Đền Ngọc Sơn Thờ Ai? Cùng Chia Sẻ Kinh Nghiệm đi Lễ đền Ngọc Sơn

Khi du lịch Hà Nội thì không nên bỏ qua địa điểm giàu ý nghĩa lịch sử, thẩm mỹ và văn hóa truyền thống chính xác đó là Đền Ngọc Sơn nằm tọa trên hòn đảo Ngọc Sơn của Hồ Hoàn Kiếm. Cùng Hoàng Thao Seaview trả lời cho câu hỏi đền Ngọc Sơn thờ ai? hay đi lễ đền Ngọc Sơn cần chuẩn bị những gì nhé.

Đền Ngọc Sơn thờ ai?
Đền Ngọc Sơn thờ ai?
  1. Sơ lược về di tích đền Ngọc Sơn
  2. Đền ngọc sơn thờ ai?
  3. Đền ngọc sơn ở đâu?
  4. Hướng dẫn cách đi đến đền ngọc sơn
  5. Giá vé vào đền ngọc sơn tham khảo
  6. Lịch sử đền Ngọc Sơn
  7. Kiến trúc đền Ngọc Sơn Hà Nội
  8. Cụ rùa trong đền Ngọc Sơn
  9. Lễ ở đền Ngọc Sơn
  10. Sắm lễ đền Ngọc Sơn
  11. Văn khấn đền Ngọc Sơn
  12. Kinh nghiệm du lịch đền Ngọc Sơn tự túc
  13. Địa điểm du lịch gần đền Ngọc Sơn Hồ Hoàn Kiếm
  14. Các khách sạn ở gần đền Ngọc Sơn bạn nên tham khảo
  15. Những điều lưu ý khi tới tham quan đền Ngọc Sơn

Sơ lược về di tích đền Ngọc Sơn

Tuy trải qua nhiều biến động lịch sử thế nhưng Đền Ngọc Sơn vẫn giữ được tuyệt tác cổ kính cho đến ngày hôm nay. Ngôi đền này trải qua nhiều lần xây, sửa, đổi tên và trong lần đại trùng tu vào năm 1865.

Đền Ngọc Sơn - Hà Nội
Đền Ngọc Sơn – Hà Nội

Không những thế, bên cạnh Đền Ngọc Sơn còn có các công trình kiến trúc ý nghĩa mà được nhiều du khách thích thú khi ghé thăm: Đình Trấn Ba, Cầu Thê Húc, Tháp Bút, Đài Nghiên tạo nên quần thể kiến trúc xung quanh Hồ Hoàn Kiếm.

Được biết, Đền Ngọc Sơn được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam vào năm 2013.

Đền ngọc sơn thờ ai?

Câu hỏi đặt ra khi bạn tìm hiểu về bài viết này chính là Đền Ngọc Sơn nằm giữa hồ Hoàn Kiếm thờ ai, đáp án chính là thờ vị anh hùng Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và thần Văn Xương Đế Quân trong Tam Sinh Tam Thế. Đi vào thêm chút nữa, ta sẽ thấy Đền Ngọc Sơn còn thờ Phật, bàn thờ Công Đồng, Tam Tòa Thánh Mẫu,… Có thể nói; Phật giáo, Đạo giáo và Nho Giáo được thể hiện rất rõ trong quan niệm Tam giáo đồng nguyên của người Việt thời đó. Dễ dàng thấy được những nét ấy thông qua cách bài trí, và hệ thống câu đối, hoành phi và cả kiến trúc ở đền Ngọc Sơn.

Thần Văn Xương Đế Quân
Thần Văn Xương Đế Quân

Đền ngọc sơn ở đâu?

Diện tích đền Ngọc Sơn chỉ vỏn vẹn trên một gò đất nổi trên Hồ Hoàn Kiếm, muốn sang thì phải đi qua Cầu Thê Húc màu đỏ, nằm tọa lạc tại phía Đông Bắc của Hồ Hoàn Kiếm.

Hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội
Hồ Hoàn Kiếm – Hà Nội

Hướng dẫn cách đi đến đền ngọc sơn

Bạn có thể di chuyển đến Đền Ngọc Sơn bằng nhiều phương tiện như: xe riêng, oto hoặc phương tiện công cộng. Nếu bạn sử dụng xe máy thì để xe đúng nơi quy định trong khu vực phố đi bộ Hà Nội.

