Đền Ngọc Sơn- Nhân Chứng Lịch Sử Với Thời Gian - Văn Hóa Du Lịch

Đền Ngọc Sơn- Nhân chứng lịch sử với thời gian Ngày đăng 17/09/2020 | 4:07 PM | View count: 5114

HAUFO - Trước hết cần đặt câu hỏi: Đền Ngọc Sơn có từ bao giờ? Đáp: Thực ra khá muộn, chỉ từ giữa thế kỷ XIX. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho quý vị những thông tin chưa từng được nói tới trên báo chí.

1. Đền Ngọc Sơn thờ ai? Đền ra đời trong hoàn cảnh nào?

• Sách La thành cổ tích vịnh của Trần Bá Lãm, được viết trong thời Lê Chiêu Thống (1786 – 1788) có mục Vịnh hồ Tá Vọng. Trong phần Tiểu dẫn trên 300 chữ có kể sự tích hồ, các tên gọi của hồ, tuyệt nhiên không nhắc gì đến một ngôi đền nào ưong hồ cà. Chỉ chép là trên gò phía bắc hồ (hiểu là đảo Ngọc ngày nay) Lê Thánh Tông cho dựng điếu đài (đài câu). Như vậy thời Lè Chiêu Thống chưa có đền chùa nào cả.

• Sách Thăng Long cổ tích khảo bàn khuyết danh (ký hiệu Viện Hán Nôm A/820) soạn đầu đời Gia Long khoảng 1805, ở mục Hổ Hoàn Kiếm cũng không hề nhắc tới một ngôi đền chùa nào trên gò đất này.

• Như vậy đền Ngọc Sơn ra đời sau Gia Long (1802 – 1820), chính xác là cuối thập kỷ 40 của thế kỷ XIX. Bằng chứng là 2 tấm bia hiện còn ở đền, một khắc năm 1843, một khắc khoảng năm 1865 – 1866.

Rõ ràng văn bia cho hay là vào thời cuối Lê đầu Nguyễn có một vị lão nho hiệu là Tín Trai. Thời đó trên đảo Ngọc có đền Quan Đế dựng vào đời Nguyễn Gia Long sau khi có các sách LTCTV và TLCTK, tức khoảng cuối thập kỷ thứ nhất của thế kỷ XIX. Tín Trai đã sửa đến thành chùa, xây một gác chuông.

Đến năm 1841 hội Hướng Thiện sửa chùa, xây một nơi thờ thêm thần Vãn Xương ờ vào chỗ gác chuông mà Tín Trai đã xây và cả quần thể này có tên là đền Ngọc Sơn Đế Quân, hẳn được gọi tắt là đền Ngọc Sơn.

Như vậy, từ 1841 – 1842 trong đền vừa có thờ Phật, thờ Quan Đế và thờ Văn Xương. Đền Ngọc Sơn nay nằm trên hòn đảo cũng có tên là núi Ngọc. Dẫn ra đền có hệ thống các cổng và một cây cầu gỗ.

Lối vào Đền Ngọc Sơn ngày nay

Nằm trên hè phố Hàng Dầu lớp cổng đầu tiên gồm có bốn cây cột xây bằng gạch và hai mảng tường lửng, ở mỗi cây cột đều có đắp những câu đối chữ Hán, vừa làm tăng vẻ cổ kính của di tích vừa giúp khách tham quan hiểu thêm lịch sử và cảnh quan về di tích cũng như cảm thụ chất thơ, chất văn học và cả chất triết học nữa hàm chứa trong nội dung thờ tự tại đây. Cũng phải nói ngay là tại khu vực di tích này có rất nhiều câu đối hay, họp thành một bộ phận văn học đầy giá trị triết lý và mỹ cảm.

