ĐH Văn Hiến – ĐH Văn Lang: Mỗi Nơi Một Vẻ - Edu2Review

Mỗi bên một thế mạnh riêng

Nếu ĐH Văn Hiến chứng tỏ được thế mạnh ở những ngành Khoa học xã hội và Nghệ thuật thì Văn Lang cũng không thua kém ở những ngành Khoa học công nghệ chất lượng cao.

Hiện tại, ĐH Văn Hiến đang đào tạo 30 ngành/chuyên ngành trình độ đại học, cao đẳng bao gồm nhiều lĩnh vực Kinh tế, Du lịch, Kỹ thuật, Khoa học xã hội và Nghệ thuật. Trong hơn 20 năm qua, trường đã chứng tỏ thế mạnh của mình ở những ngành Khoa học xã hội như Văn học, Văn hóa học, Tâm lý học, Xã hội học… thu hút số lượng lớn thí sinh đăng ký học mỗi năm. Đặc biệt, ĐH Văn Hiến cũng là trường ngoài công lập đầu tiên ở Việt Nam được giao nhiệm vụ đào tạo hai ngành Nghệ thuật: Thanh nhạc và Piano bậc đại học chính quy.

ĐH Văn Lang lại ghi dấu ấn ở những ngành đào tạo chất lượng cao, hợp tác quốc tế ở những ngành khoa học, công nghệ ứng dụng, thiết kế. Theo đánh giá của các bạn sinh viên trên Edu2Reivew, sinh viên Văn Lang được học tập trong điều kiện cơ sở vật chất tốt, trang thiết bị hiện đại, phục vụ hiệu quả cho việc học. Hằng năm luôn có những chương trình hợp tác đào tạo quốc tế, mở ra cơ hội cho sinh viên được học tập ở những ngôi trường danh tiếng trên thế giới.

Xem thêm đánh giá của sinh viên vềđại học văn lang

Chính sách học phí khác nhau

Chính vì chương trình đào tạo có nhiều đặc thù khác biệt nên mức học phí của sinh viên hai trường cũng có nhiều điểm khác nhau.

Học phí ĐH Văn Hiến thu theo tín chỉ, sinh viên sẽ đóng tiền theo số tín chỉ đã đăng ký. Hiện tại, mức phí một tín chỉ là 542.000 đồng cho một tín chỉ đại cương và 747.000 đồng đối với một tín chỉ chuyên ngành. Riêng đối với những ngành Nghệ thuật (Piano và Thanh nhạc), có quy định riêng về mức học phí.

dai hoc van hien
Sinh viên ĐH Văn Hiến (Nguồn: VHU)

Khác với ĐH Văn Hiến, học phí ĐH Văn Lang chỉ mới bắt đầu tính bằng tín chỉ từ năm 2017. Hiện tại, học phí của ĐH Văn Lang dao động từ 20.000.000 – 40.000.000 đồng/năm tùy theo chuyên ngành. Học phí được công bố một lần ngay từ đầu khóa, và không thay đổi trong suốt khóa học. Ngoài học phí ra sinh viên không phải đóng thêm bất kỳ một khoản tiền hoạt động nào khác.

dai hoc van hien
Sinh viên ĐH Văn Lang (Nguồn: VLU)

Sinh viên đánh giá cơ sở vật chất ở hai trường như thế nào?

Hiện tại, trên trang đánh giá của Edu2Review, ĐH Văn Lang nhận được 8.0 điểm và ĐH Văn Hiến có 7.0 điểm từ đánh giá của các bạn sinh viên về cơ sở vật chất.

ĐH Văn Hiến có 3 cơ sở để thuận tiện cho sinh viên các ngành khác nhau.

Cơ sở chính nằm ở địa chỉ 665 – 667 – 669 Điện Biên Phủ, P.1, Q.3, TP HCM dành cho sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh, ngành Đông Phương học, Cao học và một số lớp học ngắn hạn.

Cơ sở thứ hai tọa lạc ở 2A2, Quốc lộ 1A, P. Thạnh Xuân, Q.12, là nơi học tập của sinh viên năm 3, năm 4.

Cơ sở thứ 3 nằm trên 613 Âu Cơ, P. Phú Trung, Q. Tân Phú với tổng diện tích 4.379,9m2 bao gồm 6 phòng học, 1 thư viện và 2 phòng thực hành nghiệp vụ: Buồng phòng và Bartender cùng với khối Văn Phòng, Khoa, Trung tâm của trường.

xem thêm đánh giá của sinh viên vềđại học Văn hiến

dai hoc van hien
Đại học Văn Hiến (Nguồn: VHU)

ĐH Văn Lang hiện tại có 2 cơ sở đào tạo và một ký túc xá dành riêng cho sinh viên của trường.

