Skkn Một Số Suy Nghĩ Dạy Học Bài Sự Tích Thần đền Bạch Mã

logo xemtailieu Xemtailieu Tải về Skkn một số suy nghĩ dạy học bài sự tích thần đền bạch mã
  • doc
  • 14 trang
phßng gi¸o dôc vµ ®µo t¹o thµnh phè vinh trêng thcs trung ®« ---------------- S¸ng kiÕn kinh nghiÖm Mét sè suy nghÜ vÒ viÖc d¹y - häc bµi “sù tÝch thÇn ®Òn b¹ch m·” (s¸ch ng÷ v¨n nghÖ an, nxb nghÖ an, 2008) Hä vµ tªn t¸c gi¶: TrÇn ThÞ Thu Hµ Sè ®iÖn tho¹i liªn l¹c: 0915913609 - 0383 856120 N¨m häc: 2009-2010 Vinh-2005 0 I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Trong chương trình Ngữ văn trung học cơ sở tại Nghệ An hiện nay có dạy - học một số tác phẩm thuộc văn học dân gian, văn học trung đại và văn học hiện đại của các tác giả quê ở Nghệ An. Việc giảng dạy những tác phẩm này nhằm góp phần làm cho vốn văn học của học sinh được mở rộng, kiến thức về Nghệ An thêm phong phú, từ đó học sinh biết thêm yêu mến quê hương mình. Chương trình mới được biên soạn và đưa vào giảng dạy ở trường trung học cơ sở hơn một năm nay. Tài liệu hướng dẫn và những tài liệu tham khảo liên quan đều chưa có nên người dạy và người học đã gặp không ít khó khăn. Để phần nào giải quyết khó khăn cho người dạy, bài viết này xin trình bày một số suy nghĩ về việc dạy -học văn bản Sự tích thần đền Bạch Mã. Văn bản Sự tích thần đền Bạch Mã được cuốn Ngữ văn Nghệ An (Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An) biên soạn và phân phối dạy ở chương trình văn học địa phương lớp 6. Văn bản này cùng với văn bản Cây thiên hương được phân bố dạy trong thời gian từ 3 - 3,5 tiết. Trong cuốn Ngữ văn Nghệ An, văn bản Sự tích thần đền Bạch Mã cũng như các văn bản khác đều được biên soạn theo cấu trúc các phần: - Kết quả cần đạt - Văn bản - Hệ thống câu hỏi đọc - hiểu - Ghi nhớ Ngoài sự biên soạn này, tài liệu chưa có hướng dẫn gì thêm. Trong hoàn cảnh như vậy, để đáp ứng yêu cầu dạy văn bản, giáo viên chủ yếu tự nghiên cứu, tìm tòi và tiến hành dạy theo kinh nghiệm của bản thân. Điều này dẫn đến hiện tượng thiếu sự thống nhất cơ bản về việc đọc - hiểu văn bản. Theo chúng tôi, việc dạy những văn bản văn học địa phương nói chung và dạy văn bản Sự tích thần đền Bạch Mã nói riêng, vừa phải tuân thủ những nguyên tắc và phương pháp chung nhằm những mục tiêu chung, vừa có những giá trị đặc thù ở các phương diện đó. Ở bài viết này, chúng tôi chủ yếu bàn về 1 việc dạy văn bản Sự tích thần đền Bạch Mã với những đặc điểm riêng biệt của một văn bản văn học địa phương. Phương pháp dạy được xác lập trên cơ sở đối tượng và mục đích. II. NỘI DUNG: Sự tích thần đền Bạch Mã là một truyện thuộc thể loại truyền thuyết. Đặc điểm nổi bật của thể loại truyện dân gian này là gắn bó chặt chẽ với sự kiện lịch sử. Thần được thờ ở đền Bạch Mã là Phan Đà. Phan Đà được sinh ra và hoá thân trên cùng một quê hương Chi Linh (nay là xã Võ Liệt, thuộc huyện Thanh Chương, Nghệ An). Giảng dạy truyện này phải làm nổi bật màu sắc địa phương của truyện. Tính chất địa phương bộc lộ rõ nhất qua địa danh: Thôn Chi Linh, thôn Niệu Ninh, sông Lam, Phuống, đền Bạch Mã. Tuy nhiên, tính chất địa