LẠY Và LỄ LẠY - VisitHue
Có thể bạn quan tâm
1. LẠY Trong dân gian còn truyền tụng nhiều câu ca dao đầy ý nghĩa: Lạy Trời, lạy Phật, lạy Vua Để tôi sức khỏe tranh đua giữa đời Hoặc: Cùng nhau giao bái một nhà Lễ là đủ lễ, đôi đà xứng đôi (Truyện Kiều) Chữ lạy đi liền với chữ bái, với tạ, với khấn, với quỳ, với vái: Chấp tay vái lạy con sào Sông sâu chẳng biết, thấp cao chẳng từng Chữ Hán viết 拜 (bái), dịch Nôm là “lạy”. Theo từ điển "Việt ngữ chánh tả tự vị" của Lê Ngọc Trụ thì chữ lạy được chuyển hóa từ chữ 礼 (lễ). Nghe lời sửa áo cài trâm Khấu đầu lạy tạ cao thâm nghĩa trùng (Truyện Kiều) Thì ra, người Việt giàu suy tưởng có lễ có lạy, phải lạy mới thành lễ như đã luận giải ở phần vào bài. Thông thường, chữ lạy viết bằng chữ Nôm là 𥛉, theo cách hội ý gồm chữ 礼 (lễ) và chữ 拜 (bái). Lại nữa, lạy vừa là danh từ vừa là động từ. Là danh từ khi hiểu nghĩa “theo văn cảnh” chỉ trỏ sự lạy hoặc việc lạy; khi hiểu nghĩa là động tác thể hiện lòng cung kính mang ý nghĩa hoặc sắc màu thiêng liêng. Thực hiện nghĩa cử lạy thì người lạy phải chân thành, có niềm tin trong sáng và chính đáng.
2. PHÉP TẮC VÀ SỐ LẦN LẠY TÙY THEO LỄ Tục ngữ có câu nói: “Thờ thì dễ, giữ lễ thời khó”. Trong khi hành lễ nếu biết rõ được ý nghĩa linh thiêng của từng lễ, từng tiểu tiết nghi thức thì ý vị biết dường nào và thấm thía lòng dạ biết bao. Người xưa đã ví von người không biết lạy bái đúng cách thì khác nào như con cóc lạy trời vậy. Nói “xưa bày nay làm” là câu đưa đẩy thể hiện sự tù mù làm giảm đi ý nghĩa thiêng liêng. Cách lạy vừa là mặc ước, vừa là quy định theo lễ, theo tình huống mà ứng xử sao cho phải lẽ.
* Lạy hai lạy Trong tang ma, khách đến lễ khi linh cữu còn quàn tại nhà thì chỉ lạy hai lạy theo lễ đối với người sống. Nếu chôn cất xong rồi, mới lạy bốn lạy trước bàn thờ hoặc nấm mồ còn thơm mùi đất mới. Tang chủ đáp lễ thì khách lạy hai lạy mình lạy một lạy; khách lạy bốn lạy, mình lạy hai lạy. Trong cưới hỏi, ở lễ hợp cẩn, người vợ trải chiếu, lạy chồng hai lạy người chồng đáp lại bằng cách vái một vái. Nói cho dễ hiểu theo lối rút gọn: lạy người sống hai lạy, lạy người chết chưa chôn cũng hai lạy (vì linh cữu còn quàn ở dương thế), khi chôn quan tài dưới đất xong thì mới lạy bốn lạy.
