Đi Chùa để Làm Gì? - Phật Giáo

Home Từ điển Dữ liệu Danh mục
  • Tin tức
  • Xiển dương Đạo pháp
  • Media
  • Môi trường
  • Lời Phật dạy
  • Sống an vui
  • Đức Phật
  • Sách Phật giáo
  • Giáo hội
  • Nghiên cứu
  • Tâm linh Việt
  • Phật pháp và cuộc sống
  • Phật giáo thường thức
  • Kinh Phật
  • Phỏng vấn
  • Chùa Việt
DỮ LIỆU Đức Phật Từ điển Giáo hội Chùa Sách Tăng sỹ Đời sống Thứ ba, 07/04/2015, 16:56 PM
  • muc luc 450
  • link
  • bug

Đi chùa để làm gì?

Nguyễn Linh Chi gg follow

Từ xưa đến nay, đi lễ chùa – một hoạt động gắn liền với đạo Phật đã trở thành một tập tục đẹp luôn được duy trì trong mỗi người con, mỗi gia đình Việt. Tuy nhiên, không phải ai đến chùa cũng có những mục đích giống nhau. Chúng ta hãy cùng lắng nghe những tâm sự của các phật tử.

Đầu tháng 4 năm 2015, theo gợi ý của thầy giáo, chúng tôi đã có khảo sát trong phạm vi nhỏ tại một số ngôi chùa ở Hà Nội với các phật tử, những người yêu mến đạo Phật câu hỏi "Đi chùa để làm gì? Vì sao quý vị đến chùa?". Theo đó, dựa trên kết quả khảo sát, chúng tôi tạm chia thành 4 nhóm đối tượng thường hay đến chùa. Những câu trả lời được ghi lại một cách trung thực. Đi chùa theo truyền thống gia đình Trong số những người được phỏng vấn, chúng tôi ước tính có khoảng 50% số người đi lễ chùa là theo truyền thống gia đình. Từ đời này qua đời khác với những nhà theo đạo Phật từ lâu thì việc đi lễ chùa đã trở thành một hoạt động thường ngày. Họ đi đến chùa để cầu xin từ chuyện cầu bình an, sức khỏe đến việc mong “trời Phật phù hộ” cho kết quả học tập của con cái, hay chuyện làm ăn, buôn bán sẽ thuận lợi và ngày càng tốt hơn. Thông thường, mọi người sẽ đi chùa vào các ngày Rằm và mồng Một hằng tháng hoặc khi có các sự kiện Phật giáo. Một phật tử ở chùa Bà Đá (Hà Nội) tâm sự: “Bác luôn mong cầu gia đình được hạnh phúc, con gái ngoan hiền, học giỏi. Trong kí ức của bác, những ngày theo mẹ đi lễ chùa xưa chỉ để nhặt xác pháo, xin lộc đầu năm, nay lớn lên rồi thì biết cầu mong cho bản thân. Đi chùa thì chỉ nên cầu bình an, còn tài lộc, sự thăng tiến đều phải dựa vào năng lực bản thân cùng một chút may mắn”.
Bà Hiền một phật tử chùa Pháp Vân (Hà Nội) chia sẻ: “Bà hay đi chùa vào những ngày Rằm, mồng Một, ngày lễ Phật giáo, Tết Nguyên đán hoặc những ngày gia đình có việc hệ trọng, bà luôn thành tâm cầu khấn hồng ân chư Phật, chư đại Bồ Tát, Hiền Thánh tăng gia hộ cho bản thân và gia đình mạnh khỏe, tai qua nạn khỏi, hạn ách tiêu trừ, gia đình hòa thuận”. Đi chùa vì đạo Phật là đạo của trí tuệ Ngoài ra, cũng có những phật tử đã bày tỏ quan điểm rằng họ đến chùa để học giáo lý nhà Phật, để hiểu được lý Nhân - Quả sao cho sống tốt hơn, tìm sự bình an cho gia đình. Từ đó có thể dạy lại cho con cháu sống tốt hơn, hướng thiện hơn”.
Cô Đỗ Hoài Thu – phật tử chùa Hòe Nhai - Hà Nội tâm sự: “Cô hay đi chùa Trấn Quốc, chùa Hòe Nhai để học điều thiện, giáo lý của đức Phật, tu tâm dưỡng tính, tập từ bi hỷ xả đối với tất cả mọi người trong gia đình cũng như ngoài xã hội”. Như vậy, đạo Phật đã trở thành một triết lý sống, là lý tưởng sống tốt đẹp mà mỗi phật tử luôn muốn hướng tới mỗi khi đến chùa. Đi chùa để bình tâm và cầu tình duyên Với thanh thiếu niên thì phần lớn họ đến chùa vì gặp khúc mắc trong cuộc sống như không thi đỗ vào trường Đại học mình muốn, đau khổ vì chia tay người yêu, thất nghiệp...Và khi không thể giải quyết được những vấn đề khó khăn, rơi vào trạng thái bế tắc thì họ nghĩ đến chùa. Với họ, đến chùa không những giúp bình tâm trở lại mà đôi khi còn giúp họ tìm thấy được con đường hay nói cách khác là cách giải quyết những trăn trở của mình.
Những phút giây tĩnh tâm bên cội Bồ đề, Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ
Những năm gần đây, vào dịp đầu năm các bạn trẻ hay rủ nhau đi cầu duyên hay cắt tình duyên ảnh hưởng rất nhiểu đến mặt tâm lý. Thay vì đến chùa để học theo những giáo lý của đức Phật truyền lại qua lời dạy của các Thầy hay trong kinh sách, các bạn trẻ lại hướng đến việc cầu duyên. Việc cầu duyên không sai nhưng quá lạm dụng để nó biến tướng thì không ổn chút nào. Bởi khi cầu duyên không thành các bạn trẻ dù mới ở độ tuổi hai mươi đã rủ nhau đi cắt tình duyên. Như một vòng luẩn quẩn cứ đi từ chùa này đến chùa khác xin làm các khóa lễ mà không biết được mọi sự trên đời đều bởi do nhân quả. Có những việc không phải cầu là có được. Ngoài việc tốn thời gian, tiền bạc của gia đình cũng như của bản thân thì việc đi quá nhiều nơi ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Thiết nghĩ, nếu được định hướng đúng đắn chắc các bạn sẽ không mê mờ như vậy. Đi chùa để giác ngộ Chùa Tứ Kỳ (Hà Nội) vì đến đúng ngày tu của đạo tràng niệm Phật nên khi được hỏi về đề tài của mình tôi đã có những câu trả lời khác hẳn với các phật tử ở các chùa khác. Vì các phật tử ở đây tu theo pháp môn Tịnh độ, chuyên tụng kinh Vô Lượng Thọ và niệm Phật nên hầu hết mọi người đều trả lời “đến chùa để tu dựa trên tha lực của Phật A Di Đà, đến chùa học Phật, để làm theo những lời Phật dạy, để được giải thoát, được vãng sinh”. Phật Thích Ca Mâu Ni có lần thuyết giảng: “Một viên đá dù nhỏ đến mấy mà ném xuống nước thì nó cũng chìm, nhưng nếu một hòn đá dù to đến mấy mà đặt trên bè thì nó cũng nổi”.
Phật tử Diệu Dần chia sẻ: “Thứ 7, Chủ Nhật và thứ Tư là ngày tu của đạo tràng. Cô đến chùa không phải vì đau khổ hay buồn bã như một số người thường nghĩ. Với cô, đến chùa vì mọi người xung quanh, vì gia đình, vì cha mẹ, vì dòng họ mình. Cô luôn muốn mang sự an vui đến cho mọi người. Cô chỉ nguyện cầu khi lâm mệnh chung thời sẽ được đức Phật A Di Đà tiếp dẫn về Tây Phương Cực Lạc”. Có một chú phật tử trẻ ngoài 40 cũng có một câu trả lời rất hay: “Chú đi chùa để đi tìm tâm Bồ Đề. Bồ Đề chính là giải thoát. Giải thoát chính là Giác ngộ. Giác ngộ chính là Phật.” Như vậy, với những ai chuyên sâu về pháp môn Tịnh độ thì mục đích khi đến chùa của họ đơn giản chỉ là cầu sự giải thoát, để giác ngộ được chân lý của đức Phật A Di Đà, mong cầu được vãng sinh. Nguyễn Linh Chi sinh viên Khoa Quan hệ Công chúng & Quảng cáo, Học viện Báo chí & Tuyên truyền