phương không làm mờ nhạt đi đặc điểm thể loại truyền thuyết. Đặc điểm của truyền thuyết là gắn với sự kiện lịch sử. Sự kiện lịch sử bao trùm, gắn với phần lớn thời gian xảy ra câu chuyện là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, với các diễn biến chính. + Cuộc khởi nghĩa phát triển về phía Nghệ An + Nghĩa quân Lam Sơn đóng thành trên núi Thiên Nhẫn trong 6 năm, do đó thành được đặt tên là Lục Niên. + Cuộc khởi nghĩa thắng lợi từng bước và cuối cùng đi đến thắng lợi hoàn toàn. Lý giải chiến công vang dội cuối cùng đó, tác giả dân gian cho rằng có sự hợp lực giữa người và thần, trong đó có Phan Đà. + Khi công cuộc bình Ngô đại thắng, Lê Lợi định công ban thưởng, Phan Đà được sắc phong phúc thần, được cúng tế trong cả nước. Lệ này chỉ chấm dứt khi nhà Nguyễn lên thống trị. Màu sắc của truyền thuyết còn thể hiện ở cách hình dung về các sự kiện lịch sử: Lịch sử vừa được tái hiện theo cách của chính sử (khởi nghĩa Lam Sơn phát triển về phía Nam, thành Lục Niên, thắng lợi cuối cùng để kết thúc chiến 2 tranh), vừa được hình dung với màu sắc huyễn hoặc: đứng trong hàng ngũ của nghĩa quân có cả các nhân vật phi thường; thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn do được những thế lực thiêng liêng ủng hộ. Đặc điểm của truyền thuyết còn được thể hiện ở phương thức xây dựng nhân vật. + Nhân vật có hành trạng cụ thể (là con của một đôi vợ chồng luống tuổi ở thôn Chi Linh). + Nhân vật đồng thời có những phẩm chất phi thường (sự ra đời của Phan Đà do cha mẹ tích đức, do được thế lực thiêng liêng phù trợ, Phan Đà có trí tuệ và sức lực khác thường, cái chết cũng khác thường). Đó là biểu hiện của nghệ thuật trần tục hoá và kỳ vĩ hoá. Thông qua giảng dạy tác phẩm Sự tích thần đền Bạch Mã có thể hình thành cho học sinh nhận thức về sự gắn bó giữa lịch sử quê h ương với lịch sử dân tộc. Từ việc giảng dạy tác phẩm văn học địa phương này có thể hình thành cho học sinh những tri thức khái quát về thể loại truyền thuyết. Ở thể loại này, các giá trị chính sử và dã sử (sử liệu lưu truyền trong dân gian), sự thực và hư cấu, văn chương và tín ngưỡng hoà quyện, làm nên giá trị độc đáo. Sau đây là phần đề xuất soạn giáo án văn bản Sự tích thần đền Bạch Mã. Văn bản: SỰ TÍCH THẦN ĐỀN BẠCH MÃ A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh - Hiểu được nội dung, ý nghĩa, đặc sắc nghệ thuật, màu sắc địa phương của truyện. - Nhận thức được sự gắn bó giữa lịch sử quê hương với lịch sử dân tộc. - Qua tìm hiểu truyện, thêm tự hào, yêu quý quê hương. - Kể lại được truyện. B. Chuẩn bị: - Tranh ảnh về vùng Võ Liệt, Thanh Chương, về đền thờ Bạch Mã. 3 - Một số tư liệu truyền thống về địa danh này. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động * Bài cũ: Giáo viên yêu cầu 1 học sinh kể tên một số truyện dân gian có ý nghĩa giải thích nguồn gốc địa danh (tên núi, tên sông, tên hồ…). Ví dụ: Sự tích hồ Gươm. * Bài mới: - Giới thiệu bài (từ nội dung trả lời bài cũ của học sinh, giáo viên dẫn dắt, giới thiệu bài mới). Bên cạnh những truyện dân gian quen thuộc trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam có ý nghĩa giải thích nguồn gốc địa danh, có những truyện dân gian địa phương cũng mang ý nghĩa tương tự. Hôm nay chúng ta sẽ được biết đến một câu chuyện có nội dung ý nghĩa gắn liền với địa danh quê hương Nghệ An ta - Đền Bạch Mã, vùng Võ Liệt, Thanh Chương. - Giáo viên cho học sinh trình bày những hiểu biết về đền Bạch Mã, về vùng đất Võ Liệt (Thanh Chương). - Giáo viên, cho học sinh xem một số hình ảnh về các địa danh này và thuyết minh thêm: Võ Liệt là địa danh vang lừng cả nước vì là một địa chỉ đỏ của phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh. Nơi đây, từ hơn năm thế kỷ trước đã có đền thờ một vị tướng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Đó chính là Phan Đà trong câu chuyện Sự tích thần đền Bạch Mã. - Giáo viên hướng dẫn học sinh tiến hành các hoạt động. I. Đọc, chú thích, kể tóm tắt, tìm hiểu chung 1. Đọc, chú thích, kể tóm tắt - Giáo viên cho học sinh xác định - Đọc: rõ ràng, trôi chảy, nhịp vừa cách đọc, đọc thể nghiệm. Sau đó giáo phải. Chú ý nhấn mạnh các chi tiết viên điều chỉnh, định hướng cách đọc hoang đường. văn bản. - Giáo viên lưu ý học sinh một số - Chú thích: 4 chú thích - nếu học sinh đề xuất thêm, giáo viên giúp các em chú thích. + Tả ngạn: bên trái bờ sông (tả: bên trái; ngạn: bờ). + Hữu ngạn: bên phải bờ sông + Phúc thần: vị thần tốt hay giúp đỡ người khác. + Quốc tế: cúng (giỗ) trong cả nước (quốc: nước; tế: cúng, giỗ). + Bạch Mã: ngựa trắng (bạch: trắng; mã: ngựa) - Kể tóm tắt - Yêu cầu học sinh nêu tóm tắt các Các sự việc chính: sự việc chính của truyện (học sinh làm + Phan Đà ra đời việc theo nhóm). + Phan Đà lớn lên và gia nhập đội - Yêu cầu học sinh, từ 1-2 em kể quân khởi nghĩa của Lê Lợi. diễn cảm một sự việc. Các học sinh + Cái chết của Phan Đà. khác theo dõi nhận xét. + Phan Đà được được lập đền thờ và sắc phong phúc thần → truyện có cùng khuôn mẫu với - Qua việc đọc, kể, em thấy truyện truyện Thánh Gióng. này có cùng khuôn mẫu với truyện nào em đã học. 2. Tìm hiểu chung - Trên cơ sở nhớ lại khái niệm các + Thể loại: truyền thuyết thể loại truyện dân gian, em hãy xác định thể loại của truyện này? - Nhân vật chính của truyện là ai? Nhân vật đó liên quan đến lịch sử thời nào? Ở địa phương nào? + Nhân vật chính: Phan Đà → liên quan đến lịch sử thời kỳ kháng chiến chống giặc Minh, thế kỷ XV: gắn với 5 địa phương xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương, Nghệ An. II. Tìm hiểu chi tiết → Sự ra đời của Phan Đà rất khác 1. Phan Đà ra đời thường. Chứng tỏ Phan Đà không phải - Hai ông bà ở thôn Chi Linh, xã Võ là một con người bình thường.- Hãy trình bày tóm tắt sự ra đời của Phan Đà Liệt, huyện Thanh Chương đã luống Gắn yếu tố kỳ ảo với yếu tố hiện tuổi mà chưa có con. thực có tác dụng tăng sức hấp dẫn cho - Người chồng ra sông Lam tắm, truyện, làm cho người đọc cảm thấy được một cái chĩnh đầy vàng. nhân vật và sự việc được kể vừa gần - Hai vợ chồng trả lại cái chĩnh cho gũi, lại vừa kỳ lạ. người khách lạ, và được người khách lạ - Từ các chi tiết đó, em có cảm trả ơn. nhận gì về sự ra đời của Phan