Đền Kim Liên Là Đền Cao Sơn Nơi Thờ Cao Sơn Đại Vương, Trấn ...
Có thể bạn quan tâm
Theo thần tích cổ, Cao Sơn đại vương tên Hiển, là Lạc tướng Vũ Lâm – con trai thứ 17 của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Cai quản vùng núi phía Tây Ninh Bình. Đền thờ chính của thần ở huyện Phụng Hóa, nay là đền Láo ở xã Văn Phú, Nho Quan, Ninh Bình.
Ở Ninh Bình, thần Cao Sơn được thờ ở nhiều di tích thuộc vùng núi Nho Quan- Tam Điệpvà là vị thần trấn trạch phía tây Hoa Lư tứ trấn
Một thần tích khác là Cao Sơn đại vương hạ phàm ở thời Hùng Vương thứ 18 (Hùng Duệ Vương), cùng với Quý Minhlà đều em họ của Tản Viên, có công giúp vua Hùng đánh thắng quân Thục Phán. Cao Sơn Đại vương sau này ngự ở ngọn núi bên trái của dãy Ba Vì(Tản Viên đứng giữa, bên phải là Quý Minh).
Theo thần tích ban đầu thì Cao Sơn Đại vương là con trai thứ 17 của Lạc Long Quân và Âu Cơ, Lạc tướng Vũ Lâm (Cao Sơn Đại Vương), theo lệnh Hoàng huynh là Vua Hùng đời thứ nhất, trong các chuyến tuần thú, tướng Vũ Lâm đã nhiều lần đánh dẹp giặc cướp, trừ khử thú dữ cho dânm tìm ra một loài cây thân có bột dùng làm bánh thay gạo, lấy tên mình đặt là cây Quang lang (dân địa phương còn gọi là cây búng báng)
Năm 1509, khi Lê Mẫn (Uy Mục đế) hung bạo, thất đức muốn lật đổ vua Lê Tương Dực, cướp ngôi, khiến đất nước lâm vào cảnh loạn lạc. Hàng triệu người dân sống trong khốn cùng, tôn thất bị giết hại. Đức Vua Lê Tương Dực phải vào Tây Đô lánh nạn. Tháng 11 năm Kỷ Tỵ (1509) vua dấy nghĩa binh quyết khôi phục sự nghiệp của Cao Tổ.
Ba đại thần Nguyễn Bá Lân, Nguyễn Hoàng Dự, Nguyễn Văn Sử phụ mệnh vua đem quân đi chinh phạt Lê Mẫn.
Đoàn quân đến huyện Phụng Hóa (Nho Quan, Ninh Bình) nơi núi rừng rậm rạp bỗng gặp ngôi đền mái lợp tranh. Trong đền có tấm bia đá “Cao Sơn Đại Vương”. Cả ba người ngạc nhiên, kính cẩn chắp tay cúi đầu cầu khẩn “Xin thần Cao Sơn Đại Vương linh thiêng phù hộ cho chúng con trừ khử lũ bạo tàn cứu muôn dân khỏi khốn cùng”. Thế rồi không đầy 10 ngày đã quét sạch lũ hung bạo, xua tan bóng giặc nơi cung cấm.
Trong văn bia ở đền Kim Liên nhà sử thần Lê Tung có đoạn viết:
Cao Sơn lừng danh
Vòi voi uy linh
Hễ cầu là ứng
Ban khắp ơn lành
Thời gập vận rủi
Trời sinh thánh minh.
Sau khi dẹp loạn Lê Mẫn (Uy Mục đế), vua Lê Tương Dực cho xây đền thờ Cao Sơn Đại Vương ở Phụng Hóa (nay có tên đền Láo ở xã Văn Phương huyện Nho Quan, Ninh Bình). Năm 1510 vua cho xây dựng lại đền thờ “Cao Sơn Đại Vương to đẹp ở phường Kim Hoa phía Nam Thăng Long. Do có công phù trợ quân Lê Tương Dựcdiệt được Uy Mục, dân làng Kim Liên rước về thờ và được phong là Cao Sơn đại vương trấn Nam kinh thành Thăng Long.
Đình – đền Kim Liên vốn ban đầu nằm ở làng Đồng Lầm. Thời xa xưa Đồng Lầm là vùng có tên đẹp Kim Hoa, tổng Tả Nghiêm, huyện Thọ Xương cũ. Đến khoảng đầu đời Vua Thiệu Trị vì kiêng tên húy của Mẹ Vua là Hồ Thị Hoa, nên đổi là Kim Liên, sau là tổng Kim Liên. Quá trình lịch sử, Đền được dùng làm trung tâm hoạt động những việc lớn của làng, vì vậy đã mang chức năng của một ngôi đình và gọi theo tên làng nên có tên là Đình Kim Liên như hiện nay.
Di tích đền Cao Sơn trở thành một hiện tượng đặc biệt về Hà Nội xưa; vừa tạo dựng việc đánh dấu mốc giới phía nam Kinh thành thời cổ, đồng thời tượng trưng cho sự canh giữ, bảo vệ cho Kinh thành. Cùng với thần Long Đỗ ở đền Bạch Mã, thần Trấn Vũ ở đền Quán Thánh, thần Linh Lang ở đền Thủ Lệ họp thành “Thăng Long tứ trấn” trên đất nội thành Hà Nội.
Đình được xây dựng trên gò đất cao ở phía đông đầm Kim Liên. Cổng đình và cửa chính điện đều hướng về phía tây, trông ra đầm Kim Liên (đầm này nay không còn do bị lấp đi để làm đường vành đai 1).
Kiến trúc của đền gồm 2 phần, phần trước có trụ biểu, một sân gạch rộng. Đi hết khoảng sân, bước lên chín bậc gạch là phần kiến trúc chính của đền, nằm trên gò đất cao. Nơi đây có nghi môn, đại bái và hậu cung. Trong nghi môn, họa tiết trang trí rất sinh động, công phu.
Nhà đại bái gồm 5 gian. Hậu cung là nếp nhà 3 gian, gian ngoài cùng có bệ cao để đặt hương án, gian thứ hai xây bệ cao đặt long ngai và đồ tế khí. Gian cuối cùng là nơi thờ Cao Sơn Đại Vương và hai nữ thần phối hưởng (Tôn nữ Động Hồ Trưng Vương công chúa – con gái vua Lê và Huệ Minh công chúa).
Bốn bộ vì đỡ mái, được làm theo kiểu chồng rường, giá chiêng, cột trống. Các con giường được trang trí bằng kỹ thuật chạm nổi các hình mây cuộn, câu đầu và 2 bẩy của hai vì ngoài được trang trí phượng hàm thư, long mã, rồng chạm bong kênh, chạm lộng nhiều lớp.
Đền chính có kết cấu hình chữ đinh gồm bái đường và hậu cung. Tòa bái đường, qua thời gian dài tồn tại, đến nay chỉ còn dấu vết để lại, là một nền đất cao và những hàng đá tảng kê chân cột to, dầy.
Đến nay, tại Đình Kim Liên còn lưu giữ 39 đạo sắc phong cho thần Cao Sơn Đại Vương, trong đó có hai sáu đạo thời Lê Trung Hưng, mười ba đạo thời nhà Nguyễn; sớm nhất trong số đó là sắc phong có niên đại Vĩnh Tộ năm thứ hai (1620).
Di vật quan trọng nhất của Đền Kim Liên là tấm bia đá rất lớn bên cây si có gốc to hơn chục người ôm. Bia có khắc: “Cao Sơn Đại Vương thần từ bi minh” do sử thần Lê Tung soạn năm 1510 nói về công lao của thần Cao Sơn Đại Vương. Trong đền còn có 39 đạo sắc phong cho thần Cao Sơn Đại Vương (26 sắc phong thời Lê Trung Hưng, 13 sắc phong thời nhà Nguyễn).
