Đền Ngọc Sơn – Wikipedia Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. (tháng 11/2023) (Tìm hiểu cách thức và thời điểm xóa thông báo này) |
Đền Ngọc Sơn | |
---|---|
Di tích quốc gia đặc biệt | |
Cổng đền Ngọc Sơn: trán cổng ghi ba chữ "Đắc nguyệt lâu" 得月樓 tức là lầu (hứng) được (ánh) trăng | |
Thờ phụng | |
Văn Xương Đế Quân | |
Chưởng quản | Chủ quản công danh |
Hưng Đạo đại vương | |
Trần Quốc Tuấn | |
1228 – 1300 | |
Công tích | Hai lần phá tan quân Nguyên Mông |
Thông tin đền | |
Thờ | Thần và anh hùng dân tộc |
Địa chỉ | Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Việt Nam |
Tọa độ | 21°01′50,6″B 105°51′8,4″Đ / 21,01667°B 105,85°Đ |
Thành lập | Thế kỷ 19 |
Người sáng lập | Tín Trai |
Di tích quốc gia đặc biệt | |
Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn | |
Phân loại | Di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh |
Ngày công nhận | 09 tháng 12 năm 2013 |
Quyết định | 2383/QĐ-TTg[1] |
Di tích quốc gia | |
Đền Ngọc Sơn và toàn bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm | |
Phân loại | Di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh |
Ngày công nhận | 10 tháng 7 năm 1980 |
Quyết định | 92-VHTT/QĐ[2] |
|
Đền Ngọc Sơn (tiếng Trung: 玉山祠) là một ngôi đền thờ nằm trên đảo Ngọc của hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội, Việt Nam. Đây cũng là một di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam được xếp hạng đợt 4.[3]
Lịch sử và quá trình xây dựng
[sửa | sửa mã nguồn]Đền hiện nay được xây dựng từ thế kỷ 19. Lúc đầu được gọi là chùa Ngọc Sơn, sau đổi gọi là đền Ngọc Sơn vì trong đền chỉ thờ thần Văn Xương Đế Quân là ngôi sao chủ việc văn chương khoa cử và thờ Trần Hưng Đạo, vị anh hùng có công đánh thắng quân Nguyên thế kỷ 13.
Khởi đầu, khi vua Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long đặt tên ngôi đền đã có tại đây là Ngọc Tượng, đến đời nhà Trần đổi tên là Ngọc Sơn. Thời Trần, ngôi đền được dùng để thờ những người anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong kháng chiến chống Nguyên-Mông. Về sau lâu ngày đền ấy sụp đổ.
Đến thời Vĩnh Hựu nhà Lê (1735 - 1739), chúa Trịnh Giang đã dựng cung Khánh Thuỵ và đắp hai quả núi đất ở trên bờ phía Đông đối diện với Ngọc Sơn gọi là núi Đào Tai và Ngọc Bội. Cuối đời nhà Lê, khi họ Trịnh bị đánh đổ, cung Khánh Thuỵ bị Lê Chiêu Thống cho người phá hủy một phần.
Ngày nay sau nhiều năm lịch sử diện tích Hồ Hoàn Kiếm bị đô thị hoá thu nhỏ lại gấp nhiều lần. Chỉ còn lại chứng tích cũ như Phố Cầu Gỗ khi xưa là có một cây Cầu Gỗ nằm trên con Phố Cầu Gỗ ngày nay để người dân đi lại.
Cung Khánh Thuỵ sau khi bị đổ nát một phần nhân dân trong Làng Tả Khánh lại cùng nhau dựng lên thờ tự lại trên nền đất lịch sử đó và có tên mới là Đền Khánh Thuỵ cho đến ngày nay sâu trong ngõ Hàng Hành thuộc phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm. Trong Đền Khánh Thuỵ vẫn còn lưu giữ lại một bia đá có các thông tin kết nối với di tích Ngọc Sơn khi xưa trên nền đất cũ.
Cung Khánh Thuỵ và đền Khánh Thuỵ ngày nay đều thuộc quần thể di tích Ngọc Sơn lịch sử do vậy mà vị trí Đền Khánh Thuỵ luôn quay cửa Cung về phía Đền Ngọc Sơn còn lưng thì quay ra phố Hàng Hành nên nhiều người đã không được biết đến và chưa có phương án bảo tồn cùng quần thể Ngọc Sơn.