Đà? - Người vợ có thai sinh một cậu con trai gọi tên là Phan Đà. - Sự kết hợp yếu tố kỳ ảo và yếu tố hiện thực có tác dụng gì? → Chi tiết vừa có yếu tố kỳ ảo, vừa có yếu tố hiện thực. 2. Phan Đà lớn lên và tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn - Phan Đà lớn lên: Hãy theo dõi những chi tiết kể + Khôi ngô tuấn tú, có chí khí thông việc Phan Đà lớn lên. Những chi tiết đó minh, giỏi cả văn lẫn võ. nói với em điều gì về Phan Đà? + Được người khách lạ tặng con ngựa trắng (bạch mã). → Phan Đà vừa có những tố chất bẩm sinh (khôi ngô, tuấn tú, chí khí thông minh…) vừa được các lực lượng khác phù trợ (được tặng ngựa quý) → Phan Đà hội tụ đủ các yếu tố để trở thành một tráng sĩ toàn vẹn. - Phan Đà tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. 6 * Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi đứng đầu phát triển về phía Nghệ An. Lam Sơn động chủ (hiệu của Lê - Giáo viên nói thêm cho học sinh Lợi) cho đóng thành trên núi Thiên rõ về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giai Nhẫn. đoạn phát triển vào Nghệ An - chú ý Thành được gọi là Lục Niên để ghi nhấn mạnh tính chất địa phương trong nhớ quân sĩ Lam Sơn đã đóng ở đây 6 địa danh: núi Thiên Nhẫn, thành Lục năm. Đây là một di tích có thực. Niên. - Chi tiết có yếu tố kỳ ảo: vợ chồng người nông dân chuyển ngôi nhà sang đất “lưu huyết vạn đại” được một năm thì người vợ sinh một cậu con trai. - Chi tiết có yếu tố hiện thực: là các chi tiết về địa danh (thôn Chi Linh xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương; sông Lam), chi tiết lịch sử (cuối đời Trần). - Nhận xét về các chi tiết kể sự ra đời của Phan Đà. Những chi tiết nào là yếu tố kỳ ảo? Những chi tiết nào có yếu tố hiện thực? * Phan Đà - Hãy tưởng tượng hình ảnh Phan Đà cưỡi Bạch Mã ra mắt Lê Lợi và nhận xét hình ảnh này. - Cưỡi bạch mã ra mắt Lê Lợi. → Hình ảnh đẹp, lãng mạn, gần gũi với hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa Hình ảnh đó làm em liên tưởng sắt trong truyện Thánh Gióng. đến hình ảnh nào trong truyện Thánh Gióng? 7 Giáo viên nói thêm → Hình ảnh đó còn chứng tỏ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi làm thủ lĩnh được sự đồng tình ủng hộ của nhiều lực lượng; không chỉ có manh lệ (người làm nghề cày cấy, đi ở) mà còn có cả những thần nhân. - Phan Đà xông pha trận mạc được cử làm tham mưu cho Lê Lợi. - Phan Đà được cử làm tướng trấn giữ thành Bình Ngô - ở phuống bên hữu ngạn sông Lam - Các chi tiết kể Phan Đà xông pha → Khẳng định phẩm chất, tài năng trận mạc, rồi được cử làm tướng… có và công lao to lớn của Phan Đà trong vai trò gì trong việc khắc họa hình ảnh cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. nhân vật này? Khơi dậy niềm khâm phục và tự hào ở người đọc, người nghe. 3. Truyền thuyết về cái chết của Phan Đà - Hãy cho biết nguyên nhân dẫn đến cái chết của Phan Đà? - Nguyên nhân của cái chết: Phan Đà thích hát tuồng, cải dạng sang sông xem hát và bị giặc Minh giết. - Cái chết của Phan Đà - Cái chết của Phan Đà được kể - Phan Đà chết nhưng vẫn ngồi trên qua các chi tiết nào? Nhận xét