Di Tích đền Trần (Thái Bình) - Dấu ấn Vàng Son Lịch Sử Việt

Triều đại nhà Trần trong lịch sử ghi dấu ấn với việc đánh đuổi quân Nguyên Mông với những trận đánh lừng lẫy của các danh tướng. Và cũng trong quá trình đánh đuổi giặc ngoại xâm, các quần thể kiến trúc được xây dựng và để lại dấu tích cho đến ngày nay. Đền Trần Hưng Hà Thái Bình là một ví dụ điển hình. Cùng Thăng Long Đạo Quán tìm hiểu khu di tích này trong bài viết dưới đây.

1. Sự tích đền Trần Thái Bình

Vốn sống bằng nghề đánh cá, họ Trần thường sinh sống làm ăn ở những vùng cửa sông ven biển. Đến đời Trần Lý (ông nội của vua Trần Thái Tông) đã trở thành một cự tộc có thế lực vùng Hải Ấp (nay là xã Canh Tân, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình). 

Năm 1209 khi trong triều có biến loạn, vua Lý Cao Tông phải chạy lên Quy Hóa. Thái tử Lý Sảm chạy về Hải Ấp đã được gia đình Trần Lý giúp đỡ. Hoàng tử Sảm đã kết duyên cùng Trần Thị Dung – con gái của Trần Lý. Họ Trần đã tập hợp thương binh giúp nhà Lý dẹp loạn, diệt trừ Quách Bốc, đưa vua Lý trở lại kinh đô. Sau này, vua Lý hoàn toàn phụ thuộc vào thế lực anh em họ Trần.

Năm 1223, Trần Tự Khánh chết, mọi việc đều uỷ quyền cho Trần Thủ Độ. Một năm sau, vào tháng 12 âm lịch năm 1225, Trần Thủ Độ ép Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng. Nhà Trần bắt đầu nắm quyền cai trị.

2. Lịch sử đền Trần Thái Bình thờ ai

Các vua Trần đã cho xây dựng một hành cung Long Hưng để tổ chức những đại lễ mừng chiến thắng. Tam đường là nơi lưu giữ hài cốt của các tổ tiên triều Trần như: Thủy tổ Trần Kinh, Ninh tổ Trần hấp, Nguyên tổ Trần Lý, Thái tổ Trần Thừa…

Khi các vị vua và hoàng hậu băng hà thì có tới trên một nửa được an táng tại quê nhà. Tất cả đều được xây lăng miếu phụng thờ, trong đó Thái Đường Lăng là nơi an nghỉ vĩnh hằng của các vị vua đầu triều Trần như Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông.

Đền Trần Thái Bình thờ ai
Đền Trần Thái Bình thờ ai

Các hoàng hậu sau khi qua đời đều được quy về hợp tác tại các lăng mộ như Thọ lăng, Chiêu lăng, Dự lăng, Quy đức lăng. Năm tháng qua đi, lăng mộ ba vị vua đầu triều Trần và dòng sông Thái Sư vẫn còn đó. Hơn 7 thế kỷ, những di vật nằm sâu trong lòng đất Tam Đường đã được khai quật, giúp hậu thế tìm lại một quần thể kiến trúc lăng mộ, kiến trúc hành cung Long Hưng uy nghi, tráng lệ.

3. Đặc điểm di tích đền Trần Hưng Hà Thái Bình

Đặc điểm kiến trúc độc đáo của đền Tràn Thái Bình
Đặc điểm kiến trúc độc đáo của đền Trần Thái Bình

3.1. Vị trí

Khu di tích Quốc gia đặc biệt Đền thờ và lăng mộ các vua Trần ở Thái Bình thuộc làng Tam Đường, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà. 

Toàn thể khu di tích đền Trần Hưng Hà Thái Bình tọa lạc ở vị trí rất gần với các tỉnh huyện khác như Hưng Yên, Nam Định, Phủ Lý. Vì thế rất tiện lợi cho các khách thập phương đến vãn cảnh cùng tế.

Thôn Tam Đường Tiến Đức chính là nơi sinh ra và khởi nghiệp của các vị vua đầu tiên của nhà Trần. Trong khoảng thời gian 175 năm tồn tại, triều Trần đã lãnh đạo quân dân Đại Việt lập nên những chiến công hiển hách, ba lần đánh thắng quân xâm lược Nguyên – Mông hung hãn bậc nhất thời đó. Chính vì thế mà nơi đây được coi là nơi phát tích, dựng nghiệp của các triều đại Nhà Trần.

Năm 1312, vua Trần Minh Tông trong 1 lần ghé qua nơi đây cũng làm lễ báo tiệp tại Thái Đường Lăng.

Năm 1390, nhân dịp đánh bại quân Chiêm, tiêu diệt nhà Chế Bồng Nga, vua Trần Thuận Tông cũng về nơi đây để dâng hương báo công với tổ tiên.

3.2. Tổng quan kiến trúc

Với diện tích 5172m2, quần thể di tích đền nhà Trần thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo, Hoàng hậu và Công chúa triều Trần. Di tích được xây dựng công phu, uy nghi bề thế trên nền di tích nằm giữa trung tâm xã Tiến Đức. Các hạng mục kiến trúc bao gồm: tòa hậu cung, tòa bái đường, tả vu, hữu vu, nghi môn, đài hóa vàng, 3 ngôi mộ các vua Trần và một số kiến trúc liên quan.