Một nhà từ thiện tên là Tín Trai, nhân một phần nền cung cũ đã lập ra một ngôi chùa gọi là chùa Ngọc Sơn. Bài ký "Đền Ngọc Sơn đế quân" được soạn năm 1843 vào lúc nhân dịp sửa đền Quan đế thành chùa Ngọc Sơn có viết: "...Hồ Tả Vọng tên cũ gọi hồ Hoàn Kiếm là một danh thắng đất Kinh kỳ xưa. Phía bắc mặt hồ, một gò đất nổi lên rộng khoảng ba bốn sào, tương truyền là chỗ đài câu cá thời cuối Lê. Trước đây, ông Tín Trai làng Nhị Khê nhân có đền Quan Đế tại đấy bèn mở rộng sửa sang thêm gọi là chùa Ngọc Sơn...".
Ít năm sau chùa lại nhường cho một hội từ thiện đổi làm đền thờ Tam Thánh. Hội này đã bỏ gác chuông, xây lại các gian điện chính, các dãy phòng hai bên, đặt tượng Văn Xương đế quân vào thờ và đổi tên là đền Ngọc Sơn. Theo bài ký "Sửa lại miếu Văn Xương", thì "...Hiện nay đền thờ mới đã hoàn thành, phía trước kề bờ nước, làm đình Trấn Ba, ngụ ý là cột trụ đứng vững giữa làn sóng văn hóa. Bên tả, phía đông cầu Thê Húc, dựng Đài Nghiên. Lại về phía đông trên núi Độc Tôn, xây Tháp Bút, tượng trưng cho nền văn vật..."
Năm Tự Đức thứ mười tám (1865), nhà nho Nguyễn Văn Siêu đứng ra tu sửa lại đền. Đền mới sửa đắp thêm đất và xây kè đá xung quanh, xây đình Trấn Ba, bắc một cầu từ bờ Đông đi vào gọi là cầu Thê Húc.
Công trình xung quanh
[sửa | sửa mã nguồn]Tháp Bút
[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Tháp BútTrên núi Ngọc Bội (núi Độc Tôn cũ), nhà nho Nguyễn Văn Siêu cho xây một tháp đá, đỉnh tháp hình ngọn bút lông dựng ngược, thân tháp có khắc ba chữ "Tả Thanh Thiên" (viết lên trời xanh), ngày nay người ta thường gọi đó là Tháp Bút.
Đài Nghiên
[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Đài NghiênTiếp đến là một cửa cuốn gọi là Đài Nghiên, trên có đặt một cái nghiên mực bằng đá hình nửa quả đào bổ đôi theo chiều dọc, có hình ba con ếch đội. Trên nghiên có khắc một bài minh nói về công dụng của cái nghiên mực xét về phương diện triết học. Người đời sau ca ngợi là: "Nhất đài Phương Đình bút". Từ cổng ngoài đi vào có hai bức tường hai bên, một bên là bảng rồng, một bên là bảng hổ, tượng trưng cho hai bảng cao quý nêu tên những người thi đỗ, khiến cho các sĩ tử đi qua càng gắng công học hành. Hai bên có hai câu đối:
Bát đảo, mặc ngân hồ thủy mãn Kình thiên, bút thế thạch phong cao.Nghĩa là:
Tràn quanh đảo ngấn mực đầy hồ Chạm bầu trời, thế bút ngất núiCầu Thê Húc
[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Cầu Thê HúcTên cầu Thê Húc nghĩa là giữ lại ánh sáng đẹp của mặt trời. Cầu Thê Húc dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn.
Vào thời kháng chiến chống Pháp, cầu Thê Húc cũ đã sụp đổ do thời gian. Cầu Thê Húc hiện nay được xây dựng bởi cụ Trương Văn Đa (tức Phạm Ngọc Lan), một nhà nho, đồng thời là một kiến trúc sư dưới thời Pháp thuộc.
Đắc Nguyệt Lâu
[sửa | sửa mã nguồn]Cổng đền có tên là Đắc Nguyệt Lâu (lầu được trăng). Cổng nằm chếch dưới bóng cây đa cổ thụ, ở giữa một vùng cây cối um tùm, trông như từ dưới nước nhô lên.
Đền thờ
[sửa | sửa mã nguồn]Đền chính gồm hai ngôi nối liền nhau, ngôi đền thứ nhất về phía Bắc thờ Trần Hưng Đạo và Văn Xương. Tượng đặt ở hậu cung trên bệ đá cao khoảng 1 m, hai bên có hai cầu thang bằng đá. Tượng Văn Xương đứng, tay cầm bút.
Ở gian phía sau đền thờ còn trưng bày xác ướp một chú rùa Hồ Gươm.