Nếu lựa chọn xe buýt, bạn có thể tham khảo những tuyến đi qua Hồ Hoàn Kiếm sau đây:

  • Tuyến 08: xuất phát từ bến Long Biên
  • Tuyến 14: xuất phát từ Cổ Nhuế
  • Tuyến 31: xuất phát từ Đại học Bách Khoa
  • Tuyến 36: xuất phát từ điểm trung chuyển Long Biên

Giá vé vào đền ngọc sơn tham khảo

Vào đền Ngọc Sơn có cần mua vé không? Chắc chắn là có nhé

Giá vé vào đền như sau:

  • Người lớn: 30.000đ/người
  • Trẻ em 15 tuổi trở xuống: Miễn phí

Nếu bạn chỉ tham quan bên ngoài, không vào đến Đắc Nguyệt Lâu thì không cần mua vé.

Thời gian mở cửa: Tất cả các ngày trong tuần, từ 7h00 đến 18h00.

Lịch sử đền Ngọc Sơn

Khởi Nguyên, khi vua Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long đã đặt tên ngôi đền là Ngọc Tượng. Đến thời nhà Trần, ngôi đền được đổi tên là Ngọc Sơn, nơi thờ những vị binh tướng đã hy sinh trong trận đánh quân Nguyên – Mông. Sau đó, ngôi đền bị sụp đổ. Ở thời Vĩnh Hựu nhà Lê, chúa Trịnh Giang đã dựng Cung Khánh Thụy và đắp hai quả núi đất trên bờ đất phía Đông, đối diện Đền Ngọc Sơn.

Phong cảnh xung quanh đền đúng thật là đẹp nao lòng
Phong cảnh xung quanh đền đúng thật là đẹp nao lòng

Cuối đời nhà Lê, Cung Khánh Thụy bị Lê Chiêu Thống phá hủy một phần và sau đó được dân làng Tả Khánh dựng lại, và đặt tên là Đền Khánh Thụy. Bởi sự liên kết về mặt lịch sử này, mà cửa Đền Khánh Thụy có vị trí hướng ra Đền Ngọc Sơn.

Sau đó, một nhà từ thiện tên Tín Trai đã xây dựng Chùa Ngọc Sơn trên một phần nền cung Khánh Thụy khi xưa, quay mặt về phía Nam. Một thời gian sau, chùa được nhượng lại cho một hội từ thiện và đổi làm đền thờ Tam Thánh. Chính hội này đã bỏ gác chuông, xây lại các gian điện chính, các dãy phòng hai bên, đặt tượng Văn Xương Đế Quân và đổi tên thành đền Ngọc Sơn.

Năm 1865, nhà Nho Nguyễn Văn Siêu đứng ra tu sửa lại đề, đắp thêm đất, xây kè đá xung quanh, đình Trấn Ba ở phía Nam, cầu Thê Húc dẫn từ bờ Đông đi vào đền, Tháp Bút, Đài Nghiên.

Kiến trúc đền Ngọc Sơn Hà Nội

Được thể hiện rõ nhất qua 3 công trình kiến trúc: Tháp Bút, Đài Nghiên, Cầu Thê Húc thể hiện rõ sự giao thoa giữa nền văn hiến và tôn giáo qua hàng ngàn năm. Đền Ngọc Sơn đc thành lập theo kiến trúc hình chữ Tam, bài trí nhiều câu đối, những bức hoành phi vô cùng tuyệt mỹ và linh thiêng. Điều đặc biệt ở đền là các công trình xung quanh kết hợp với nhau mang đến nét đặc sắc và ý nghĩa riêng cho đền Ngọc Sơn.

Cầu Thê Húc như một “dải lụa đỏ” , được thiết kế hoàn toàn bằng gỗ vô cùng chắc chắn. Sở dĩ có tên cầu “Thê Húc” là vì được xem là hình tượng của thần Mặt Trời nghĩa là “nơi đậu tia nắng Mặt Trời buổi sáng sớm” dẫn lối chúng ta vào đền Ngọc Sơn.