Ngay ở hai cột chính, đôi câu đối chính diện:

Lâm thủy dâng sơn nhất lộ liệm nhập giai cành

Tẩm nguyên phàng cổ thử trung vô hạn phong quang

Có nghĩa là:

Đến cõi nước, trèo lên non, một lối dẫn dần vào cảnh đẹp.

Tìm nguồn cội, hỏi chuyện xưa, trong chốn này biết mấy phong quang.

Đôi câu đối khác nào lời chào mời du khách, hứa hẹn nhiều thú vị khi vào thăm di tích. Trên hai mang tường ở hai bên có hai chữ Phúc và Lộc cỡ lớn, tô son như lời chúc mọi sự tất lành. Phúc là hạnh phúc, là niềm vui. Lộc là thịnh vượng, là hưởng thụ. Đó là hai khái niệm cầu chúc cho mọi người và cũng là điều mà mọi người ai cũng mong ước có được. Bên trên hai chữ đại tự nét bút hoa mỹ tươi tắn này còn có hai hàng đề từ, một bên là ba chữ Ngọc ư tư nghĩa là “Ngọc ở đây”, một bên là ba chữ Sơn ngưỡng chỉ nghĩa là “Ngửa trông núi”. Một câu lấy chữ trong sách Luận ngữ. Hữu mỹ ngọc ư tư = có ngọc đẹp ở đây. Một câu lấy trong sách Kinh Thi:

Cao sơn ngưỡng chỉ = ngừa trông núi cao.

Ngọc là nói về phẩm chất cao đẹp và núi cao là chỉ bậc hiền tài.

Vào qua cổng bên trái sừng sững một tháp bằng đá xây trên ngọn núi cũng do đá xếp thành. Núi này có đường kính 12m, cao 4m. Tháp vuông có năm tầng, cạnh đáy tầng một là 2m, lên đến tầng năm là l,2m. Cả năm tầng cao 28m. Trên tầng năm là ngọn bút lông, cả cán và ngòi cao 0,9m. Như vậy tổng cộng ngọn tháp cao 28,9m. Đó là cụm kiến trúc Tháp Bút.

Ngọn núi chồng bằng đá có tên là núi Độc Tôn chứ không phải Đào Tai, Ngọc Bội như sách Đại Nam nhất thống chí đã chép. Bài Bút Tháp chí do Nguyễn Văn Siêu soạn, khắc trên thân tháp ở tầng thứ ba mặt nhìn về hướng tây ghi sự thực này.

Rõ ràng tên núi là Độc Tôn. Không rõ vì sao mà sách Đại Nam nhất thống chí lại gọi lầm là Ngọc Bội vốn là ngọn núi mà chúa Trịnh đóng quân.

Trong thực tế dường như cùng lúc cho đắp núi Độc Tôn thì chúa Trịnh cho đắp bên bờ trái hổ (tức bờ phía tây) cạnh cung Khánh Thụy, một ngọn núi đặt tên là Ngọc Bội để đối với núi Độc Tôn. Vì sách Hà Nội địa dư của Dương Bá Cung có ghi cụ thể là: “Ở bên trái hổ có cung Khánh Thụy, lại có cả núi Ngọc Bội đắp năm Vĩnh Hưu, tượng hình cho võ công phá giặc”. Có thể là do không nhận kỹ ra điều này nên ĐNNTC mới lầm núi Độc Tôn ra Ngọc Bội. (Cung Khánh Thụy đã bị vua Lê Chiêu Thống cho phá hủy khoảng 1786 và trong dịp này núi Ngọc Bội cũng bị san phẳng).

Nói trở lại Tháp Bút, tính đến năm 2003, đã là 137 tuổi. Tháp Bút, theo ý tưởng của những người thiết kế là “tượng trưng cho nền văn vật”. Điều này được nói rõ thêm trong bài văn bia của Đặng Huy Tá đã nêu ờ trên. Tượng trưng cho nền văn vật! Vậy văn vật là gì? Văn vật theo định nghĩa của sách Từ Nguyên là “Vị lẻ nhạc điển chương dã” có nghĩa nói về lễ nhạc và điển chương. Như vậy văn vật là văn hóa và chính trị.