Trấn Ba Đình
[sửa | sửa mã nguồn]Phía Nam có đình Trấn Ba (đình chắn sóng - ngụ ý là cột trụ đứng vững giữa làn sóng không lành mạnh trong nền văn hoá đương thời). Đình hình vuông có tám mái, mái hai tầng có 8 cột chống đỡ, bốn cột ngoài bằng đá, bốn cột trong bằng gỗ. Cột trong đình có đôi câu đối:
Kiếm hữu dư linh quang nhược thủy Văn tòng đại khối thọ như sơnChữ Hán:
劍 有 餘 靈 光 若 水 文 從 大 塊 壽 如 山Nghĩa là:
Kiếm sót khí thiêng ngời tựa nước Văn cùng trời đất thọ như non.Các nhân vật được thờ trong đền ngoài Văn Xương Đế Quân, Lã Động Tân, Quan Vân Trường, Hưng Đạo Vương, còn thờ cả Phật A-di-đà. Điều này thể hiện quan niệm Tam giáo đồng nguyên của người Việt.
Tuy là một ngôi đền kiến trúc mới, song đền Ngọc Sơn là một điển hình về không gian và tạo tác kiến trúc. Sự kết hợp giữa đền và hồ đã tạo thành một tổng thể kiến trúc Thiên - Nhân hợp nhất, tạo vẻ đẹp cổ kính, hài hoà, đăng đối cho đền và hồ, gợi nên những cảm giác chan hoà giữa con người và thiên nhiên.
Ảnh
[sửa | sửa mã nguồn]- Đình Trấn Ba trong khuôn viên đền Ngọc Sơn.
- Đông đảo người đi lễ đền Ngọc Sơn.
- Xác ướp Rùa Hồ Gươm trong tủ kính đền Ngọc Sơn.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Quyết định 2383/QĐ-TTg năm 2013 xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt”.
- ^ “Quyết định 92-VHTT/QĐ xếp hạng 17 di tích lịch sử văn hoá”. Thư viện pháp luật.
- ^ [1]
- Tuyển tập văn bia Hà Nội, quyển 2, Khoa Học Xã hội, 1978, tr. 68-69.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Đền Ngọc Sơn Lưu trữ 2007-03-29 tại Wayback Machine
- Để hiểu thêm về đền Ngọc Sơn - Tháp Bút - Đài Nghiên[liên kết hỏng]
| ||
---|---|---|
Di tích lịch sửKiến trúc công cộng | Hoàng thành Thăng Long • Hồ Hoàn Kiếm (Cầu Thê Húc · Đền Ngọc Sơn · Tháp Rùa) • Khu phố cổ Hà Nội • Văn Miếu – Quốc Tử Giám • Thành Cổ Loa • Đường Lâm • Thành cổ Sơn Tây • Gò Đống Đa • Phủ Chủ tịch và khu di tích • Lăng Hồ Chí Minh • Cột cờ Hà Nội • Nhà hát Lớn • Nhà tù Hỏa Lò • Nhà khách Chính phủ • Tháp nước Hàng Đậu | |
Kiến trúc tôn giáo, tâm linh | Thăng Long tứ trấn (Đền Bạch Mã · Đền Voi Phục · Đền Kim Liên · Đền Quán Thánh) • Thăng Long tứ quán • Chùa Hương • Chùa Láng • Chùa Một Cột • Chùa Tây Phương • Chùa Thầy • Chùa Trầm • Chùa Trấn Quốc • Chùa Quán Sứ • Đền Sóc - Chùa Non Nước • Phủ Tây Hồ • Đại chủng viện Thánh Giuse • Đền Ngọc Sơn • Đền Lý Quốc Sư • Đền Hai Bà Trưng (Đồng Nhân) • Đền Hai Bà Trưng (Hạ Lôi) • Đền Hát Môn • Đền Phù Đổng • Nhà thờ Lớn • Nhà thờ Hàm Long • Nhà thờ Cửa Bắc • Nhà thờ Phùng Khoang • Đình Chèm • Đình Đại Phùng • Đình Hạ Hiệp • Đình So • Đình Tây Đằng • Đình Tường Phiêu | |
Hồ, công viên, khu sinh thái | Vườn quốc gia Ba Vì • Công viên Thống Nhất • Công viên Thủ Lệ • Vườn bách thảo • Ao Vua • Hồ Đồng Đò • Hồ Đồng Mô • Thác Đa • Hồ Tây • Công viên Hồ Tây • Khoang Xanh • Hồ Thiền Quang • Hồ Trúc Bạch • Sông Hồng • Công viên Âm Nhạc • Công viên Hòa Bình • Công viên Indira Gandhi • Công viên Lê-nin • Công viên Thiên Đường Bảo Sơn | |