các chi lưng ngựa, đầu không rơi, máu không tiết được kể? chảy. - Đến thôn Chi Linh, Phan Đà mới hộc ra một vũng máu và đến thôn Niệu Ninh mới ngã ngựa. → Các chi tiết hoang đường kết hợp 8 với các chi tiết hiện thực. - Trong các chi tiết đó, em có ấn tượng nhất với chi tiết nào? Vì sao? (Học sinh tự chọn chi tiết. Giáo viên tôn trọng sự lựa chọn của các em miễn là ý kiến của các em hợp lý) - Vì sao khi Phan Đà bị quân Minh - Vấn đề này khó - Giáo viên giúp hạ sát, Phan Đà vẫn ngồi trên lưng học sinh lý giải: ngựa, đầu không rơi, máu không chảy Tâm thế người Việt vẫn cho rằng nhưng khi về đến đất Chí Linh Phan Đà người ta chết rồi nhưng khi tiếp xúc mới hộc ra một vũng máu và đến thôn với người gần gũi huyết thống sẽ thổ ra Niệu Ninh, Phan Đà mới ngã ngựa? một chút máu tươi. Truyện này cũng thể hiện quan niệm đó. Trong giờ phút chàng hoá thân, cha mẹ già không biết, nhưng đất Chi Linh là ruột thịt của chàng, khiến tâm linh chàng rung động, khiến máu chàng thấm vào đất mẹ. Đến thôn Niệu Ninh (nay cùng xã Võ Liệt) chàng mới ngã ngựa. - Những chi tiết đậm chất hoang → Thể hiện một cái chết đậm chất đường kể về cái chết của Phan Đà có ý huyền thoại - làm nên một hình ảnh nghĩa gì? nhân vật thần kỳ bi tráng. Cắt nghĩa nguyên nhân cái chết của Phan Đà từ một sở thích thanh cao của chàng là cách nhân dân ta bày tỏ thái độ, cách đánh giá của mình đối với nhân vật này… Cái chết của Phan Đà được kể gắn Cái chết của Phan Đà được kể gắn với địa danh nào của quê hương? Sự với các địa danh của quê hương (thôn gắn kết đó có ý nghĩa gì? (Học sinh thảo luận nhóm) Chi Linh, thôn Niệu Ninh…) làm cho các địa danh ấy trở nên linh thiêng hơn, 9 và đậm giá trị lịch sử hơn; giúp ta hiểu rõ vì sao ở Võ Liệt (Thanh Chương) có đền Bạch Mã. 4. Phan Đà về trời và được sắc phong phúc thần. - Sự việc Phan đà bay về trời và (Học sinh biết liên hệ với sự việc được Lê Lợi sắc phong phúc thần Thánh Gióng bay về trời và được vua giống sự việc nào trong truyện Thánh sắc phong Phù Đổng thiên vương). Gióng? Ý nghĩa của sự việc Phan Đà bay về trời. - Phan Đà bay về trời → Ý nghĩa: Làm cho hình ảnh Phan Đà trở nên đẹp, bất tử và thiêng liêng. Phan Đà ra đời phi thường thì ra đi cũng phi thường. Nhân dân yêu mến, trân trọng muốn giữ mãi hình ảnh người anh hùng, nên đã để Phan Đà trở về với cõi bất tử. Bay về trời, hình ảnh Phan Đà là hình ảnh của nước non, xứ sở, là biểu tượng của con người quê hương. Phan Đà sống mãi… - Việc Phan Đà được Lê Lợi sắc phong phúc thần thể hiện điều gì? - Phan Đà được Lê Lợi sắc phong phúc thần → Khẳng định công lao to lớn của Phan Đà trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn; thể hiện lòng biết ơn của quân khởi nghĩa đối với người anh hùng này. * Ý nghĩa của truyện: - Ý nghĩa của truyện? - Giải thích nguồn gốc tên gọi đền Bạch Mã. (Giáo viên nói thêm: Tên gọi đền này cũng đặc biệt. Thông thường, tên 10 gọi đền là dựa theo nhân vật được thờ, thí dụ đền An Dương Vương… Ở đây đền được mang tên linh vật đã gắn với chủ nhân - Bạch Mã). - Ca ngợi những tình cảm, hành động yêu nước và nhân nghĩa