Đền Quốc Mẫu Âu Cơ ở Hạ Hoà, Phú Thọ - Văn Hóa Tâm Linh
Có thể bạn quan tâm
Ngày 3/8/1991, đền Mẫu Âu Cơ được Bộ Văn hóa – Thể thao cấp Bằng công nhận Di tích lịch sử quốc gia.
Lịch sử đền Quốc Mẫu Âu Cơ
Tương truyền trong số 50 người con theo mẹ Âu Cơ lên núi, người con cả dừng ở đất Phong Châu dựng kinh đô Văn Lang cai quản đất nước, truyền ngôi được 18 đời, gọi là các vua Hùng. 49 người con theo mẹ tiếp tục ngược thượng nguồn sông Thao, đến vùng Hiền Lương thấy sơn thuỷ hữu tình, đất đai tươi tốt bèn hạ trại khai hoang lập ấp, dạy cho dân làng nghề trồng lúa, nuôi tằm.
Trong lịch sử tồn tại mấy ngàn năm, đền thờ Mẫu Âu Cơ đã 3 lần được các triều đại nhà nước Việt Nam sắc phong. Lần thứ nhất dưới triều vua Lê Thánh Tông (1428 – 1527), nhà vua sai Giám quốc sư lên Hạ Hoà phong thần và cấp tiền cho nhân dân tôn tạo đền Mẫu Âu Cơ. Dưới triều Nguyễn, năm 1874 vua Tự Đức sắc phong là đền thờ Quốc Mẫu.
Ngôi đền nằm trong quần thể có nhiều di tích lịch sử và công trình văn hóa. Cách đền 500m về phía Đông có đình thờ Đức Ông Đột Ngột Cao Sơn – Thánh Vương Nam Việt và 2 tướng quân nổi tiếng của vua Hùng là Hùng Trấn Quý Minh và Hùng Trấn Bảo Quốc. Cách đó không xa về phía Tây là chùa Linh Phúc có quả chuông đồng đề bốn chữ lớn “Linh Phúc tự chung” và 20 pho tượng cổ.
Kiến trúc đền Mẫu Âu Cơ
Trải bao biến thiên của lịch sử, ngôi đền đã được trùng tu tôn tạo nhiều lần. Đền có 5 gian hình chữ nhất, cột gỗ lom, mái lợp ngói vẩy. Cây đa cổ thụ sau đền cành lá xum xuê gần như bao phủ kín ngôi đền bé nhỏ.
Pho tượng Quốc mẫu Âu Cơ cao 0,93m đặt trên ngai vị, 2 tay đặt trên đầu gối, chân đi hài cong, đầu đội mũ lấp lánh kim cương, dáng hình hiền hậu và thanh tú. Toàn bộ tượng và ngai được đặt trong một khám cao 1,82m, xung quanh trạm trổ tùng, cúc, mai và rồng chầu mặt nguyệt. Các thành phần khác bằng gỗ trong đền đều được chạm trổ cầu kỳ và sơn son thếp vàng.
Lễ hội đền Mẫu Âu Cơ
Lễ chính đền Mẫu Âu Cơ vào ngày 7/1, kéo dài trong 3 ngày. Sau lễ tế nữ là lễ Mẫu dâng hương sớ. Trong dịp này, trước sân đền và tại đình làng có nhiều trò chơi dân gian địa phương như cướp cờ, đánh phết, hát ghẹo, hát Xoan…
Đặc biệt có tục làm bánh vôi từ bột gạo nếp và nước mía – một đặc sản nổi tiếng của vùng Hạ Hoà. Nhân dân địa phương ai cũng thuộc câu ca truyền tụng nhiều đời:
Mùng bảy đang tiết tháng Giêng Dân hiền tế lễ trống chiêng vang trời Anh em Bách Việt ta ơi! Ngày xuân thong thả tới nơi xem tường Đây ngày hội tế Mẫu vương Người sinh ra Tổ Hùng Vương nước nhà…
Là lễ hội có ý nghĩa đặc biệt để tưởng nhớ về nguồn cội, tri ân công đức tổ tiên, lại diễn ra ngay sau Tết Nguyên đán, sớm nhất trong các lễ hội của năm mới, nên từ năm 2005 đến nay, Lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ là sự kiện văn hóa – tín ngưỡng mở đầu chuỗi Lễ hội mùa xuân trên vùng đất Tổ – quê hương của hai Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Từ khóa » Hoa Lúa âu Cơ
-
Di Tích đền Mẫu Âu Cơ
-
Tìm Về đền Mẫu Âu Cơ - Tỉnh Phú Thọ
-
Đền Mẫu Âu Cơ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Giá Trị Nhân Văn Trong Tín Ngưỡng Thờ Mẫu Âu Cơ - Ngày Mới Online
-
Đền Thờ Mẫu Âu Cơ | Tạp Chí điện Tử Thế Giới Di Sản
-
Tổ Mẫu Âu Cơ Trong đời Sống Tín Ngưỡng Thờ Mẫu ở Việt Nam
-
Đền Mẫu Âu Cơ, ấm áp Một Huyền Tích Xưa - Báo Tuyên Quang
-
Bảo Vật Quốc Gia Và Truyền Thuyết Tổ Mẫu Âu Cơ - Báo Đồng Nai
-
Đền Thờ Mẫu Âu Cơ - Tinh Hoa đất Tổ - Tổng Cục Du Lịch
-
Nơi Tổ Mẫu Âu Cơ - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Nhớ ơn Mẹ Âu Cơ - Báo Nhân Dân
-
Du Lịch Đền Mẫu Âu Cơ
-
Tục Thờ Tổ Mẫu Âu Cơ ở Khu Di Tích Lịch Sử Đền Hùng - Phú Thọ