Ngày nay ta thấy tháp có năm tầng, đỉnh là một ngòi bút lông dựng ngược. Trên thân ba tầng giữa, mặt phía bắc có khắc theo chiều dọc ba chữ Tả Thanh Thiên có nghĩa là Viết (lên) trời xanh. Đã có nhiều người giải thích ý nghĩa của ba chữ này: nào là giãi bày tấm lòng với trời xanh, nào là cảm hứng đầy tráng khí, nào là tâm hồn rộng mờ bao la, nào là đặt câu hòi với trời xanh… Thậm chí trong một thời điểm bị ảnh hưởng của thời sự có người trong một bài báo lại giải thích chữ Tả phải hiểu là chữ Đả (?) và ba chữ Tả Thanh Thiên chính là bốn chữ Đã Thanh thiên tử tức đánh vua nhà Thanh (!!).

Hình ảnh tháp Bút quen thuộc tại Đền Ngọc Sơn

Thực ra cụm kiến trúc Tháp Bút vừa biểu dương văn chương đồng thời lại biểu dương võ công, nhưng không phải là kêu gọi đả Thanh thiên tử (!) mà là võ công của chúa Trịnh trong việc dẹp cuộc khởi nghĩa của quận Hẻo Nguyễn Danh Phương. Đây mới là ngụ ý của các người thiết kế, vì ca thấy Tháp Bút dựng trên một cái gò chất đầy đá hộc. Gò này tượng trưng cho một ngọn núi (theo thuật phong thủy cổ: cao nhất thốn giả vi sơn tức là chỉ cần cao một tấc thì cũng là núi rồi). Núi đó có tên là Độc Tôn. Điều này đã được nói rõ trong bài Bút Tháp chí dẫn ờ trên. Xin nhắc lại câu kết: “Ấy núi là biểu tượng của chiến công mà tháp là biểu tượng của vạn vật. Cả hai cái đó dựa vào nhau mà tồn tại”. Tên của núi và ý nghĩa dựng tháp như vậy là đã rõ. Đáng chú ý là ở chân núi có cái miếu bé tí có đắp tên Sơn thần miếu tức miếu thần núi. Thì ra dù to dù nhỏ đã là núi thì phải có một thần cai quản.

Đây hẳn là tiếp nối một tín ngưỡng vốn có từ thời nguyên thủy là thờ đá. Miếu bé tí mà hai bên cửa cũng có đôi câu đối hay:

Cố điện hồ sơn lưu vượng khí Tán từ hương hoả tiếp dư linh

Nghĩa là:

Điện cũ núi hồ lưu vượng khí Đền nay hương lửa tiếp dư linh.

Có một hiện vật khác đáng chú ý hơn – vì bé hơn, dễ qua mắt ta – là một tấm bia nhỏ trên có khắc năm chữ ‘Thái Sơn thạch cảm đương”. Có người tưởng rằng năm chữ này ý nói là đá núi này dám sánh với đá núi Thái. Kỳ thực đây là một cụm từ, một thành ngữ Trung Hoa chỉ có ý nghĩa là hòn đá trấn yểm. Vì ờ Trung Quốc xưa có tục dựng một hòn đá trước cửa chính để trấn yểm là ma. Mà núi Thái Sơn là núi nổi tiếng nhất trong năm ngọn núi nổi tiếng của Trung Quốc, lại là núi có vị thần toàn năng, các triều đại vua nên đá của chúa phong kiến xưa phải tới đây cúng tế núi này cũng rất linh thiêng. Dựng hòn đá núi Thái là tà ma chạy dài.