Bảo tàng | Bảo tàng Hà Nội • Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam • Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam • Bảo tàng Dân tộc học • Bảo tàng Cách mạng Việt Nam • Bảo tàng Hồ Chí Minh • Bảo tàng Lịch sử Việt Nam • Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam • Thư viện Quốc gia Việt Nam • Bảo tàng nhiếp ảnh Lai Xá | |
Làng nghề | Gốm Bát Tràng • Lụa Vạn Phúc • Tranh Hàng Trống • Hoa Ngọc Hà • Đúc đồng Ngũ Xã • Rắn Lệ Mật • Rèn Đa Sĩ • Miến Cự Đà | |
Công trình thể thao | Cung thể thao Quần Ngựa • Cung thi đấu điền kinh trong nhà Mỹ Đình • Sân vận động Hàng Đẫy • Sân vận động Hoài Đức • Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình • Trường đua đường phố Hà Nội | |
Công trình thương mại - dịch vụ | Chợ Đồng Xuân • Chợ Hà Đông • Chợ Long Biên • Chợ Nhà Xanh • Keangnam Hanoi Landmark Tower • Lotte Center Hà Nội • Tòa nhà Hàm Cá Mập • Tràng Tiền Plaza • Vincom Bà Triệu | |
Khách sạn | Hilton Hanoi Opera • Khách sạn Opera Hà Nội • Khách sạn Sofitel Metropole | |
Các công trình khác | Sân bay quốc tế Nội Bài • Ga Hà Nội • Cầu Long Biên • Cầu Chương Dương • Cầu Thăng Long • Cầu Nhật Tân • Trung tâm Hội nghị Quốc gia Việt Nam • Quảng trường Ba Đình • Quảng trường Cách mạng Tháng Tám • Quảng trường Lao động • Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục • Bưu điện Hà Nội • Tòa nhà Quốc hội Việt Nam • Trụ sở Bộ Ngoại giao Việt Nam • Vinhomes Times City | |
Du lịch Việt Nam 7 khu du lịch quốc gia • An Giang • Bà Rịa – Vũng Tàu • Bạc Liêu • Bắc Giang • Bắc Kạn • Bắc Ninh • Bến Tre • Bình Dương • Bình Định • Bình Phước • Bình Thuận • Cà Mau • Cần Thơ • Cao Bằng • Đà Nẵng • Đắk Lắk • Đắk Nông • Điện Biên • Đồng Nai • Đồng Tháp • Gia Lai • Hà Giang • Hà Nam • Hà Nội • Hà Tĩnh • Hải Dương • Hải Phòng • Hậu Giang • Hòa Bình • Thành phố Hồ Chí Minh • Hưng Yên • Khánh Hòa • Kiên Giang • Kon Tum • Lai Châu • Lạng Sơn • Lào Cai • Lâm Đồng • Long An • Nam Định • Nghệ An • Ninh Bình • Ninh Thuận • Phú Thọ • Phú Yên • Quảng Bình • Quảng Nam • Quảng Ngãi • Quảng Ninh • Quảng Trị • Sóc Trăng • Sơn La • Tây Ninh • Thái Bình • Thái Nguyên • Thanh Hóa • Thừa Thiên Huế • Tiền Giang • Trà Vinh • Tuyên Quang • Vĩnh Long • Vĩnh Phúc • Yên Bái |
Từ khóa » đền Ngọc Sơn Nằm ở Vị Trí Nào Của Hồ Hoàn Kiếm
-
Đền Ngọc Sơn - Di Tích Văn Hóa Giữa Lòng Hà Nội - Klook Blog
-
Đền Ngọc Sơn Và Khu Vực Hồ Hoàn Kiếm - Sở Du Lịch Hà Nội
-
Địa Chỉ Đền Ngọc Sơn Nằm ở đâu - Viet Fun Travel
-
Đền Ngọc Sơn: Ngôi đền Linh Thiêng Giữa Lòng Hồ Gươm - Halo Travel
-
Hồ Hoàn Kiến – Đền Ngọc Sơn, Hồ Gươm Hà Nội, Hồ Lục Thủy
-
Di Tích Lịch Sử Và Danh Lam Thắng Cảnh Hồ Hoàn Kiếm Và đền Ngọc ...
-
Top 14 đền Ngọc Sơn Nằm ở Vị Trí Nào Của Hồ Hoàn Kiếm
-
Khám Phá Đền Ngọc Sơn - Biểu Tượng Văn Hóa Tâm Linh Của Hà Nội
-
Đền Ngọc Sơn Thờ Ai? Cùng Chia Sẻ Kinh Nghiệm đi Lễ đền Ngọc Sơn
-
Đền Ngọc Sơn Thờ Ai? Những Kinh Nghiệm Khi Lễ đền Và Bản Văn Khấn
-
Đền Ngọc Sơn Nằm ở Vị Trí Nào Của Hồ Hoàn Kiếm
-
Đền Ngọc Sơn Hồ Hoàn Kiếm
-
Các Di Tích Xung Quanh Hồ Hoàn Kiếm - Thế Giới Di Sản
-
Thuyết Minh Về Đền Ngọc Sơn ❤️️15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất