Đi Bộ Ngao Du - Ru-xô - Ngữ Văn 8 - HOC247

YOMEDIA NONE Trang chủ Ngữ Văn 8 Bài 27 Ngữ Văn 8 Đi bộ ngao du - Ru-xô - Ngữ văn 8 ADMICRO Lý thuyếtSoạn bài 76 FAQ

Bài giảng dưới đây giúp các em thấy được: Đi bộ ngao du là điều cần thiết và quan trọng. Ngoài ra giúp các em hiểu rõ cách lập luận chặt chẽ, sinh động, mang đậm sắc thái cá nhân của nhà văn Pháp Ru - xô được thể hiện trong bài Đi bộ ngao du, thấy được cuộc sống từng trải của tác giả qua đó thể hiện tác giả là người yêu tự do.

ATNETWORK YOMEDIA

1. Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả Ru-xô

b. Tác phẩm Đi bộ ngao du

c. Bố cục

1.2. Đọc - hiểu văn bản

a. Đi bộ ngao du được tự do

b. Đi bộ ngao du đem lại cơ hội trau dồi kiến thức, hiểu biết

c. Đi bộ ngao du có tác dụng rèn luyện sức khỏe

2. Bài tập minh họa

3. Soạn bài Đi bộ ngao du

4. Hỏi đáp về bài Đi bộ ngao du

5. Một số bài văn mẫu về Đi bộ ngao du

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả Ru-xô

  • Tên: Ru-xô (1712 - 1778) nhà văn Pháp.
  • Cuộc đời:
    • Nhà nghèo mồi côi mẹ từ nhỏ, cha là thợ đồng hồ, chỉ được đi học từ lúc 12 tuổi đến 14 tuổi.

    • Sau đó học nghề thợ chạm, bị chủ chửi mắng đánh đập, bị đuổi, phải làm nhiều nghề kiếm ăn như đầy tớ, gia sư, âm nhạc... trước khi trở thành nhà triết học, nhà văn nổi tiếng.

    • Ông viết Luận về khoa học, nghệ thuật, về sự bất bình đẳng và nhiều tiểu thuyết.

b. Tác phẩm Đi bộ ngao du

  • Đoạn trích trong SGK nằm trong quyển V, quyển cuối cùng của tiểu thuyết Ê-min hay về giáo dục.

  • Từ quyển I đến quyền IV là qúa trình giáo dục bé Ê-min của thầy giáo - gia sư.
  • Quyển V, Ê-min đã lớn, trước khi vào đời, Ê-min đi du lịch 2 năm để cho đạo đức và nghị lực được thử thách, và cũng để hiểu biết thêm về xã hội...

c. Bố cục

Bài văn được chia làm 3 phần

  • Phần 1: Từ đầu đến ... nghỉ ngơi: Đi bộ ngao du thì được hoàn toàn tự do.
  • Phần 2: Tiếp đó đến ... tốt hơn: Đi bộ ngao du có dịp trau dồi vốn kiến thức
  • Phần 3: Còn lại: Đi bộ ngao du có lợi cho sức khoẻ và tinh thần

1.2. Đọc - hiểu văn bản

a. Đi bộ ngao du được tự do

  • Trước hết, thú vị nhất là đi bộ, hơn đi ngựa.

  • Đi bộ được tự do:
    • Tự do đi, muốn đi thì đi muốn nghỉ thì nghỉ.
    • không phụ thuộc ai hay bất cứ phương tiện nào.
    • Không phụ thuộc vào đường xá, lối đi, chỉ phụ thuộc vào bản thân mình.
    • Thoải mái hưởng thụ tự do trên đường đi.
    • Để giải trí, học hỏi, vận động, làm việc. Bởi vậy sẽ không bao giờ chán.

→ Thỏa mãn nhu cầu hào hợp với thiên nhiên, đem lại cảm giác tự do thưởng ngoạn cho con người, Đó cũng là quan niệm giáo dục và phương pháp giáo dục của Ru - xô.

b. Đi bộ ngao du đem lại cơ hội trau dồi kiến thức, hiểu biết

  • Đi như các nhà triết học lừng danh: Ta - lét, Pla - tông, Pi - ta - go,...
  • Xem xét tài nguyên phong phú trên mặt đất.
  • Tìm hiểu các sản vật phong phú, đa dạng của thế giới tự nhiên.

→ Cách nêu dẫn chứng dồn dập, liên tiếp bằng những kiểu câu khác nhau: khi thì so sánh, khi thì nêu cảm xúc, khi thì nêu câu hỏi tu từ, hoặc lại nói về kết quả sưu tập tự nhiên của chú học trò Ê - mi.