Cầu Thê Húc với sắc đỏ nổi bật
Cầu Thê Húc với sắc đỏ nổi bật

Qua cầu thì đến ngay cổng đền, là công trình kiến trúc mà danh sĩ Nguyễn Văn Siêu đã cho xây dựng chính là tháp đá cao tận 9 mét tên là Tháp Bút, trên đỉnh có hình ngọn bút lông trên thân tháp có khắc ba chữ “Tả Thanh Thiên”, có nghĩa là “Viết Lên Trời Xanh”.

Tháp Bút - Hà Nội
Tháp Bút – Hà Nội

Dưới chân Tháp Bút có thêm 1 công trình kiến trúc nữa là Đài Nghiên bằng đá dùng để pha mực tàu. Tấm nghiêng được đội trên lưng ba con thiềm thừ. Còn nữa, ai đến chiêm ngưỡng tận mắt sẽ thấy bài minh của Nho sĩ Nguyễn Văn Siêu được khắc trên nghiên.

Đài Nghiêng Bằng Đá
Đài Nghiêng Bằng Đá

Cụ rùa trong đền Ngọc Sơn

Cái chính khi đến đền Ngọc Sơn là gian trưng bày hai tiêu bản của cụ rùa nhiều năm tuổi ở Hồ Hoàn Kiếm được đặt trong lồng kính. Khi đến cạnh lồng kính bạn dễ dàng nhận thấy thông tin về ngày mất của 2 cụ rùa.

Cụ Rùa trong đền Ngọc Sơn
Cụ Rùa trong đền Ngọc Sơn

Kết hợp với công nghệ theo phương pháp nhựa hóa của Đức trong vòng hai năm đã thể hiện rõ nét cụ rùa với hệ thống chiếu sáng hiện đại và các công nghệ bảo quản mẫu vật hiện đại. Đây là địa điểm hấp dẫn bạn không nên bỏ lỡ.

Lễ ở đền Ngọc Sơn

Nơi đây được coi là một trong những nơi linh thiêng bậc nhất tại Hà Nội. Song song với Văn Miếu – Quốc Tử Giám thì các sĩ tử trước ngày thì thường hay đến đây xin vía để đậu. Vào các ngày lễ lộc hay các dịp đặc biệt, mọi người thường dâng lễ để cầu mong an bình, xin lộc.

Người dân đi lễ ở đền Ngọc Sơn
Người dân đi lễ ở đền Ngọc Sơn

Sắm lễ đền Ngọc Sơn

Tùy vào tâm nguyện của bạn mà khi đến dâng lễ cần phải có những lễ vật trang trọng, bề thế để dâng lên sao cho phù hợp.

Văn khấn đền Ngọc Sơn

Người dân cần chuẩn bị 3 bài văn khấn sau: văn khấn Thành Hoàng, văn khấn ban Công Đồng, và văn khấn Tam Tòa Thánh Mẫu. Lưu ý, mỗi bài khấn sẽ ứng với mỗi bàn thờ khác nhau trong đền.

Kinh nghiệm du lịch đền Ngọc Sơn tự túc

Thứ nhất, đền Ngọc Sơn luôn luôn mở cửa các ngày trong tuần cho các khách tham quan đến chiêm bái, dâng lễ. Lưu ý nhỏ, mùng 1 hay ngày rằm hàng tháng thì số lượng khách tham quan đông đảo, bạn nên chọn ngày đi để thoải mái, thư thả.

Thứ hai, thời tiết Hà Nội là điều đáng chú ý nhất bởi vì nên đi đền vào những ngày có nắng đẹp vào độ mùa xuân hay thu thì nắng ấm lung linh, khung cảnh cầu Thê Húc rất đẹp. Về phần dâng lễ, từ đền chính trước tiếp theo hướng từ phải sang trái tiến vào bên trong.

Du lịch đền Ngọc Sơn tự túc
Du lịch đền Ngọc Sơn tự túc

Thứ ba, điều mà ít ai biết đó là nên đi vào cửa hai bên chứ không đi bằng cửa chính. Thông qua đó, ăn nói nhỏ tiếng, không đùa giỡn, chỉ trỏ vào các bức tượng được thờ, đến khu thờ tự không chụp ảnh tùy tiện.