Như vậy tấm bia “Thái Sơn thạch cảm đương’’ ở chân Tháp Bút cũng chỉ là một công cụ xua đuổi tà ma không cho chúng bén mảng tới nơi thờ tự này. Qua Tháp Bút, tới lớp cổng thứ hai: Lối đi được giới hạn bằng hai cột trụ, trên có đắp đôi câu đối đẩy ý nghĩa khuyến cáo:

Nhân gian văn tự vô quyền toàn bằng âm đức

Thiên thượng chủ tư hữu nhãn đơn khán đan điền

Vế thứ nhất có nghĩa là: ở chốn nhân gian này cái quyền chân chính chính là sự tu dưỡng đạo đức, mà là âm đức tức đạo đức chìm (là sự làm ơn làm phúc một cách vô tư).

Vế thứ hai ý nói: Trên trời kia, ông thánh coi việc khảo thí nhân gian (không tính đến lễ vật) mà chỉ soi xét chính lòng dạ của con người. Ở hai bên trụ xây hai cửa nách giả kiểu hai tầng tám mái cong. Mặt trước của hai cửa này đắp nổi một bên là rồng đang cuộn khúc đón đàn cá đang thi nhau vượt sóng bên trên có hai chữ Long Môn và một bên là một chú hổ trắng như đang tiến ra với người đời, bên trên có hai chữ Hổ Bảng – Đấy là diễn ý các điển tích cổ.

Về Long Môn, theo văn hóa phương Đồng, là chỉ sự thành công trong thi cử. Nguyên ở Trung Quốc, có sông Trường Giang từ tây chảy sang đông- ở khúc thượng lưu, đoạn chảy qua tỉnh Tứ Xuyên, huyện Quảng Nguyên, dòng sông gặp ngọn núi Long Môn, còn có tên là Vũ Môn, thành ra ghềnh thác. Chân núi có vực sâu. Hàng năm, mùa thu, nước lớn, cá chép hội tụ về vực rất nhiều, đua nhau nhảy vượt thác. Tương truyền con cá nào vượt được thác thì sẽ hóa thành rồng. Do đó mà Vũ Môn có thêm tên là Long Môn. Từ huyền thoại này có điển tích “vượt Vũ (Long) Môn” để chỉ sự đỗ đạt trong thi cử. Học trò thi đỗ được coi như là đã vượt được Vũ (Long) Môn, lập một thành tích vang dội. Cũng do đó mà có câu thơ: Vũ Môn tam cấp lăng, Bỉnh địa nhất thanh lôi. Có nghĩa là vượt được ba cấp sóng ở Vũ Môn, khác nào đất bằng sấm vang rền. (Trung Quốc còn có mấy chỗ đều có tên Long Môn (Vũ Môn), ở trên sông Hoàng Hà cũng có núi Long Môn chỗ giáp giới hai tỉnh Sơn Tây, Thiểm Tây cũng có truyền thuyết cá chép vượt thác hóa thành rồng, nhưng vào các mùa xuân hè).

Còn chữ Hổ Bảng nghĩa đen là bảng hổ, nghĩa bóng là bảng ghi tên những người đỗ tiến sĩ. Điển tích này có từ đời Đường: có một khoa thi tiến sĩ có nhiều người trúng tuyển sau trở thành những danh nhân như Hàn Dũ, Âu Dương Thiềm, Lý Quan… khác nào những con rồng, con hổ trên văn đàn. Hai bên Long Môn Hổ Bảng có đôi câu đối vừa giải thích ý nghĩa trên vừa xưng tụng tòa Tháp Bút trước mặt.

Hổ Bảng Long Môn thiện nhãn duyên tháp

Nghiền Đài Bút Tháp đại khối văn chương

Có nghĩa là:

Bảng Hồ, Cửa Rồng là để biểu dương nhân quả của người làm điều tốt

Đài Nghiên, Tháp Bút là để mô tả văn nghiệp của đất trời vĩ đại.

Như vậy đây là biểu tượng khuyến học theo Nho giáo. Qua cổng Long Môn, Hổ Bảng, đường vào đền thu hẹp lại vì hai bên lề có xây hai dãy tường hoa thấp. Cuối con đường là lớp cổng thứ ba. Khác với hai lớp cổng ngoài, hoặc là bốn hàng cột trụ hoặc là cửa trống, lớp cổng này có tường cao, có mái, có cửa cuốn, cánh cửa gỗ sơn son. Trên mái đặt một cái nghiên đá cho nên cổng cũng có tên là Nghiên đài = đài nghiên. Vì có bút thì phải có nghiên, mà bút dùng để viết lên trời xanh thì nghiên cũng phải lớn tương xứng với bút. Đây là một cái nghiên được tạc từ cả một tảng đá xanh, hình quả đào cắt ngang theo chiều dọc, khoét lõm lòng chảo, bề dài quả đào 0,97m, bề ngang 0,8m, cao 0,3m, chu vi chừng 2 mét, cũng được làm từ lần trùng tu 1865. Có ba con thiềm thừ (con cóc) đội nghiên như ba cái chân kiềng. Đặc biệt trên thân của nghiên có khắc một bài minh mà tác giả lại cũng là Nguyễn Văn Siêu. Chỉ có 64 chữ (Hán) nhưng ý tứ thật hàm súc: có nhiều cách hiểu và tới nay có nhiều bản dịch khác nhau.

Cầu Thê Húc cong cong hình con tôm dẫn vào đền Ngọc Sơn

Có thể đây là một quan niệm có tính chất bản thể luận về cái nghiên mực và cũng là về tư tưởng của con người ta trong đó có mối đồng nguyên Đạo giáo và Nho giáo. (Văn chương của Thần Siêu hàm súc thì đây hẳn là một dẫn chứng!).

Cũng xin nói về một ý kiến từng nêu ra trong một bài báo cách đây hai ba chục năm mà một số người ngày nay vẫn muốn lặp lại. Đó là ý kiến cho rằng các cụ ta xưa giỏi tính toán lắm, khi cho xây Tháp Bút, Đài Nghiên: Cứ sáng ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch (tức ngày tết Đoan ngọ) khi mặt trời mọc thì bóng của ngòi bút chấm đúng vào lòng nghiên mực”.

Thật hoang đường! Trong thực tế, không bao giờ có sự kiện thiên văn ấy. Vì mặt trời chuyển động trên vòm trời, tức là chuyển động biểu kiến, được một vòng mất 365,2422 ngày. Một năm Dương có 365 hoặc 366 ngày, tùy theo đó là năm nhuận hay không nhuận. Một năm lịch Âm, nếu là năm thường có 354 hay 355 ngày; còn nếu là năm nhuận thì có 383 hay 384 ngày. Nếu như lúc mặt trời mọc, đỉnh ngọn Tháp Bút chấm đúng vào giữa lòng Nghiên mực vào một ngày nào đó, thì phải đúng một năm lịch Dương sau hiện tượng đó mới được lặp lại và một năm sau nữa lại như vậy, Cái nghiên mực cũng rộng, nên việc đó có thể lệch đi một hay hai ngày, nhưng không thể lệch đi một tháng. Bởi thế việc đó nếu xảy ra vào một ngày cố định trong năm thì chỉ có thể theo lịch Dương vì độ dài các năm khác nhau một ngày, không thể theo lịch Âm vì độ dài các năm có thể khác nhau đến một tháng (29 hay 30 ngày). Và như vậy không thể nào có hiện tượng cứ mùng 5 tháng 5 lịch Âm mặt trời lại chiếu dọi đỉnh ngọn Bút Tháp vào đúng lòng Nghiên đá được. Cho nên chỉ có thể coi đây là chuyện “nói trạng” mà thôi.