Mở mang năng lực khám phá đời sống, mở mang tầm hiểu biết, làm giàu trí tuệ, giúp đầu óc được sáng láng.

c. Đi bộ ngao du có tác dụng rèn luyện sức khỏe

Đi bằng phương tiện mà tinh thần buồn bã, ngược lại đi bộ sảng khoái, vui tươi. Cảm giác thèm ăn, thèm ngủ, muốn nghỉ ngơi thoải mái sau mỗi chuyến đi bộ đã khẳng định ích lợi của nó

  • Tác giả chứng minh luận điểm bằng cách so sánh.

→ Nâng cao sức khỏe và tinh thần khơi dậy niềm vui sống, tính tình được vui vẻ.

  • Tổng kết

    • Nội dung

      • Từ những điều mà đi bộ ngao du đem lại như tri thức, sức khỏe, cảm giác thoải mái nhà văn thể hiện tinh thần tự do dân chủ - tư tưởng tiến bộc ủa thời đại.
    • Nghệ thuật

      • Dẫn chứng vào bài tự nhiên, sinh động, gắn với thực tiễn cuộc sống.
      • Xây dựng các nhân vật của hoạt động giáo dục, một thầy giáo và một hóc inh.
      • Sử dụng đại từ nhân xưng tôi, ta hợp lí gắn kết nội dung mang tính khái quát kiến thức mang tính trải nghiệm của bản thân người viết, làm cho luận điểm thêm thuyết phục.

Bài tập minh họa

Ví dụ

Đề: Làm rõ tầm quan trọng của việc đi bộ đối với sức khỏe mỗi người. Dựa vào bài Đi bộ ngao du của Ru - xô.

Gợi ý làm bài

1. Mở bài

  • Nêu lợi ích khái quát của việc đi bộ.

  • Trạng thái tinh thần và sức khỏe luôn tốt hơn sau mỗi lần đi bộ. Là sự mở mang trí óc và khơi gợi tình cảm của con người với thiên nhiên

2. Thân bài

  • Chứng minh rằng di bộ rất bổ ích với mọi người.
  • Những chuyến tham quan du lịch đem lại sức khỏe rất tốt cho học sinh, cũng như mọi người. Là cơ hội rất tốt để chúng ta được hoạt động và vui chơi hết mình.
  • Những dịp đi tham quan du lịch là những dịp để học sinh cùng hoạt động và chơi đùa với các bạn; hơn nữa thiên nhiên và bầu không khí trong lành của địa điểm du lịch luôn làm học sinh cảm thấy thích thú hoạt động.
  • Hoạt động thoải mái và tùy thích:
    • Tự do thưởng ngoạn cảnh đẹp thiên nhiên.
    • Tự do khám phá, chơi đùa,
  • Sau những chuyến đi bộ ngao du như vậy, chúng ta sẽ ăn ngon miệng hơn và có giấc ngủ sâu hơn, đấy chính là lợi ích của việc đi bộ.
  • Những chuyến tham quan du lịch, đi bộ đem lại sự sảng khoái về tinh thần.
  • Giúp chúng ta thư giãn và giải tỏa căng thẳng:
  • Tham quan và du lịch ngoài thiên nhiên giúp ta hít thở bầu không khí trong lành, làm tinh thần sảng khoái và tâm trạng thỏai mái.
  • Là cơ hội để mở mang trí tuệ, hiểu thêm, kiến thức mới và có ví dụ thực tế cho những kiến thức đã học.
  • Đi bộ ngao du gợi cảm hứng tìm tòi và khám phá:
    • Những loài thực vật lạ mắt thiên nhiên kỳ thú xung quanh.
    • Những con côn trùng đầy thích thú chúng ta.
  • Khơi gợi tình cảm yêu thương và ý thức gìn giữ thiên nhiên.
  • Phải đi đến với thiên nhiên, cách xa những tòa nhà cao tầng hay đường xá tấp nập xe cộ mới thấy

3. Kết bài

  • Đi bộ đem lại những lợi ích vô cùng to lớn cho mỗi người chúng ta.

  • Khẳng định lại những lợi ích không thể chối cãi của họat động đi bộ ngao du.

3. Soạn bài Đi bộ ngao du

Ru- xô là một nhà văn, nhà triết học nổi tiếng người Pháp. Ông có rất nhiều tác phẩm hay làm say mê độc giả trên toàn thế giới, một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông mà ta có thể kể tên, đó chính là tác phẩm “Ê- min hay về giáo dục”. Cuốn tiểu thuyết này có nội dung bàn về chuyện giáo dục một em bé tên là Ê- min, nhà văn đã tưởng tượng và đặt tên- từ khi mới sinh ra đời đến tuổi trưởng thành. Trong chương trình giáo dục, chúng ta cũng được học một trích đoạn của tác phẩm này là “Đi bộ ngao du”. Để nắm được nội dung bài học, các em có thể tham khảo thêm bài soạn Đi bộ ngao du.