Một số công trình phụ khác: nhà Tả vu, Hữu vu; lát gạch xong sân Đình; hoàn thiện hạng mục hồ bán nguyệt; hạng mục cổng, tường rào cũng đã được xây dựng xong; đang triển khai thi công đường và giếng đình.
Trước đây, lễ chính hội đình Kim Liên thường diễn ra vào các ngày từ 13 – 16/ 3 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong mấy năm trở lại đây, lễ hội gói gọn lại chỉ trong 2 ngày 15 và 16/3.
Trong ngày chính hội, từ sáng sớm, người làng đã làm lễ tế ở chính điện. Các bô lão trong đội tế nam của làng đứng trước sân đình tế cáo với Thượng Đẳng thần Cao Sơn Đại Vương để người dân bước vào ngày chính hội cùng những đại lễ bái rất bài bản.
Sau màn tế cáo, lễ dâng hương tổ chức trước sân đình, các dòng họ dâng những mâm cỗ cầu kỳ tái hiện ẩm thực của người Hà Nội.
Trong kháng chiến chống Pháp, làng Kim Liên là cơ sở cách mạng. Nhiều nhà lãnh đạo Đảng ta thường qua lại và ở đây. Các đồng chí, như: Nguyễn Lương Bằng, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Văn Trân, Trần Vỹ, Trần Sâm… thường xuyên lui tới. Nơi đây còn là ATK (an toàn khu) của Mặt trận quân sự Hà Nội thời tạm chiếm (1947-1954).
Đền Kim Liên còn có tên Đình Kim Liên là di sản văn hóa vật chất đặc trưng biểu hiện khía cạnh văn hóa tâm linh của người Việt. Vào những ngày mồng một, ngày rằm hàng tháng nhất là ngày 16-3 âm lịch (ngày sinh của thần Cao Sơn Đại Vương) người dân làng Kim Liên lại tổ chức mở hội đón rước người dân cả nước về dự lễ hội cùng tế lễ tưởng nhớ công ơn của thần Cao Sơn Đại Vương và cầu xin thần ban cho niềm vui an lạc trong cuộc sống thanh bình.
Ngày 9/01/1990 Bộ Văn hóa thông tin và Du lịch đã xếp hạng Đền Kim Liên là Di tích Lịch sử văn hóa, kiến trúc và Nghệ thuật cấp Quốc gia.
Nguồn: VOV - Văn hóa Doanh nghiệp
Ths Nguyễn Thy Ngà tổng hợp
Từ khóa » đền Cao Sơn Ninh Bình
-
Tourism Information Ninh Binh - Trấn Tây: Thần Cao Sơn Đền Thờ ...
-
Đền Thờ Thần Cao Sơn ở Chùa Bái Đính Cổ - Tây Trấn Của Hoa Lư Tứ ...
-
Ngôi đền đá Cổ Giữa Núi Rừng Tràng An
-
Nhân Vật Và Thần Cao Sơn - Hà Nội 360°
-
Cao Sơn Thần - Vị Thần Thuộc Trấn Tây Của Hoa Lư Tứ Trấn
-
Các địa điểm Tâm Linh Tại KDL Sinh Thái Tràng An
-
Khám Phá Du Lịch Hoa Lư Tứ Trấn Ninh Bình
-
Khám Phá 6 địa điểm Tâm Linh Tại Tràng An Linh Thiêng Nhất
-
Đền Cao Sơn, Tràng An - Bái Đính, Ninh Bình Tháng 08.2018
-
Đền Thánh Cao Sơn Cổ | Tràng An Ninh Bình Vietnam Morning ...
-
Vị đại Thánh Huyền Thoại Cao Sơn Đại Vương “nhà” ở đâu?
-
(Giá Vé) Tham Quan Các địa điểm Du Lịch đẹp, Nổi Tiếng Nhất ở Ninh ...
-
Giá Vé Và Kinh Nghiệm Tham Quan Chùa Bái Đính
-
Lễ Hội Chùa Bái Đính. Ảnh: Xuân Lâm - Sở Du Lịch Ninh Bình
-
Quản Lý Và Phát Huy Giá Trị Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa Trên địa Bàn ...