Có lẽ cũng cần nêu thêm là ở khoảng giữa vòm cửa và hai chữ Nghiễn Đài có đắp bức cuốn thư bên trong là những dòng chữ Hán. Những dòng chữ đó chính là bài minh khắc ở nghiên đá được đắp lại, song viết theo lối chữ thảo. Ra khỏi Đài Nghiên đã là đầu cầu Thê Húc. Thê là đậu, húc là ánh sáng ban mai. Có lẽ khi đặt tên cho cầu ở đằng trước đền chưa có nhà cao tầng, nên ánh mặt trời đậu lâu trên cầu. Tuy nhiên, ban đầu, cầu chỉ là những tấm ván đặt dọc theo mặt phẳng trên các hàng cột chôn trong nước và không có tay vịn. Một tấm ảnh do người Pháp chụp vào những năm đầu xâm lược cho thấy rõ điều này. Có lẽ về sau, qua những lần tu bổ, người ta mới làm đẹp cho cầu, làm cầu cong lên như hình cầu vồng, lại sơn đỏ cho hợp với cái tên “nơi đậu ánh nắng ban mai”, làm thêm cả tay vịn cho an toàn. Vì thực tế nhiều tấm bia có trong đền cho hay là ít ra đã có ba lần tu sửa lại di tích này: năm 1886 tu bổ toàn bộ khu đền, năm 1889 sửa cầu Thê Húc, năm 1916 lại sửa cầu Thê Húc lần nữa. Trong chiến tranh 1947 – 1954, cầu lại thêm một lần tu bổ. Chưa rõ hình dáng cầu vồng như hiện thấy là có từ lần nào, chỉ biết nay cầu dài cả thẩy 45m, 15 nhịp, mỗi nhịp 3m, mặt cầu rộng 2,6m.

Điều lưu ý du khách là xin đừng vội qua cầu mà hãy quay nhìn lại mặt sau của Đài Nghiên, ở hai bên cửa có đối câu đối mang nặng màu sắc Đạo giáo:

Dạ nguyệt hoặc qua tiên thị hạc Hào lương tin lạc tử phi ngư

Dịch:

Đêm trăng, ngờ bay qua hạc ấy là tiền Cầu hào, tin niềm vui người không phải cá

Câu thứ nhất là lấy điển trong bài phú Hậu Xích Bích của Tô Đồng Pha. Nguyên là vào một đốm trăng rằm Tô cùng bạn dong thuyền chơi trên sông Xích Bích lần thứ hai. Bỗng thấy một con chim hạc lớn bay qua trời. Lát sau Tở ngủ thiếp, mơ thấy một đạo sĩ mặc áo lóng phấp phới. Tô hỏi: “Lúc nãy hạc bay qua thuyền có phải là ông không?”. Đạo sĩ ngoảnh mặt cười. Nhà thơ liền tỉnh giấc. Câu thứ hai lấy điển ở sách Trang Tử. Trang Tử và Huệ Tử đang đi chơi trên cầu bấc qua hào. Trang nói: “Con cá đang bơi kia ý thoả thích lắm”. Huệ hỏi lại: “Anh không phải cá, sao anh biết được cá vui”. Trang đáp: “Anh không phải tôi, sao anh biết là tôi không biết được cái vui của cá.

Tượng thờ Trần Hưng Đạo tại Đền Ngọc Sơn

Đôi câu đối đã nói lên cái hư vô của quan niệm Đạo giáo. Sang hết 15 nhịp cầu sơn đỏ là tới lầu Đắc Nguyệt = Được trăng. Lầu nhỏ nhắn xinh xắn có hai tầng. Tầng hai có hai mái. Trên tầng hai này nhìn ra hồ cũng là nhìn về phía đông là cửa sổ tròn. Trên cửa có tấm biển khắc ba chữ Đắc Nguyệt lâu, lấy ý ở câu thơ cổ: Cận thủy lâu đài tiền đắc nguyệt.

