Đền Thờ Vua Mai Hắc Đế - Wikimapia

Wikimapia The map created by people like you! Đền thờ Vua Mai Hắc Đế Vietnam / Khu Bon Cu / Vinh / World / Vietnam / Khu Bon Cu / Vinh World / Vietnam / Bắc Trung Bộ / Nghệ An / Nam Đàn temple Add category Đền thờ Vua Mai Hắc Đế Đền thờ Vua Mai Hắc Đế Đền thờ Vua Mai Hắc Đế Đền thờ Vua Mai Hắc Đế Đền thờ Vua Mai Hắc Đế Đền thờ Vua Mai Hắc Đế Đền thờ Vua Mai Hắc Đế Từ trung tâm thị trấn Nam Đàn, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, theo Quốc lộ 46 ven sông Lam, chúng tôi về thăm Khu di tích lịch sử vua Mai Hắc Đế. Khu di tích này đã được xếp hạng Di tích cấp Quốc gia từ năm 1996. Vua Mai Hắc Đế tên thật là Mai Thúc Loan, sinh ra và lớn lên tại xã Đông Liệt, nay là xã Nam Thái, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Năm 713, Mai Thúc Loan có mặt trong đoàn phu đi cống vải (còn gọi là Lệ Chi) cho nhà Đường. Dọc đường, dân phu vô cùng khổ cực. Là người có sức khỏe, nhanh nhẹn, giỏi võ, tài năng, chí lớn, Mai Thúc Loan vận động dân phu nổi dậy giết bọn quan, lính áp tải, rồi dùng trái “Lệ Chi” làm lễ ăn thề. Mọi người cùng nhau tuyên thệ: “Dốc chí phục thù, giết hết bọn giặc để cứu nước” và tôn Mai Thúc Loan làm chủ súy. Mai Thúc Loan lập nghĩa quân, chọn Sa Nam làm căn cứ vì rú Đụn lớn hơn rú Vệ, hiểm trở và kín đáo, hai bên có sông Lam bao bọc. Xây đắp chiến lũy thành Vạn An (trên địa bàn thị trấn Nam Đàn hiện nay), chứa voi trận, khí giới, vũ khí, lương thực dự bị để tính kế lâu dài. Lần đầu tiên trong lịch sử, nghĩa quân của Mai Hắc Đế đã quét sạch quân xâm lược ra khỏi bờ cõi, lập nên nhà nước Vạn An độc lập, tự chủ ở thế kỷ VIII, buộc nhà Đường sau đó phải bãi bỏ lệ cống nạp sản vật và thay đổi một số chính sách cai trị dân. Đền thờ Mai Hắc Đế ở khu vực Ngọc Đái Sơn, hướng ra đê sông Lam, phong quang, sạch sẽ. Cổng đền thờ Vua Mai khá đồ sộ, có đến sáu trụ nhưng chỉ một lối vào rộng thênh thang. Hai trụ chính cao lớn, trên chóp có tượng kỳ lân, những trụ khác gắn sen búp. Hai bên cổng xây tường có mái giả, bên trái đắp tượng quan võ đeo kiếm, ngựa hồng, bên phải đắp tượng quan văn cầm quyển thư, ngựa bạch. Theo sử ghi thì Đền thờ vua Mai được xây trên chính mảnh đất ông đã xây dựng căn cứ địa của cuộc khởi nghĩa - Sa Nam - thuộc thị trấn Nam Đàn, huyện Nam Đàn. Trước đây nơi thờ vua Mai là một ngôi đền nhỏ, đơn giản. Đến năm Minh Mạng thứ hai được xây dựng khang trang hơn, kiểu chồng diềm tám mái. Đầu thời nhà Nguyễn, đền được mở rộng diện tích hơn 10.000m2. Năm 2005, ngôi đền được trùng tu gồm ba phần: Thượng điện thờ vua và gia quyến; trung điện thờ tướng sĩ có công; hạ điện là nơi hành lễ, thờ cúng công đồng và lưu giữ nhiều cổ vật còn lại như long ngai, bài vị, câu đối. Từ đền vua Mai cách khoảng 3km về phía Tây là đến khu mộ vua Mai. Lăng mộ vua Mai được xây dựng ngay trên khu đất an táng hài cốt, giữa một thung lũng hẹp bên chân núi Đụn - dãy núi có tiếng là “linh địa”. Ngài qua đời năm 723, trong thung lũng núi Đụn rộng vài chục mẫu, ba mặt có núi bao quanh, ngoảnh mặt về hướng Đông, nhìn thẳng ra dòng sông Lam. Ngôi mộ được xây theo kiểu "thượng miếu hạ mộ" (miếu ở trên, mộ ở dưới). Hiện nay, khu mộ đã được tôn tạo lại có quy mô bề thế, trang trí công phu. Năm 2015, tại đây đã phát hiện nhiều di vật như: Tượng chim uyên ương, tượng đầu rồng, tay rồng, lá đề, đầu đao được làm từ đất nung. Ngoài ra, còn phát hiện được các mảnh tháp bằng đất nung loại nhỏ 5 tầng, cao trung bình 30-40cm. Cách mộ vua chừng 3km về phía Bắ, tại núi Giẻ ở làng Ngọc Trừng (xã Nam Thái) có lăng mộ mẹ vua Mai, ngôi mộ đã trùng tu và tôn tạo trên cơ sở giữ nguyên hài cốt tại vị trí người dân địa phương mai táng khi bà tử nạn cách đây hơn 1.300 năm. Ngày nay, để tưởng nhớ công ơn vua Mai Hắc Đế, Ngày 13 - 15 tháng giêng âm lịch hàng năm, người dân khắp các nơi lại nô nức xuôi về huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An dự lễ hội Đền vua Mai với nhiều hoạt động đặc sắc, sôi nổi, mang đậm bản sắc văn hóa. Mai Thúc Loan (Mai Hắc Đế) là một trong những người yêu nước đứng lên chống giặc một cách oanh liệt và có hiệu quả nhất định, quét sạch quân giặc ra khỏi bờ cõi, dựng nên nước Vạn An độc lập ở thế kỉ VIII. Mở đầu cho lễ hội Đền vua Mai là dàn trống hội nổi lên, cùng màn biểu diễn múa lân thật sự hoành tráng, hấp dẫn cùng với văn tế, tái hiện thân thế, cuộc đời, sự nghiệp và công đức vua Mai, ôn lại khí thế hào hùng, tinh thần bất khuất của cuộc khởi nghĩa Hoan Châu chống lại ách đô hộ nhà Đường dành quyền độc lập cho dân tộc trong suốt gần 10 năm, từ năm 713 đến năm 722. Lễ rước trong lễ hội là một trong những nghi thức quan trọng và mang đậm bản sắc của lễ hội vùng tả ngạn sông Lam. Theo đó có 4 đoàn rước từ Nam Thái nơi có mộ mẹ Vua; từ đền Nậm Sơn (nơi thờ một trong 4 vị tướng của tứ trụ triều đình) từ đền Vua Mai và đền Khả Lãm (Nam Thượng). Mỗi đoàn rước được trang bị những trang phục khác nhau, với cờ, kiệu, lọng, trống tưng bừng, rộn rã, các đoàn gặp nhau tại đền vua Mai, thị trấn Nam Đàn để khai mạc hội. Tại đây sẽ diễn ra các nghi thức bao gồm: lễ khai quang, lễ yết cáo, lễ dâng hương, lễ đại tế, lễ tạ… Đền thờ được xây dựng ở chính nơi xưa kia là trung tâm đại bản doanh của nghĩa quân vua Mai, đồng thời cũng là kinh đô của Mai triều thuở ấy. Từ đền Vua Mai, theo chân con đê nhỏ hoặc du thuyền dọc bờ tả ngạn sông Lam khoảng 1 km về phía Tây, du khách sẽ đến với khu mộ Vua Mai nằm giữa một thung lũng dưới chân núi Đụn Sơn, xã Vân Diên, Nam Đàn, dãy núi có tiếng là "địa linh" xưa nay. Phần hội có các trò chơi dân gian như: chọi gà, đấu vật đu tiên, cờ người, các hoạt động hiện đại như bóng chuyền, bóng bàn, hội trại, biểu diễn nghệ thuật... Đặc biệt, hội thi đấu vật thu hút rất đông người dân tham gia, là “môn võ” có truyền thống lâu đời tại mảnh đất này. Huyện Nam Đàn cũng đã mở trung tâm đào tạo môn đấu vật, rất nhiều em nhỏ đã sớm tập làm quen với trò chơi dân gian này. Đặc biệt, trong tối 14/1 Âm lịch, tại khu di tích mộ vua Mai, người dân về tham dự lễ hội được thưởng thức vở cải lương “Mai Hắc Đế” của tác giả Nguyễn Thế Kỷ, nguyên Bí thư Huyện ủy Nam Đàn, nay là Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương do Nhà hát Cải lương Việt Nam trình diễn. Vở cải lương hoành tráng, hào hùng, nhưng không kém phần xúc động, tái hiện lại bối cảnh lịch sử 13 thế kỷ trước, với hình ảnh nhân vật lịch sử Mai Thúc Loan từ khi chào đời cho đến lúc trở thành anh hùng dân tộc. Ông đã đánh đuổi quân xâm lược nhà Đường, tổ chức cuộc khởi nghĩa Hoan Châu và mang đến 10 năm độc lập dưới thời Bắc thuộc cho người Giao Chỉ. Đến viếng cụm di tích vua Mai Hắc Đế vào những ngày hội lớn này, được ôn lại cuộc khởi nghĩa anh dũng của ông, và nổi bật hơn cả là ông đã huy động một lực lượng dân nghèo từ khắp vùng Hoan Diễn đến Điểu Yêu (Hải Phòng), Đường Lâm, Tống Bình (Hà Nội ngày nay) đứng lên chống quân xâm lược phương Bắc, càng hiểu hơn giá trị của sức mạnh toàn dân trước họa xâm lăng. Đều này nói lòng yêu nước vô cùng lớn lao của quân dân ta thời bấy giờ. Trong vở cải lương vua Mai Hắc Đế, có những cảnh khiến khán giả lặng người như ảnh Mai Hắc Đế trò chuyện cùng hồn phách của nhà thơ Vương Bột nhà Đường, hay câu chuyện về Bạch Vân (vợ Quang Sở Khách), đầy giằng xé giữa Hán và An Nam – rồi cuối cùng đã giúp Mai Hắc Đế trong cuộc khởi nghĩa… Qua vở cải lương, người dân được được tiếp cận với lịch sử không chỉ trong truyền thuyết, sách vở, mà bằng con người, với xung đột nội tâm, với khí phách, với tinh thần quật khởi… một cách sinh động, cụ thể… www.youtube.com/watch?v=0OM_R-LRQSs (Nguồn: Tổng hợp Internet) Nearby cities: Coordinates: 18°41'47"N 105°28'38"E Add your comment in english