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

  • Chia sẻ Facebook
Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Dành cho bạn

  • Giới thiệu Kinh Bốn Mươi Hai Chương

    Giới thiệu Kinh Bốn Mươi Hai Chương

  • Kinh nguồn gốc khổ đau

    Kinh nguồn gốc khổ đau

  • Kinh Tứ thập nhị chương

    Kinh Tứ thập nhị chương

  • Kinh Thủ Lăng Nghiêm (Quyển 1)

    Kinh Thủ Lăng Nghiêm (Quyển 1)

  • Con nên hiểu biết ý nghĩa sáu phương  thì việc lễ bái có lợi ích lớn

    Con nên hiểu biết ý nghĩa sáu phương thì việc lễ bái có lợi ích lớn

  • Kinh giải thoát

    Kinh giải thoát

  • Bài kinh: Quả báo đời sau của việc sát sinh

    Bài kinh: Quả báo đời sau của việc sát sinh

  • Pháp ngữ trong Kinh Kim Cang (3)

    Pháp ngữ trong Kinh Kim Cang (3)

  • Hướng dẫn cách tụng và tải Kinh Phổ Môn

    Hướng dẫn cách tụng và tải Kinh Phổ Môn

  • Kinh Bách Dụ: Được chuột vàng

    Kinh Bách Dụ: Được chuột vàng

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm

Tin đọc nhiều nhất

1

Sát na là gì? Sát na được tính như thế nào?

2

Đức Phật dạy về bốn hạng người không nên xem là bạn?

3

Đức Phật là người Thầy giáo vĩ đại

4

Sự oán hận của vong hồn thai nhi

5

Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

6

Tội lỗi nặng nhất trong đời này là gì?

7

Sự cúng dường ý nghĩa nhất là gì?

Tin chọn lọc

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Làm từ thiện vì ai?

Đẹp lung linh hình ảnh người Việt "nhặt rác" ở Nhật Bản

Nuôi lớn bốn vị Bồ Tát (P.1)

Lễ hội quỷ ma (Halloween)

Lạc thú tình dục

Từ điển Phật giáo

  • A
  • B
  • C
  • D
  • E
  • F
  • G
  • H
  • I
  • J
  • K
  • L
  • M
  • N
  • O
  • P
  • Q
  • R
  • S
  • T
  • U
  • V
  • W
  • X
  • Y
  • Z
Tìm kiếm

Dữ liệu Phật giáo

  • Đức Phật
  • Tự Điển
  • Giáo hội
  • Chùa
  • Sách
  • Tăng sỹ

Từ khóa » đi Lễ để Làm Gì