Nghĩa là: ở gán nước nên tòa lầu đón được trăng trước tiên. Đó là vì lầu thì cao mà xung quanh là hồ nước mênh mang, tầm nhìn không có gì che khuất nên nhiều nên chưa thấy trăng thì ờ đây đã nhìn thấy. Song nhìn thấy dù là nhìn thấy trước tiên thì cũng bình thường thôi, nên ở đây các vị thuở xưa khi dựng lầu này đã dùng khái niệm “được trăng” đầy ý nghĩa chủ động. Được trăng coi như là ôm gọn vầng trăng trong vòng tay mình!

Qua lầu Đắc Nguyệt đi vào phía trái để vào khu đền. Dọc đường đi, một bên là mấy gian nhà thời trước là chỗ hội họp nghe giảng kinh sách, một bên là dãy tường hoa.

Ở đoạn giữa tường hoa này có một kiến trúc bé bỏng mang tên là Kính Tự đình (đình kính trọng chữ viết). Đó là nơi trước đây các cụ đốt những mẩu giấy có viết chữ (tất nhiên là chữ Hán) vì các cụ xem chữ là của thánh hiền – chữ do thánh hiền đặt ra và mang tư tưởng của thánh hiền – cho nên không thể đối xử như rác rưởi. Chuyện cũ Hà Nội còn kể rằng cho tới khi Pháp đã bắt đầu cai trị Hà Nội tức đầu thế kỷ XX vẫn có một ông già sáng sáng gánh một đôi bỏ đi quanh phố phường, hễ thấy mảnh giấy nào có chữ Hán là ông nhặt bỏ vào bồ, mang vào đốt tại đình Kính Tự. Qua đình Kính Tự, trước mắt du khách bày ra một vọng cảnh đẹp: Xa xa, ở phía tây nam hồ là Tháp Rùa, một dấu ấn đặc trưng của Hồ Gươm; gần thì là đình Trấn Ba thanh thoát gợi hồn thơ.

Chỉ cần vài ba phút là thuyền máy sẽ đưa du khách từ đình Trấn Ba ra đến Tháp Rùa. Đây là cách gọi nôm na chứ tên đích thực ghi trên tháp là Quy Sơn tháp tức tháp Núi Rùa. Vì cái gò trên đó có ngọn tháp vốn cũng được coi là một ngọn núi vì như trên đã nói, theo quan niệm phong thủy cũ hễ chỗ đất nào nhô cao lên một tấc thì đó là núi rồi – gò này có lẽ từ xa xưa đã là nơi rùa thường lên đẻ trứng (nay vẫn thế) mà có tên như vậy. Tháp hình chữ nhật (một điều khác với truyền thống), mặt đông và tây có ba cửa, mặt bắc và nam có hai cửa, gồm bốn tầng, tầng trên nhỏ hơn tầng dưới và đỉnh là một nóc xây kiểu bốn mái.

Khuôn viên thờ tự ở Đền

Như vậy đây là một tháp tứ diện theo phong cách kiến trúc truyền thống nhưng lại có hình chữ nhật và các bộ cửa lại lạc điệu nên lâu nay từng bị phê phán là lai căng. Kể ra ngôi tháp này sự tích cũng khác thường. Nó chỉ mới có từ khoảng 1877. Chuyện kể rằng Quy Sơn – gò Rùa vốn là hoang phế. Vào khoảng 1877 một nhà phú hộ ở phố Hàng Thợ Khảm (tức nay là phố Hàng Khay) mới đứng ra xây một ngọn tháp trên gò Rùa để làm đẹp cho hồ.

