Đền Trần ở Thái Bình - Thái Đường Lăng - Văn Hóa Tâm Linh
Có thể bạn quan tâm
Đền Trần Thái Bình toạ lạc trên diện tích 5175 m2, đền thờ các vua Trần và Đức thánh Trần Hưng Đạo đã được xây dựng công phu, uy nghi bề thế toạ lạc trên nền phế tích nằm giữa trung tâm xã Tiến Đức với các hạng mục đã hoàn thành là toà hậu cung, toà bái đường, tả vu, hữu vu, nghi môn, đài hoá vàng, ba ngôi mộ các vua Trần và một số công trình kiến trúc liên quan.
Khu đền thờ, lăng mộ vua Trần
Đền thờ các vua Trần, người xưa gọi là Thái Đường Lăng, được coi là nơi phát tích, nơi sinh tồn phát triển và dựng nghiệp của triều đại nhà Trần.
Cách đây hơn 700 năm, tại đây, các vị vua khai nghiệp nhà Trần sinh ra và khởi nghiệp. Trong khoảng thời gian 175 năm tồn tại, triều Trần đã lãnh đạo quân dân Đại Việt lập nên những chiến công hiển hách, ba lần đánh thắng quân xâm lược Nguyên – Mông hung hãn bậc nhất thời đó.
Trong cả ba cuộc kháng chiến đó, sau thành Thăng Long, mảnh đất Long Hưng – Ngự Thiền đều là nơi nhà Trần chọn làm hậu cứ để xuất nhập thần kỳ.
Lịch sử Việt Nam ghi nhận vương triều nhà Trần đã sinh ra các vị vua anh minh tuấn kiệt như Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông và rất nhiều tướng soái tài ba, nhân vật lịch sử kiệt xuất như Trần Thủ Độ, Linh từ Quốc mẫu Trần Thị Dung, Trần Hưng Đạo…
Cũng tại đây chứng kiến nhiều sự kiện trọng đại gắn liền với vương triều Trần như đại lễ bái yết tổ tiên và ăn mừng chiến thắng quân Nguyên – Mông lần thứ ba (17 tháng 3 năm 1288).
Mùa hạ 1312 vua Trần Minh Tông đi tuần thú biên giới phía Nam về, cũng làm lễ báo tiệp tại lăng các tiên đế tại Thái Đường Phủ Long Hưng.
Tháng 11 – 1390 với chiến thắng của Trần Khát Chân tại cửa Hải Thị – Ngự Thiên giết được vua Chiêm là Chế Bồng Nga, Vua Trần Thuận Tông cũng về Long Hưng bái yết để dâng công chiến thắng lên tổ tiên.
Đặc biệt mảnh đất Tam Đường linh thiêng hiện lưu giữ hài cốt của các bậc tổ tiên triều Trần như Thủy tổ Trần Kinh, Thái tổ Trần Hấp, Nguyên tổ Trần Lý, Thái Thượng hoàng Trần Thừa… Khi các vị vua và hoàng hậu băng hà, trên một nửa được an táng tại quê nhà và đều được xây lăng miếu phụng thờ.
Thái Đường Lăng là nơi an nghỉ vĩnh hằng của các vị vua đầu triều Trần: Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông. Các hoàng hậu sau khi qua đời đều được quy về hợp táng tại các lăng mộ Thọ Lăng, Chiêu Lăng, Dự Lăng, Quy Đức Lăng. Trong 4 vị hoàng hậu thì 2 vị được ghi rõ là Khâm Từ Bảo Thánh hoàng hậu (vợ vua Trần Nhân Tông), Tuyên Từ Hoàng Thái Hậu (em gái Khâm Từ). Hai vị còn lại khả năng là Thuận Thiên Hoàng Thái Hậu (vợ vua Trần Thái Tông) và Nguyên Thánh Thiện Bảo hoàng thái hậu (vua Trần Thánh Tông).
Đây là đặc điểm độc nhất vô nhị trong các di tích về thời đại nhà Trần trong cả nước.
Các công trình kiến trúc được bố trí theo trục chính, chia thành các không gian hành lễ, không gian nội tự đền, không gian vườn cây xanh… kế thừa và phát huy kiến trúc đình làng.
Xem video về Đền Trần Thái Bình dưới đây:
Tòa Hậu Cung
Toà hậu cung Đền Trần có kết cấu chữ đinh, gồm hai toà tám gian, trên diện tích 359 m2, tôn vinh vẻ uy linh của hậu cung với hệ thống rồng đá được chạm trổ tinh vi, sống động.