Địa điểm du lịch gần đền Ngọc Sơn Hồ Hoàn Kiếm

Phố đi bộ Hà Nội nằm gần ngay đền Ngọc Sơn và Phố cổ Hà Nội cũng là một địa điểm hấp dẫn tiện đường cho các bạn ghé thăm. Bật mí nhỏ, vào sáng ngày Chủ Nhật hàng tuần Nhà hát Thăng Long có chương trình biểu diễn múa rối nước vô cùng đặc sắc. Ngoài ra, bạn có thể tham quan các danh thắng nổi tiếng khác ở nội thành Hà Nội.

Phố đi bộ Hà Nội
Phố đi bộ Hà Nội

Các khách sạn ở gần đền Ngọc Sơn bạn nên tham khảo

Trước khi du lịch Hà Nội bạn nên đặt phòng khách sạn Hà Nội lưu trú qua những nơi uy tín, giá cả hợp lý như:

Hanoi Imperial Hotel & Spa:

  • Địa chỉ: 44 ngõ Hàng Hành, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
  • Giá tham khảo: từ 885.000đ/đêm

Royal Holiday Hanoi Hotel:

  • Địa chỉ: 19 ngõ Hàng Hành, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
  • Giá tham khảo: từ 507.000đ/đêm

Solaria Boutique Hotel:

  • Địa chỉ: 22 phố Báo Khánh, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
  • Giá tham khảo: từ 846.000đ/đêm

Delicacy Central Hotel & Spa:

  • Địa chỉ: 61 Hàng Bè, phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
  • Giá tham khảo: từ 753.000đ/đêm

Hanoi Pearl Hotel:

  • Địa chỉ: 6 ngõ Bảo Khánh, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
  • Giá tham khảo: từ 769.000đ/đêm

Những điều lưu ý khi tới tham quan đền Ngọc Sơn

  • Tại chùa, không để tiền thật lẫn tiền địa ngục lên ban thờ hay mâm lễ. Tại đình đền có thể đặt tiền âm ti nhưng đừng nên đặt tiền thật.
  • Rượu, bia, thuốc lá không đặt đc trên ban thờ Phật nhưng có thể đặt trên ban thờ Thánh.
  • Nhiều bạn có thói quen mang những đồ ở đình chùa về đặt lên ban thờ nhà mình, là không nên. Đồ đã cúng rồi đã không còn gì cúng lại; hơn nữa nhiều đồ có chứa trường khí âm, ảnh hưởng xấu đến ban thờ.
  • Không lấy cành lộc mang lại đặt lên ban thờ nhà mình. Cành lộc chứa nhiều trường khí âm, có hại cho gia tiên, thần linh tại gia.
  • Cần ăn nói nhỏ nhẹ, ăn mặc lịch sự, không tự tiện chỉ tay vào tượng thờ trong đền.
  • Không nên chụp ảnh trong khu thờ tự.
  • Không để hương bị tắt trong khi đang thắp
  • Chỉ nên đặt tiền vào hòm công đức chính, đừng nên rải tiền khắp mọi nơi trong chùa.
  • Khi bước vào nhà chính của đền, chùa, không được đi vào từ cửa giữa, mà phải đi vào từ hai cửa bên, đồng thời không đc dẫm lên bậu cửa.
  • Khi bước đi không nên cắt ngang qua mặt các người đang quỳ lạy.
  • Muốn làm lễ thì không nên quỳ phía sau những người đang đứng thắp hương. tùy thuộc vào từng môn phái, có thể đứng/quỳ khi làm lễ nhưng cần phải lên trước.
  • Không cúng dường đồ mặn ở chùa y như đình, đền. đa số chúng ta cho rằng chỉ ở chùa mới cúng đồ chay, còn Thánh cúng mặn, là không phải.
  • Khi lễ bái tại đền Ngọc Sơn, cần lưu ý là lễ từ đền chính sau đó theo hướng từ phải sang trái đi sâu vào bên trong.
  • Khi bước vào đền chính, phải đi vào từ hai cửa hai bên chứ không nên đi từ cửa giữa, phải bước qua bậu cửa.

Qua bài viết này, hy vọng cung cấp cho các bạn đủ thông tin để thực hiện chuyến tham quan Hà Nội, hay tham quan đền Ngọc Sơn một cách hoàn hảo nhất.

Lưu ý: Nội dung bài viết thuộc bản quyền của nhahanghoangthao.vn (Không bao gồm một số hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng 

Từ khóa » đền Ngọc Sơn Nằm ở Vị Trí Nào Của Hồ Hoàn Kiếm