Trong việc này có một uẩn khúc: dường như nhà phú hộ kia muốn mượn việc xây tháp để táng luôn hài cốt của tổ tiên vào chân tháp vì theo quan niệm phong thủy thì ờ gò có một “huyệt” quý, táng hài cốt cha ông ở đó con cháu sẽ phát đạt. Nhưng sau bị phát hiện nên âm mưu đó không thành. Chuyện kể như vậy, thì biết vậy không rõ thực hư ra sao, chỉ biết tháp thì vẫn được xây. Có lẽ khi đó tại khu Nhà Chung (số nhà 3 phố Nhà Chung bây giờ), vào năm 1876 giáo hội đã xây một tòa nhà bằng gạch đầu tiên với các cửa gô-tích (vòm hình cánh cung nhọn) nên người xây tháp bèn thay cửa cuốn cổ truyền bằng cửa vòm gố-tích. Bảo là lai căng thì cũng phải mà bảo là muốn tìm một hướng đi giao duyên tân cổ cho kiến trúc thì cũng có lẽ, tuy hướng tìm tòi này là thất bại. (Tương tự là trường hợp tượng vua Lê bên bờ phía tây hồ. Tượng thì theo quy tắc cổ truyền nhưng cột lại theo kiến trúc Hy Lạp học đòi kiểu cách các công trình kiến trúc Pháp đương thời).

2. Khung giờ mở cửa & Giá vé thăm quan Đền Ngọc Sơn

Các du khách đang có dự định thăm quan đền Ngọc Sơn cần lưu ý, Đền có một trạm thu vé ở trước cầu thê Húc dẫn vào Đắc Nguyệt Lâu. Nếu quý vị chỉ thăm quan và ngắm cảnh ở trên cầu mà không tiến sâu vào trong sẽ không cần phải mua vé. Tuy nhiên, cần nói trước với nhân viên soát vé ở đầu cầu. Đền Ngọc Sơn mở cửa tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ tết để tạo điều kiện tối đa cho các du khách tới thăm quan

Về khung giờ mở cửa:

- Từ thứ 2 tới thứ 6: Đền mở cửa từ 7h – 18h.

- Thứ 7 và chủ nhật: Đền mở cửa từ từ 7h -21h.

Giá vé thăm quan đền Ngọc Sơn hiện nay được niêm yết là: 30.000 VNĐ/người lớn, trẻ nhỏ dưới 15 tuổi được miễn phí

Lưu ý: Du khách thăm quan nên chú ý thời gian vào đền, không đến quá sớm và không tới quá muộn. Đồng thời cũng nên tuân thủ các quy định ở các khu vực thờ tự như: Không nên ăn mặc hở hang, gây mất trật tự , khạc nhổ, nô đùa… Đặc biệt, rất nhiều du khách nước ngoài có thói quen chụp ảnh để làm kỷ niệm, điều này hoàn toàn bình thường nhưng chỉ nên chụp phía ngoài đền. Hạn chế chụp ảnh, quanh phim ở bên trong khu vực thờ tự.

Đền Ngọc Sơn đã được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng di tích lịch sử kiến trúc, nghệ thuật danh thắng ngày 10.7.1980. Khi du khách tới thăm quan đền Ngọc Sơn, không chỉ cảm nhận được thư thái, tĩnh lặng, khác xa với sự ồn ào náo nhiệt bên kia bờ. Đền Ngọc Sơn từ lâu đã là điểm đến tâm linh số 1 trong lòng những người dân thủ đô.

Nguồn: Sưu tầm

Hung

Các tin khác
  • Phát huy giá trị di sản Hoàng thành Thăng Long
  • Lễ hội con đường văn hoá Hàn Quốc 2024: Dạo quanh xứ Hàn ngay giữa lòng Hà Nội
  • Du khách nước ngoài thích thú với tục xin chữ đầu năm tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
  • Ngỡ ngàng hàng cây hoa anh đào Nhật Bản bung nở rực rỡ tại công viên Hòa Bình
  • Bảo tồn và phát triển làng nghề thủ đô Hà Nội
  • “Sức mạnh mềm” thêm kết nối cho ASEAN

Từ khóa » đền Ngọc Sơn Hà Nội Thờ Ai