Comments

  • nhungdt Đây là mộ và đền thờ Vua Mai Hắc Đế, hàng năm cứ đến ngày 12 - 16 tháng 1 (âm lịch) người dân tổ chức lễ hội. 12 years ago | reply | hide comment
Add comment for this object Your comment: Post comment
  • Similar places
  • Nearby places
  • Nearby cities
  • SawangSuwannaram Temple 160 km
  • Wat Noi Pho Kham 164 km
  • Pha That Si Khotabong 166 km
  • Wat Pho Chai 178 km
  • Wat Si Wichai 180 km
  • Wat That Mahachai 191 km
  • Wat Maruk Khanakhon, 193 km
  • Pra That Cheung Chum Worawiharn Temple (วัดพระธาตุเชิงชุม) 221 km
  • Sutdhawas Forest Temple (วัดป่าสุทธาวาส) 223 km
  • WAT MUANG UDOM PATANA 239 km
  • Van Dien commune 2.2 km
  • Nam Dan district 4.4 km
  • Nam Thanh commune 5 km
  • Hung Tien commune 6.1 km
  • Thanh Lam commune 6.2 km
  • Nam Anh commune 6.8 km
  • Hong Long commune 7.7 km
  • Nam Xuan commune 7.9 km
  • Nghi Loc district 17 km
  • Thanh Chuong district 28 km
  • 80 km
  • 276 km
  • 321 km
  • 334 km
  • 373 km
  • 405 km
  • 550 km
  • 576 km
  • 627 km
  • 779 km
Van Dien commune Nam Dan district Nam Thanh commune Hung Tien commune Thanh Lam commune Nam Anh commune Hong Long commune Nam Xuan commune Nghi Loc district Thanh Chuong district ×

Post comment

Log in with Facebook Log in with VK

or continue as guest

Wikimapia username Your name Please enter your name Post comment

Từ khóa » đền Mai Hắc đế