– Chính cung thờ:
1, Linh vị cụ Trần Kinh (Truy tôn Mục tổ Hoàng đế)
2, Linh vị cụ Trần Hấp (Truy tôn Linh tổ Hoàng đế)
3, Linh vị Nguyên Tổ Trần Lý (Truy tôn Nguyên tổ Hoàng đế)
4, Thánh Tượng Thái Tổ Trần Thừa (Truy tôn Thái tổ Hoàng đế). Ông là con trưởng của Trần Lý. Tháng 10 năm Bính Tuất (1226) ông chính thức vào ngôi Thượng Hoàng để củng cố Vương Triều, xây dựng đất nước. Thượng Hoàng băng ở cung Phụ Thiên năm Giáp Ngọ thứ 3 (1234) tháng Giêng ngày 18. Mộ táng tại Thọ Lăng Thái Đường. 12 năm sau khi ông mất, ông được truy tôn là Thái Tổ.
– Bên phải thờ Thánh Thượng Thống Quốc Thái Sư Trần Thủ Độ. Ông là một nhân vật kiệt xuất đi đầu trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước thời Trần. Ông qua đời vào năm Giáp Tý (1264). Hiện có đình thời và lăng mộ tại xã Liên Hiệp, Hưng Hà.
– Bên trái thờ Thánh Thượng Linh Từ Quốc mẫu Trần Thị Dung. Sinh thời bà là người con gái tái sắc vẹn toàn, bà đã dàn xếp mọi bất bình nội tộc để củng cố niềm tin và đoàn kết chống thù trong giặc ngoài, xây dựng vương triều phát triển. Bà mất năm 1259, hiện có đền thờ và lăng mộ tại xã Liên Hiệp, Hưng Hà. Tòa Đệ Nhị
– Chính giữa là ban thờ Thánh tượng vua Trần Thái Tông (Miếu hiệu của Trần Cảnh 1218 – 1277). Ông là đời vua đầu tiên của triều Trần, là con trưởng của Trần Thừa, được Lý Chiêu Hoàng truyền ngôi năm Ất Dậu (1225), năm Mậu Tý (1258) nhường ngôi làm Thái Thượng Hoàng. Đến năm 1277 ngày 1 tháng 4 (AL), ông băng hà thọ 60 tuổi mộ táng ở Chiêu Lăng – Thái Đường.
– Bên trái thờ Thánh tượng vua Trần Thánh Tông (Miếu hiệu của Trần Hoảng 1240 – 1296). Ông là đời vua thứ hai Triều Trần, là con trưởng Vua Thái Tông. Năm 1258 được vua cha nhường ngôi làm vua 21 năm. Năm Giáp Thân (1284) nhường ngôi cho Nhân Tông làm Thượng Hoàng, băng hà vào ngày 25 tháng 5 năm Canh Dần (1290) thọ 51 tuổi. Mộ táng ở Dụ Lăng – Thái Đường.
– Bên phải thờ Thánh tượng vua Trần Nhân Tông(Miếu hiệu của Trần Khâm 1258 – 1308). Ông là đời vua thứ ba của triều Trần, là con trưởng vua Thánh Tông. Năm 1293 (Kỷ Tỵ) nhường ngôi cho con là Anh Tông làm Thượng Hoàng và xuất gia. Năm Mậu Thân (1308) ngày 3 tháng 11 (ÂL), ông băng hà ở Am Ngọa Vân Yên Tử (Đông Triều Quảng Ninh) thọ 51 tuổi. Thi hài được hỏa táng theo phép nhà Phật.
Xá lỵ của ông được gửi gắm ở 3 nơi, 3 đỉnh tam giác địa chính trị quân sự dưới triều đại nhà Trần. Đó là Thái Đường (Long Hưng) Tức Mặc (Nam Định) và Yên Tử (Quảng Ninh).
Tòa Bái Đường
Thờ Ngai và bài vị của hội đồng các quan, tả thờ Văn quan, Hữu thờ Võ tướng triều Trần.
Ngoài ra trong quần thể đền thờ các vua Trần còn có Đền thánh thờ Quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo, đền thờ Mẫu…Hiện nay quần thể di tích đang tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện với tổng diện tích 22 ha.
Lễ hội đền Trần Thái Bình
Hàng năm, lễ hội đền Trần được tổ chức từ ngày 13 đến ngày 18 tháng Giêng âm lịch, với nhiều nội dung phong phú và có nhiều nét khác biệt so với địa phương khác, thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương. Lễ hội nhằm khẳng định và tôn vinh công lao dựng nước, giữ nước của nhà Trần, là dịp để nhân dân thể hiện đạo lý “ Uống nước nhớ nguồn”, lòng tri ân với các bậc liệt tổ, các vị vua, tướng sĩ, hoàng thân quốc thích nhà Trần. Qua đó giáo dục thế hệ trẻ truyền thống yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc.
Lễ hội cũng là nơi đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân và du khách, đồng thời việc tổ chức lễ hội đền Trần đã tạo điều kiện thuận lợi để Thái Bình có thể làm tốt hơn nữa nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của lễ hội đền Trần và các di sản thời Trần trên mảnh đất Hưng Hà.