Kiến trúc chung gồm 3 đền chính:

  • Đền Vua thờ Thái Tổ Trần Thừa và các Vua Trần.
  • Đền Thánh thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.
  • Đền Mẫu thờ Linh từ quốc mẫu Trần Thị Dung, Hoàng hậu và Công chúa Triều Trần.

Đây là một tổng thể kiến trúc rộng lớn, là nơi thờ tự các vua Trần. Các công trình kiến trúc được bố trí theo trục chính, chia thành các không gian như: không gian hành lễ, không gian nội tự đền, không gian vườn cây xanh. Là một công trình kiến trúc kế thừa và phát huy truyền thống kiến trúc đình làng. Riêng Tòa hậu cung đền Trần là một phần trong tổng thể kiến trúc. Nó có kết cấu chữ đinh, gồm hai tòa tám gian, trên diện tích 359m2. Được khởi dựng bởi sự tài hoa của những người thợ. Sự góp mặt của đá trong hợp thể kiến trúc tôn vinh vẻ uy linh của hậu cung với hệ thống rồng đá được chạm trổ tinh vi, sống động.

Nơi đây được gọi là Thái Đường Lăng. Hiện còn di tích là ba ngôi mộ táng ba vị vua đầu tiên của Triều Trần là Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông. 

Khi tham quan ngôi đền Tràn Thái Bình, xin đừng quên tìm hiểu các bài văn khấn đền Trần chuẩn xác nhất nhé!

4. Lễ hội đền Trần Hưng Hà Thái Bình

Lễ hội đền Trần Thái Bình đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 231/QĐ-BVHTTDL (1) ngày 27/01/2014 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.

Lễ hội đền Trần diễn ra vào ngày 13 đến 18 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Qua đó khẳng định và tôn vinh công lao dựng nước của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam.

Các nội dung diễn ra suốt lễ hội từ sáng 13 tháng giêng âm lịch đến hết ngày 18 tháng giêng âm lịch. Ví dụ như Thi cỗ cá, Thi gói bánh chưng, Thi thả diều, Thi pháo đất, Thi vật cầu, Thi kéo co.

Quang cảnh lễ hội đền Trần
Quang cảnh lễ hội đền Trần

Đền Trần tại Thái Bình là quần thể di tích lịch sử cần được bảo vệ. Đến thăm viếng tại đền Trần thể hiện lòng biết ơn tới những người có công cai trị và giữ nước. Trên đây là những thông tin về đền Trần tại Hưng Hà mà Thăng Long Đạo Quán tìm hiểu và tóm lược lại. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức về các địa danh, những di tích lịch sử hào hùng của dân tộc.

5. Kinh nghiệm khi đi du lịch đền Trần Thái Bình 

Du lịch đền Trần trong một ngày dao động trong khoảng 480.000 đ/khách. Xin lưu ý đây là dạng du lịch trọn gói, du khách có thể tham quan nhiều địa điểm khác cùng đường với đền Trần Thái Bình như: Chùa Keo Thái Bình, chùa Cổ Lễ, đền Trần ở Nam Định hay chùa Tam Chúc, chùa địa tạng phi lai tự, chùa Bà Đanh ở Hà Nam…’

Quãng đường từ Hà Nội đến đền Trần khoảng 77km mất gần 2 giờ đồng hồ di chuyển nên nếu đi bằng xe máy cần chuẩn bị đầy đủ xăng, mang theo ít nước uống để đảm bảo sức khỏe.

Lưu ý khi tham quan đền Trần Thái Bình
Lưu ý khi tham quan đền Trần Thái Bình

Đường đi tối ưu là: từ trung tâm thành phố Hà Nội bạn hướng về cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, tới địa phân Hà Nam bạn đi tiếp 30km nữa đến cầu Yên. Từ đây bạn chạy thẳng lên cầu Triều Dương Thái Bình qua Hưng Nhân, đến thị trấn Hưng Hà rẽ trái chạy 20km nữa là thấy đền Trần trước mắt.

Xin lưu ý khi đến đây cần lưu ý những điều này:

  • Chuẩn bị trang phục phù hợp với những nơi linh thiêng, quần áo dài lịch sự tránh những bộ đồ quá ngắn.
  • Dâng lễ chay mặn tùy tâm.
  • Trông coi đồ đạc cá nhân cẩn thận, vào mùa lễ hội rất dễ bị mất cắp.
  • Không cười nói quá to, nói chuyện lịch sự tại nơi linh thiêng.
  • Nên nghiên cứu và thắp hương đúng trình tự các đền chùa sao cho đúng.

Trên đây là những chia sẻ của Thăng Long Đạo Quán về những điều cần biết về Đền Trần Hưng Hà Thái Bình. Hy vọng các thông tin được cung cấp trong bài viết có thể giúp bạn dễ dàng ghế thăm ngôi đền cổ kính, cầu tài lộc bình an khi mỗi mùa xuân về. 

Các bài viết khác liên quan 

  • Đền Trần thờ ai
  • Các loại ấn đền Trần

Từ khóa » Di Tích đền Trần Thái Bình