Đền Ngọc Sơn – Biểu Tượng Tâm Linh Của Hà Nội - WinWay Travel
Có thể bạn quan tâm
Vị trí địa lý
Đền Ngọc Sơn nằm trên một gò đất nổi trên Hồ Hoàn Kiếm, gọi là Đảo Ngọc. Nếu Tháp Rùa nằm ở phía Nam của hồ thì Đền Ngọc Sơn tọa lạc ở phía Đông Bắc. Tất cả các công trình này đã tạo nên một công trình hài hòa với quan cảnh thiên nhiên. Nhờ đó, quần thể đã trở thành biểu tượng văn hóa – lịch sử của thủ đô Hà Nội.Đền Ngọc Sơn. Ảnh ST
Đền Ngọc Sơn thờ ai?
Đền Ngọc Sơn là nơi thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và thần Văn Xương Đế Quân, một vị thần được dân gian lẫn Đạo giáo tôn sùng là thần chủ quản công danh phúc lộc cho sĩ nhân. Ngoài ra, trong đền cũng có cung thờ Phật, bàn thờ Công Đồng, Tam Tòa Thánh Mẫu, v.v. Điều này thể hiện quan niệm Tam giáo đồng nguyên của người Việt thời đó là: Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo. Sự hòa hợp này không chỉ thể hiện rõ ở việc thờ cúng mà còn trong cả kiến trúc, cách bài trí, và hệ thống câu đối, hoành phi ở đền Ngọc Sơn.Ảnh: Hà Nội Mới
Lịch sử hình thành Đền Ngọc Sơn
Đền Ngọc Sơn là một ngôi đền cổ có mặt từ thế kỷ XIX. Theo văn bia trong đền ghi lại, đền được khởi xây vào mùa thu năm 1841. Ngôi đền này trải qua nhiều lần xây, sửa, đổi tên. Trong lần đại trùng tu vào năm 1865, nhiều công trình ý nghĩa được xây thêm. Trong đó bao gồm Đình Trấn Ba, Cầu Thế Húc, Tháp Bút, Đài Nghiên. Tất cả tạo nên một quần thể kiến trúc hài hòa, oai nghiêm giữa Hồ Hoàn Kiếm.Ảnh: Thời Đại
Trải qua nhiều biến động của lịch sử Đền Ngọc Sơn đã gắn liền với nhiều giai đoạn phát triển và đổi mới của dân tộc. Ngôi đền này được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam vào năm 2013. Ngày nay, Đền Ngọc Sơn trở thành chốn tâm linh đơn thuần. Đồng thời, nơi đây trở thành địa điểm tham quan du lịch nổi tiếng ở Hà Nội. Điểm đến thu hút du khách bởi nét cổ kính, trầm mặc. Nó biểu trưng cho nền văn hóa lâu đời của mảnh thủ đô Hà Nội.Đền Ngọc Sơn thờ ai?
Đền Ngọc Sơn là nơi thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và thần Văn Xương Đế Quân, một vị thần được dân gian lẫn Đạo giáo tôn sùng là thần chủ quản công danh phúc lộc cho sĩ nhân. Ngoài ra, trong đền cũng có cung thờ Phật, bàn thờ Công Đồng, Tam Tòa Thánh Mẫu, v.v. Điều này thể hiện quan niệm Tam giáo đồng nguyên của người Việt thời đó là: Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo. Sự hòa hợp thể hiện rõ ở việc thờ cúng. Cùng với đó là cả kiến trúc, cách bài trí, và hệ thống câu đối, hoành phi ở đây.Ảnh: Hà Nội Mới
Giá vé vào đền Ngọc Sơn
Để vào thăm quan đền, các bạn phải trả tiền để mua vé. Giá vé để vào đền là 30.000/người lớn và miễn phí đối với trẻ em.Ảnh: Wikipedia
Đền Ngọc Sơn có gì?