Lễ hội bao gồm phần lễ được cử hành trang trọng, uy nghi và tôn kính như: lễ tế mở cửa đền, lễ rước nước thiêng từ ngã 3 sông Hồng về đền Trần, lễ tế mộ, đặc biệt có lễ bái yết được tổ chức nhằm khôi phục lại nghi lễ xa xưa các vua Trần thường làm lễ bái yết tổ tiên mỗi khi có sự kiện trọng đại… Bên cạnh đó, phần hội cũng được tổ chức sôi nổi với những trò chơi mang đậm tính dân gian như: thi cỗ cá, thi nấu cơm cần, thi vật cầu, kéo co, pháo đất, cờ tướng…
Nét đẹp vùng sông nước
Không chỉ được biết đến là một vương triều với võ công oanh liệt, giỏi đánh giặc, nhà Trần còn để lại cho hậu thế những nét sinh hoạt văn hóa rất riêng biệt, đặc sắc, đó là lễ giao chạ (kết nghĩa anh em) giữa 2 làng Vân Đài (xã Chí Hòa) và làng Tam Đường (xã Tiến Đức) đã tồn tại hơn 7 thế kỷ, lễ rước nước và thi cỗ cá độc đáo thể hiện đậm nét phương thức sống của cư dân vùng sông nước và mang tính nhân văn sâu sắc nhằm giáo dục, nhắc nhở thế hệ sau tưởng nhớ tới thuở hàn vi tổ tiên nhà Trần sống chủ yếu bằng nghề đánh cá. Đây thực sự là những nét sinh hoạt mang giá trị đặc sắc về văn hóa, lịch sử không dễ tìm thấy ở bất kỳ địa phương nào trên cả nước.
Song song với các hoạt động lễ hội, công tác quản lý cũng được quan tâm và từng bước đi vào nề nếp. Công tác tuyên truyền được chú trọng, nhấn mạnh đến giá trị văn hóa truyền thống của lễ hội là nhằm phát huy tinh thần thượng võ của nhà Trần cùng công lao to lớn của triều đại nhà Trần đối với sự phát triển của quốc gia, dân tộc Việt Nam và văn hóa Việt Nam trong lịch sử. Thực hiện việc tổ chức lễ hội với phương châm tiết kiệm, an toàn, mang màu sắc văn hóa, không để xảy ra các hoạt động mang tính chất thương mại hóa; không tổ chức phát ấn nhằm tránh sự lộn xộn, phản văn hóa và những hiểu biết sai lệch của nhân dân về ý nghĩa của nghi thức khai ấn truyền thống của nhà Trần; chuẩn bị tốt các phương án về an ninh trật tự, an toàn giao thông để đảm bảo an toàn cho du khách.
Đền Trần Thái Bình – Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia
Với những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, lễ hội đền Trần đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo quyết định số 231/QĐ-BVHTTDL ngày 27/1/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Đây là sự ghi nhận, đánh giá cao công tác bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng địa phương đối với lễ hội đền Trần Thái Bình trong nhiều năm qua và cũng là niềm tự hào, nguồn động viên, cổ vũ nhân dân Thái Bình tiếp tục lưu giữ và trao truyền hào khí Đông A, giáo dục truyền thống lịch sử cho thế hệ sau.
Từ khóa » Di Tích đền Trần Thái Bình
-
Đền Trần (Thái Bình) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Khu Lăng Mộ Các Vua Trần - Du Lịch Thái Bình
-
Lễ Hội đền Trần Thái Bình - Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Quốc Gia
-
Dâng Hương Tại Di Tích Quốc Gia đặc Biệt đền Trần ... - Báo Nhân Dân
-
Di Tích đền Trần (Thái Bình) - Dấu ấn Vàng Son Lịch Sử Việt
-
Đền Trần - Thái Bình Thanh Vắng Dịp đầu Năm | VOV.VN
-
Vùng đất Phát Tích Vương Triều Trần Và Khu Di Tích đền Trần Thái Bình
-
Đền Trần (Thái Bình) Là Gì? Chi Tiết Về Đền Trần (Thái Bình) Mới ...
-
Cụm Di Tích Nhà Trần Tại Thái Bình: Giao Thông Giữa ... - Báo Văn Hóa
-
Đền Trần Thái Bình – điểm đến Du Lịch Văn Hóa Tâm Linh
-
Đền Trần Thái Bình - Thái Đường Lăng - Nơi Linh Thiêng Thờ Các Vua ...
-
Lễ Hội đền Trần Thái Bình Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Quốc Gia
-
Dâng Hương Tại Di Tích Quốc Gia đặc Biệt đền ... - Báo Tuyên Quang