâu thật sẽ được rước từ đền Bạch Mã đến bờ sông Hồng để làm lễ “hóa” tiến Xuân Ngưu - Đây là một nghi thức quan trọng của hội đền Bạch Mã. Vào đầu giờ chiều, đội tế nữ sẽ đền Bạch Mã dâng hương lễ Thánh. Sau đó, nhân dân cùng du khách thập phương sẽ bước vào dâng hương nhang lễ Thánh.
Đền Bạch Mã được xây dựng từ thế kỷ 9 để thờ thần Long Đỗ (Rốn Rồng)- vị thần gốc của Hà Nội cổ. Đến thế kỷ X, Khi đưa quân đi dẹp loạn, Đinh Bộ Lĩnh đã đến đền Bạch Mã phía đông thành Đại La làm lễ cầu đảo xin Thần phù hộ cho nước, cho được vạn sự thì sẽ phong sắc để biểu dương sự anh linh. Đinh Bộ Lĩnh đã đến làng Đặng Xá (Văn Xá, Kim Bảng, Hà Nam) chiêu binh, từ đấy Đinh Bộ Lĩnh đánh đâu được đấy, được tôn là Vạn Thắng Vương, bình được 12 sứ quân. Sau khi thống nhất đất nước, trở về làng Đặng Xá, vua Đinh Tiên Hoàng mơ thấy một vị thần tự xưng là Thần Bạch Mã báo mộng rằng: Thần đã vâng mệnh Hoàng Thiên, theo vua đánh giặc.
Hình ảnh lễ hội đền bạch mã
Đền Bạch Mã - Lễ Hội Ngôi Đền Bạch Mã - Ở Hà Nội Nay thiên hạ đã yên bình, nhà vua chưa lễ tạ, thế là không đúng lễ’’. Vua tỉnh dậy, biết Thần rất là linh ứng, liền phong tặng mĩ tự, phong là: Hộ Quốc Bảo Cảnh Linh Thông Tế Thế, Đô Đại Thành Hoàng Linh Lang Bạch Mã Đại Vương Thượng Đẳng Phúc Thần.
Đinh Tiên Hoàng sai sứ giả mang sắc phong thần Bạch Mã về xã Đặng xá, huyện Cổ Bảng, Phủ Lý Nhân, Đạo Sơn Nam, truyền cho nhân dân xây thêm một đền thờ thần Bạch Mã trên quê hương Hoàng hậu Dương Thị Nguyệt để thờ phụng, gọi là đền thờ Thần Linh Lang Bạch Mã. Đến triều Nguyễn, vua Đồng Khánh năm thứ 9, đã ban sắc phong cho Ngài là: Hàm Quang Thượng Đẳng Thần, đặc cách cho thờ phụng, để ghi nhớ ngay vui của nước và tỏ rõ biển lệ thờ tự. Do đó mà ngày nay ở Hà Nam cũng có đền Bạch Mã thờ vị thần ở quốc đô Thăng Long.
Năm 1010, khi Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, định đắp thành nhưng nhiều lần thành đắp lên lại bị sụp đổ. Vua cho người cầu khấn ở đền thờ thần Long Đỗ thì thấy một con ngựa trắng từ đền đi ra. Vua lần theo vết chân ngựa, vẽ đồ án xây thành, thành mới đứng vững. Thần được vua Lý Thái Tổ phong làm Thành hoàng của kinh thành Thăng Long.
Văn bia hiện còn ở đền cho biết, đền Bạch Mã được tu bổ lớn vào niên hiệu Chính Hòa (1680-1705) đời Lê Hy Tông, đến năm Minh Mệnh thứ 20 (1839) lại được tu bổ thêm: sửa lại đền, dựng riêng văn chỉ, xây Phương đình, quy mô ngày càng rộng rãi, cảnh quan tôn nghiêm, nổi tiếng ở chốn đất thiêng.
Mục này được đăng trong cẩm nang và được gắn thẻ với sản phẩm hương nhang sạch từ thảo mộc
Hương Xưa Đức Thụ
"HƯƠNG XƯA ĐỨC THỤ" CHUYÊN CUNG CẤP CÁC SẢN PHẨM HƯƠNG NHANG SẠCH, ĐỨC THỤ MUỐN HỌC HỎI VÀ PHÁT TRIỂN ĐƯA CÁC THẢO MỘC THIÊN NHIÊN VÀO KẾT HỢP VỚI HƯƠNG NHANG, ĐỂ CÓ ĐƯỢC MÙI THƠM KHÁC BIỆT TRONG CÁC SẢN PHẨM HƯƠNG NHANG VIỆT NAM, CHÚNG TÔI CÒN TÌM HIỂU PHONG TỤC TÍN NGƯỠNG TÂM LINH TRUYỀN THỐNG.
Từ khóa » Truyện Sự Tích Thần đền Bạch Mã
-
Đền Bạch Mã – Ngôi đền Gắn Với Những Truyền Thuyết
-
Đền Bạch Mã Nghệ An: Một Trong Tứ đại đền Thiêng Xứ Nghệ - Vinpearl
-
Su Tich Den Bach Ma - Tài Liệu Text - 123doc
-
Sự Tích đền Bạch Mã | Tạp Chí Quê Hương Online
-
Sự Tích đền Bạch Mã ở Nghệ An - Văn Hóa Tâm Linh
-
Giáo án Ngữ Văn 6 Tiết 70, 71: Sự Tích Thần đền Bạch Mã
-
Sự Tích Đền Bạch Mã - Tứ Đại Đền Thiêng Xứ Nghệ
-
Sự Tích đền Bạch Mã Linh Thiêng Và Món Ngon Phố Hàng Buồm
-
Sự Tích đền Bạch Mã
-
Đền Bạch Mã – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tiết 109.110 Văn Bản: Sự Tích Thần đền Bạch Mã - Cao Minh Anh
-
Skkn Một Số Suy Nghĩ Dạy Học Bài Sự Tích Thần đền Bạch Mã
-
Tìm Hiểu Về Đền Bạch Mã- Một Trong Tứ Trấn Thăng Long