Kiến trúc tổng thể
Kiến trúc của đền Ngọc Sơn thể hiện khá rõ nét sự hòa hợp về tôn giáo qua nghìn năm văn hiến. Đó là một điển hình về không gian và kiến trúc tuyệt tác. Được xây dựng theo kiến trúc hình chữ Tam, đền là nơi thờ thần Văn Xương Đế Quân (chủ quản văn chương, khoa cử) và thờ đức thánh Trần Hưng Đạo. Ngoài ra, nơi đây cũng thờ Phật A-di-đà, Lã Động Tân, Quan Vân Trường. Qua đó thể hiện rất rõ quan niệm “tam giáo đồng nguyên” của người Việt với ý nghĩa đoàn kết, hòa hợp tôn giáo. Sự hòa hợp của các tôn giáo này không chỉ rõ ở việc thờ cúng mà còn trong cả kiến trúc, xây dựng, hệ thống câu đối, hoành phi, vật bài trí ở đền.Đền Ngọc Sơn ngày xưa
Tháp Bút
Ngay bên ngoài cửa đền Ngọc Sơn, các bạn sẽ bị ấn tượng với hình ảnh của Tháp Bút. Tháp được xây dựng trên núi Ngọc Bội, trước kia là núi Độc Tôn vào năm 1865, theo ý tưởng của nhà nho Nguyễn Văn Siêu. Trên Tháp Bút được khắc 3 chữ là “Tả Thanh Thiên” – có nghĩa “Viết lên trời xanh”.Tháp Bút ngoài đền Ngọc Sơn. Ảnh ST
Cầu Thê Húc
Sau khi mua vé xong, các bạn sẽ phải đi qua cầu Thê Húc để đi được vào đền. Cây cầu có màu đỏ phần chân được tạo nên từ những chiếc trụ lớn. Tên của cầu là Thê Húc mang ý nghĩa “Nơi đón ánh sáng mặt trời lúc sáng sớm” hay “Ngưng tụ hào quang”.Cầu Thê Húc. Ảnh ST
Khu đền thờ
Đi vào bên trong, các bạn sẽ được tham quan 2 khu đền chính ở đây. 2 khu đền thờ 2 vị thần là Văn Xương Đế Quân và đức thánh Trần Hưng Đạo. Hai ngôi đền mang đặc trưng của phong cách kiến trúc của những ngôi chùa ở Bắc Bộ. Trong 2 ngôi đền là 2 bức tượng lớn. Bức tượng đức thánh Trần được đặt ở hậu cung với bệ đá cao hơn 1 mét, và tượng thần Văn Xương tay cầm bút lông với dáng vẻ đầy thư thái, thanh tao.
Tượng Văn Xương đế quân trong đền Ngọc Sơn. Ảnh sưu tầm
Bên cạnh khu đền thờ 2 vị thần, một nơi đặc biệt mà du khách khi đến đây cũng phải trầm trồ đó là khu vực đặt tủ kính giữ tiêu bản của rùa Hồ Gươm. Hình ảnh cụ rùa trang nghiêm với tầm vóc to lớn kì lạ khiến cho khách du lịch khi tới nơi đây phải tò mò. Sự kết hợp giữa đền Ngọc Sơn và hồ Hoàn Kiếm đã tạo thành một tổng thể kiến trúc Thiên – Nhân hợp nhất, tạo vẻ đẹp cổ kính, hài hoà cho đền và hồ, gợi nên cảm giác chan hoà giữa con người và thiên nhiên. Đền Ngọc Sơn và hồ Hoàn Kiếm đã trở thành những chứng tích gợi lại những kỷ niệm xưa về lịch sử dân tộc, thức tỉnh niềm tự hào, yêu nước chính đáng cũng như tâm linh, ý thức mỗi người dân Việt Nam trước sự trường tồn của dân tộc.Winway Travel
Từ khóa » đền Ngọc Sơn Hà Nội Thờ Ai
-
Đền Ngọc Sơn - Di Tích Văn Hóa Giữa Lòng Hà Nội - Klook Blog
-
Đền Ngọc Sơn – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đền Ngọc Sơn Thờ Ai? Cùng Chia Sẻ Kinh Nghiệm đi Lễ đền Ngọc Sơn
-
ĐỀN NGỌC SƠN THỜ AI ?GIÁ VÉ VÀO ĐỀN - Bảo Ngọc Travel
-
Đền Ngọc Sơn Thờ Ai? Những Kinh Nghiệm Khi Lễ đền Và Bản Văn Khấn
-
ĐỀN NGỌC SƠN
-
Đền Ngọc Sơn: Ngôi đền Linh Thiêng Giữa Lòng Hồ Gươm - Halo Travel
-
Tìm Hiểu Lịch Sử Và Kiến Trúc đền Ngọc Sơn – Hoàn Kiếm – Hà Nội
-
Đền Ngọc Sơn Và Khu Vực Hồ Hoàn Kiếm - Sở Du Lịch Hà Nội
-
Đền Ngọc Sơn- Nhân Chứng Lịch Sử Với Thời Gian - Văn Hóa Du Lịch
-
Khám Phá Đền Ngọc Sơn - Biểu Tượng Văn Hóa Tâm Linh Của Hà Nội
-
Đi đền Đền Ngọc Sơn Hà Nội Có Gì Hay? Xem Ngay Trước Khi đi
-
Đền Ngọc Sơn - Danh Thắng Giữa Lòng Thủ đô
-
Review Tham Quan Đền Ngọc Sơn Hà Nội Ở Đâu? Thờ Ai? Vé Vào ...
-
Giới Thiệu Về Đền Ngọc Sơn Thờ Ai, ĐềN NgọC SơN Thờ Ai
-
Địa Chỉ Đền Ngọc Sơn Nằm ở đâu - Viet Fun Travel
-
Giới Thiệu Về đền Ngọc Sơn ở Hà Nội - Viet Fun Travel