Đi đám Tang Lạy Mấy Lạy Là đúng | Tang Lễ Martino

Nếu bạn vẫn chưa biết việc vái lạy có ý nghĩa như thế nào thì hãy theo dõi phần thông tin dưới đây để được giải đáp nhé. Theo phong tục của ông bà ta từ thời xa xưa, trong những thời điểm như dự đám tang, cúng tế thì hình thức vái lạy là một truyền thống không thể nào thiếu để thể hiện sự tôn trọng và trang nghiêm.

Bên cạnh đó, đây cũng là một hành động rất quen thuộc, phổ biến mà chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp mỗi khi viếng thăm chùa.

Đi đám tang lạy mấy lạy là đúng?

Ý nghĩa của việc vái lạy

Thực tế, hình thức vái lạy có ý nghĩa rất đơn giản, đây chỉ là thay cho lời chào kính cẩn, chứ không hề chứa đựng một ý nghĩa sâu xa nào khác. Tuy nhiên, trong trường hợp người đã khuất còn nằm trong quan tài, chưa chôn cất thì những người đến phúng điếu có vai trên, như hàng cha, anh, chị, cô chú chỉ đứng vái 2 vái mà không cần lạy. Khi đã được hạ huyệt hay đã thực hiện xong việc chôn cất người đã khuất thì mọi người nên vái người quá cố 4 vái.

Viếng đám tang lạy mấy lạu là đúng nhất?

Có thể nói, hình thức lạy sẽ được chia thành 3 kiểu chính, cụ thể là: lạy 2 lạy, lạy 3 lạy và lạy 4 lạy. Còn vái, hay được biết đến là bái thì chỉ được thực hiện sau khi lạy xong. Lưu ý rằng, cho dù bạn có lạy 2 lạy, 3 lạy hay 4 lạy thì cũng chỉ nên vái 2 vái mà thôi nhé.

Theo nguyên lý âm dương, khi chưa hạ huyệt quan tài người quá cố thì họ vẫn được xem là còn trên trần thế, vì vậy chúng ta chỉ nên lạy 2 lạy. Hai lạy này có ý nghĩa là âm dương nhị khí hòa hợp ở dương thế, tượng trưng cho sự sống.

Nếu đã thực hiện chôn cất người quá cố rồi thì bạn phải thực hiện lạy 4 lạy thì mới đúng nguyên tắc.

Xem thêm: Nghi thức tang lễ Phật giáo

Đi đám tang lạy mấy lạy là đúng?

Đi đám tang lạy mấy lạy

Đi đám tang lạy mấy lạy là phù hợp? Trong trường hợp tang gia theo Phật và đặt bàn thờ Phật trước hương án có di ảnh của người đã khuất, thì người đi đám tang phải lạy bàn thờ Phật với 3 lạy và 2 vái.

Tiếp theo, di chuyển đến trước di ảnh của người đã khuất và lạy 2 lạy. Lí do vì sao thì mình đã đề cập ở phần nội dung trên. Nếu đã hoàn thành xong thủ tục an táng cho người đã khuất thì khi đến thắp hương cho họ, bạn phải thực hiện lạy 4 cái và vái 3 vái.

Hãy nhớ rằng khi khách viếng lạy bao nhiêu lạy thì gia đình tang quyến phải đáp trả lại bấy nhiêu lạy, không được ít hơn và cũng không được nhiều hơn. Điều này mang một ý nghĩa chính là “ đáp lễ một cách đầy đủ” đến người đã dành thời gian dự tang lễ.

Tham khảo thêm: Dịch vụ tang lễ trọn gói

Thực hiện vái lạy khi viếng đám tang như nào?

Phía trên là nội dung đi đám tang nên lạy mấy lạy cho phù hợp, tiếp theo mình sẽ hướng dẫn các bạn vái lạy sao cho đúng cách nhé! Lạy tức là hình thức khi bạn chắp hai tay và đưa lên cao hơn trán, sau đó hạ từ từ xuống đối diện mặt và ngang ngực.

Với những trường hợp để thể hiện sự thành kính thì bạn nên tiếp tục quỳ xuống, chống hai lòng bàn tay xuống nền đất, cuối đầu sao cho chạm đất. Đây chính là một quy trình lạy đầy đủ và mang đậm tính tôn nghiêm mà bạn nên hiểu rõ.

Đi đám tang lạy mấy lạy là đúng?

Cách lạy trong thờ cúng

Trong các trường hợp đứng để vái lạy thì bạn có thể kẹp thêm một nén nhang vào 2 lòng bàn tay và úp vào nhau. Với hình thức lạy này, bạn phải nhìn về phía trước, sau đó tay và đầu đồng thời cúi xuống cùng một lúc.

Vái được hiểu là quỳ hoặc đúng, hai tay cũng chắp lại như động tác lạy. Tuy nhiên, khi vái thì động tác tay đưa xuống nhanh hơn, và chỉ nên đưa xuống trước ngực, đầu chỉ cần cúi xuống mà không cần chạm nền đất. Để cho bạn dễ nhớ, mình sẽ rút gọn phần thông tin ở trên như sau:

  • Lễ Phật: Lạy hoặc vái 3 lần, tượng trưng cho lạy tam bảo: Phật - Pháp - Tăng
  • Lễ vong: đã khâm liệm nhưng chưa thực hiện an táng người đã khuất, lạy 2 lần tượng trưng cho Âm Dương nhị khí
  • Lệ vong: đã hạ huyệt, chôn cất thì lạy hoặc vái 4 cái, tượng trưng cho Tứ Đại: Thổ,Thủy, Phong, Hỏa. Điều này có ý nghĩa là thân tứ đại nay đã hoàn về với tứ đại, trở về với cát bụi.
Đi đám tang lạy mấy lạy là đúng?

Lạy thế nào cho đúng

Hy vọng thông qua bài viết này, bạn có thể biết được đi đám tang lạy mấy lạy là đúng và trang nghiêm nhất. Chắc hẳn nhờ vào những nội dung trên đây, bạn cũng đã hiểu rõ hơn về hình thức lạy trong truyền thống, phong tục của ông bà ta rồi đúng không nào. Cuối cùng, cám ơn các bạn vì đã tham khảo bài viết này!

Xem thêm: Hướng dẫn đọc bài phát biểu trong tang lễ hay và cảm động nhất

Từ khóa » Nghi Lễ Vái Lạy