của người anh hùng quê hương. - Thể hiện thái độ, tình cảm của nhân dân đối với nhân vật anh hùng Phan Đà. - Việc Hội đền Bạch Mã được tổ Việc Hội đền Bạch Mã được tổ chức hàng năm vào ngày 9, 10 tháng 2 chức hàng năm vào ngày 9, 10 tháng 2 âm lịch ở xã Võ Liệt, Thanh Chương âm lịch ở xã Võ Liệt, Thanh Chương nói thêm với em điều gì? đã khẳng định thêm thái độ, tình cảm, của nhân dân ta đối với Phan Đà) - Giáo viên kết hợp cho học sinh xem một số hình ảnh về lễ hội đền Bạch Mã. III. Ghi nhớ (Tổng kết khái quát về đề tài, nghệ thuật và ý nghĩa của truyện) - Giáo viên yêu cầu một học sinh đọc phần Ghi nhớ ở sách giáo khoa cho cả lớp nghe. - Yêu cầu học sinh học thuộc phần ghi nhớ này. IV. Luyện tập 1. Yêu cầu học sinh kể một đoạn truyện mà học sinh thích nhất. 11 - Kể đúng cốt truyện, chi tiết cơ bản. - Cố gắng dùng lời văn (nói) của cá nhân để kể. - Kể diễn cảm. 2. Yêu cầu học sinh nhắc lại tính chất địa phương của truyện (yếu tố thể hiện rõ nhất tính chất địa phương là yếu tố địa danh địa phương). V. Hướng dẫn học bài, làm bài ở nhà. - Học bài: nắm cốt truyện Sự tích thần đền Bạch Mã. - Chuẩn bị bài: Cây thiên hương. III. KẾT LUẬN 1. Đây là một truyền thuyết có cùng kiểu với truyện Thánh Gióng - một truyền thuyết học sinh đã học. Vì vậy dạy - học văn bản này, một lần nữa các kiến thức cơ bản về truyền thuyết được củng cố và mở rộng. 2. Bên cạnh củng cố, mở rộng kiến thức về thể loại truyền thuyết, dạy - học văn bản này còn giúp học sinh có thêm những sự hiểu biết nhất định về vốn văn học dân gian địa phương, thấy được điểm tương đồng và điểm khác biệt giữa những truyện dân gian địa phương với truyện dân gian Việt Nam nói chung. Điểm khác biệt cơ bản chính là tính chất địa phương thể hiện trong truyện. Tính chất địa phương ở đây chủ yếu được bộc lộ rõ qua các địa danh địa phương. 3. Cũng qua dạy - học văn bản này khơi dậy được niềm hứng thú sưu tầm, tìm hiểu vốn văn học dân gian địa phương nói riêng và vốn văn học địa phương nói chung trong học sinh; bồi dưỡng thêm cho các em tình cảm gắn bó, yêu quý quê hương. 4. Qua thực tế một năm dạy - học văn bản theo định hướng trên, chúng tôi đã thu nhận được những kết quả bước đầu: Vốn văn học của học sinh được mở rộng thêm; các em đã biết liên hệ lịch sử quê hương với lịch sử dân tộc để từ đó hiểu sâu sắc hơn lịch sử địa phương; các em cũng biết rõ hơn một số địa danh mà trước đây các em còn mơ hồ (như đền Bạch Mã, núi Thiên Nhẫn, vùng Võ Liệt…). 12 Sau khi học văn bản, nhiều em cảm thấy gần gũi hơn với tâm hồn, trí tuệ của người dân lao động quê nhà. Bởi chính tâm hồn và trí tuệ của họ đã sáng tạo nên những câu chuyện vô cùng thú vị như Sự tích đền Bạch Mã. Và các em thấy rằng mỗi tên núi, tên sông của Tổ quốc đều mang những giá trị cao quý, thiêng liêng. Những nội dung đề cập trong sáng kiến kinh nghiệm này mới chỉ là những suy nghĩ bước đầu của người viết; chắc chắn còn có những điều cần chỉnh sửa, bổ sung. Rất mong nhận được sự góp ý của các đồng nghiệp. Vinh, ngày 10 tháng 4 năm 2010 13 Tải về bản full

Từ khóa » Truyện Sự Tích Thần đền Bạch Mã