4. Hỏi đáp về bài Đi bộ ngao du

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

5. Một số bài văn mẫu về Đi bộ ngao du

Để nắm vững hơn về nội dung bài Đi bộ ngao du, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu dưới đây

- Phân tích tác phẩm Đi bộ ngao du

-- Mod Ngữ văn 8 HỌC247

NONE

Bài học cùng chương

Hội thoại (tiếp theo) Hội thoại (tiếp theo) - Ngữ văn 8 Luyện tập: đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận Luyện tập: đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận - Ngữ văn 8 ADSENSE ADMICRO Bộ đề thi nổi bật UREKA AANETWORK

XEM NHANH CHƯƠNG TRÌNH LỚP 8

Toán 8

Toán 8 Kết Nối Tri Thức

Toán 8 Chân Trời Sáng Tạo

Toán 8 Cánh Diều

Giải bài tập Toán 8 KNTT

Giải bài tập Toán 8 CTST

Giải bài tập Toán 8 Cánh Diều

Trắc nghiệm Toán 8

Ngữ văn 8

Ngữ Văn 8 Kết Nối Tri Thức

Ngữ Văn 8 Chân Trời Sáng Tạo

Ngữ Văn 8 Cánh Diều

Soạn Văn 8 Kết Nối Tri Thức

Soạn Văn 8 Chân Trời Sáng Tạo

Soạn Văn 8 Cánh Diều

Văn mẫu 8

Tiếng Anh 8

Tiếng Anh 8 Kết Nối Tri Thức

Tiếng Anh 8 Chân Trời Sáng Tạo

Tiếng Anh 8 Cánh Diều

Trắc nghiệm Tiếng Anh 8 KNTT

Trắc nghiệm Tiếng Anh 8 CTST

Trắc nghiệm Tiếng Anh 8 Cánh Diều

Tài liệu Tiếng Anh 8

Khoa học tự nhiên 8

Khoa học tự nhiên 8 KNTT

Khoa học tự nhiên 8 CTST

Khoa học tự nhiên 8 Cánh Diều

Giải bài tập KHTN 8 KNTT

Giải bài tập KHTN 8 CTST

Giải bài tập KHTN 8 Cánh Diều

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8

Lịch sử và Địa lý 8

Lịch sử & Địa lí 8 KNTT

Lịch sử & Địa lí 8 CTST

Lịch sử & Địa lí 8 Cánh Diều

Giải bài tập LS và ĐL 8 KNTT

Giải bài tập LS và ĐL 8 CTST

Giải bài tập LS và ĐL 8 Cánh Diều

Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 8

GDCD 8

GDCD 8 Kết Nối Tri Thức

GDCD 8 Chân Trời Sáng Tạo

GDCD 8 Cánh Diều

Giải bài tập GDCD 8 KNTT

Giải bài tập GDCD 8 CTST

Giải bài tập GDCD 8 Cánh Diều

Trắc nghiệm GDCD 8

Công nghệ 8

Công Nghệ 8 KNTT

Công Nghệ 8 CTST

Công Nghệ 8 Cánh Diều

Trắc nghiệm Công Nghệ 8

Giải bài tập Công Nghệ 8 KNTT

Giải bài tập Công Nghệ 8 CTST

Giải bài tập Công Nghệ 8 CD

Tin học 8

Tin Học 8 Kết Nối Tri Thức

Tin Học 8 Chân Trời Sáng Tạo

Trắc nghiệm Tin học 8

Giải bài tập Tin học 8 CD

Tin Học 8 Cánh Diều

Cộng đồng

Hỏi đáp lớp 8

Tư liệu lớp 8

Xem nhiều nhất tuần

Đề thi giữa HK1 lớp 8

Đề thi giữa HK2 lớp 8

Đề thi HK2 lớp 8

Đề thi HK1 lớp 8

5 bài văn mẫu hay về bài thơ Nhớ rừng

Khi con tu hú

Tiếng Anh Lớp 8 Unit 10

Nhớ rừng

Quê hương

Tiếng Anh Lớp 8 Unit 9

Video Toán Nâng cao lớp 8- HK1

Video Toán Nâng cao lớp 8- HK Hè

Video Toán Nâng cao lớp 8- HK2

YOMEDIA YOMEDIA ×

Thông báo

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Bỏ qua Đăng nhập ×

Thông báo

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Đồng ý ATNETWORK ON zunia.vn QC Bỏ qua >>

Từ khóa » đọc Hiểu Văn Bản đi Bộ Ngao Du