Trụ sở chính nằm ở 45 Nguyễn Khắc Nhu, P. Cô Giang, Q.1, TP.HCM. Trụ sở này gồm 9 tầng, diện tích khuôn viên là 1.224 m2, diện tích sàn xây dựng gần 10.000 m2. Đây là nơi làm việc của văn phòng Hiệu bộ và là nơi học tập của sinh viên các khoa: Kỹ thuật Nhiệt Lạnh, Công nghệ Sinh học, Công nghệ Kỹ thuật Môi trường, Kiến trúc – Xây dựng, Ngoại ngữ, Công nghệ Thông tin.

Cơ sở thứ hai của trường nằm ở địa chỉ 233A Phan Văn Trị, P.11, Q. Bình Thạnh, TP.HCM. Đây là nơi học tập của sinh viên các khoa: Quan hệ Công chúng và Truyền thông, Tài chính – Ngân hàng, Du lịch, Quản trị Kinh doanh, Thương mại, Kế toán – Kiểm toán, Mỹ thuật Công nghiệp.

dai hoc van lang
Đại học Văn Lang (Nguồn: VLU)

Ngoài cơ sở thứ ba tại 108C Thống Nhất, P.16. Q. Gò Vấp. TP.HCM và khu ký túc xá, trường còn đang xây dựng dự án Khu trường mới ở P. 5, Q. Gò Vấp, TP.HCM rộng gấp 11 lần cơ sở thứ hai để sinh viên có môi trường học tập tốt hơn.

Hy vọng với những điểm so sánh này, Edu2Review có thể giúp bạn chọn được môi trường học tập phù hợp nhất với nhất với mình. Chúc bạn luôn học tập tốt.

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Box thông tin: Tiện ích, môi trường học tập, vui chơi… hiện đại ngày càng thu hút sinh viên

Bên cạnh uy tín và chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất ngày càng trở thành một trong các tiêu chí không thể thiếu để các bạn tân sinh viên lựa chọn trường đại học, nhất là các bạn trẻ thuộc thế hệ Gen Z.

Cơ sở vật chất hiện đại, thoải mái, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như hiệu quả tiếp thu kiến thức của sinh viên. Đặc biệt, đối với sinh viên thời đại công nghệ số, các bạn càng đề cao và bị cuốn hút bởi không gian học tập sang sạch mịn, tân tiến, đa trải nghiệm với các trang thiết bị tối tân, cập nhật liên tục.

Một lựa chọn mới trong mùa tuyển sinh 2022 cho các sĩ tử chính là Trường Đại học Quản lý và Công nghệ TP.HCM (UMT). UMT đã “mạnh tay” đầu tư cơ sở vật chất để sinh viên có thể tận hưởng khoảng thời gian học tập ý nghĩa và hạnh phúc tại Trường. Điểm nổi bật nhất chính là khuôn viên rộng 80.000m2 với thảm cỏ xanh mướt và rợp cây bóng mát, nơi sinh viên sẽ học tập, nghỉ ngơi và thư giãn cùng bạn bè. Không gian học tập đa trải nghiệm không phải nơi đâu cũng có, bao gồm Viện Nghiên cứu Sáng tạo, Giảng đường hiện đại, Thư viện số, Studio, Phòng Lab, Phòng Nghiên cứu thực nghiệp cùng đầy đủ tiện ích cho sinh viên như sân bóng đá đa năng, sân bóng rổ, phòng gym, cửa hàng tiện lợi, cà phê chill, đường chạy bộ ven sông toàn khu dài đến 500m.

Cơ sở vật chất xịn xò tại UMT(Nguồn: YouTube – UMT - Trường Đại học Quản lý và Công nghệ TPHCM)

Chương trình đào tạo tại UMT được xây dựng theo chuẩn kiểm định quốc tế (ACBSP, ASIIN, NASAD). Trong đó, nhiều môn cơ sở ngành và chuyên ngành được giảng dạy bằng 100% tiếng Anh để làm bước đệm cho sinh viên trên con đường trở thành công dân toàn cầu. Đội ngũ giảng viên là các giảng viên có tâm và tầm, chuyên gia đầu ngành, nhà lãnh đạo và quản lý cấp cao thuộc nhiều lĩnh vực của các tập đoàn đa quốc gia. Vì thế, các thầy cô không chỉ là người truyền đạt kiến thức chuyên môn, mà còn là các “tiền bối” đi trước, chia sẻ cho sinh viên kinh nghiệm “thực chiến” trong nghề.

Theo đuổi giá trị giáo dục khai phóng, UMT áp dụng các phương pháp dạy - học khác biệt, đề cao trải nghiệm thực tế của sinh viên, có thể kể đến lớp học đảo ngược, học qua dự án, đào tạo thực tiễn, one-one coaching. Trường áp dụng phương pháp đánh giá năng lực theo thực tiễn, không khiến sinh viên “stress” vì điểm số, đảm bảo trải nghiệm hạnh phúc trong từng môn học.

Trang Trần (tổng hợp)

Nguồn ảnh cover: VHU

Từ khóa » đại Học Văn Hiến Gò Vấp