* Lạy ba lạy Mỗi làng đều có chùa, thậm chí mỗi thôn cũng có chùa, thành thử nhiều làng có đến ba hoặc bốn chùa. “Đất vua, chùa làng, phong cảnh Bụt”, hoặc “lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”. Lạy Phật ba lạy như lạy tiên thánh, thành hoàng. Con gái lạy cha ba lạy và một quỳ trước giờ lên xe hoa về nhà chồng: Lạy cha ba lạy một quỳ Lạy mẹ bốn lạy, con đi lấy chồng Lý giải cho việc lạy ba lạy nói trên, người xưa vận dụng số ba như một pháp số. Ba biểu tượng cho Tam bảo (Phật, pháp, tăng); Tam cương (quân, sư, phụ hoặc đạo vua - tôi, cha - con, vợ - chồng). Phải giữ cho các giềng mối vững vàng và bền vững như thế đứng của đỉnh đồng ba chân. Đó cũng là thế chân vạc như núc kiềng nấu bếp ba chân vậy.
* Lạy bốn lạy Ơn cha nghĩa mẹ nặng sâu dày. Gặp thời không có Phật thì cha mẹ là Phật. Trước khi đi lấy chồng, trước giờ theo họ trai rước dâu, con gái lạy cha ba lạy thêm một quỳ và lạy mẹ bốn lạy với ý nghĩa mong cho con giữ trọn đạo làm dâu nhà chồng, theo phép tam tòng tứ đức. Trong nghi tiết lễ tế, người xướng đến 34 động thái, còn gọi là tiểu tiết. Lời xướng thứ tám: Tham thần cúc cùng bái có nghĩa là lạy bốn lạy theo nhịp xướng; lời thứ 12: phủ phục, hưng bái có nghĩa là chủ tế khấu đầu, lạy hai lạy; lời thứ 32: hành tạ lễ cúc cùng bái thì chủ tế và bồi tế lễ tạ bốn lạy…
* Lạy năm lạy Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Xã hội đất nước thái bình. Trên hòa dưới thuận, trên thuận dưới hòa là hợp lẽ với lý thái hòa. Vua ngự điện Kính Thiên dưới triều Hậu Lê; vua Nguyễn ngự điện Thái Hòa ở Phú Xuân; quan văn từ tứ phẩm và quan võ tam phẩm trở lên đều lạy vua năm lạy. Theo sách "Lịch triều hiến chương loại chí" của Phan Huy Chú, phần Lễ nghi chí đã viết “lạy vua năm lạy ba vái”. Dễ dàng tìm thấy ở nhiều trang. Cụ thể ở Nghi thức ban chiếu khi vua lên ngôi, có lời dịch như sau: “Rước ngự giá ra, quan phủng bảo bưng quốc bảo, các tướng sĩ hộ vệ theo hầu đúng như nghi thức, rước đến sân điện Kính Thiên… Rước ngự giá ra đến bệ ngai. Quan chủng bảo đặt quốc bảo trên án… Thông tán xướng: Cúc cùng bái, hưng (năm lạy ba vái), bình thân”. Về Nghi thức kim sách tấn tôn cho Thái phi, được dịch: “… Hoàng thượng ngự đội mũ xung thiên, mặc áo bào vàng, đai ngọc ngự ra. Các viên chấp sự vâng triệu đến trước làm lễ năm lạy ba vái, rồi lui ra đứng chỗ cũ, ai giữ việc nấy…”.
Từ khóa » Nghi Lễ Vái Lạy
-
Cách Vái Lạy Khi đi Viếng đám Tang Theo đúng Phong Tục Truyền Thống
-
Hướng Dẫn Cách Cúng Bái, Vái, Lạy, Lễ Tổ Tiên Theo Phong Tục
-
Cách Vái Lạy Trong đám Tang Người Việt Như Thế Nào?
-
Cách Vái Lạy Trong đám Tang đúng Phong Tục Truyền Thống Của Người ...
-
[CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT] Cách Vái Lạy Khi đi Viếng đám Tang
-
Ý Nghĩa Số Lần Lạy Và Vái Trong Phong Tục Việt Nam
-
Cúng, Khấn, Vái Và Lạy Trong Nghi Lễ Thờ Cúng - Họ Trương Việt Nam
-
Đi đám Tang Lạy Mấy Lạy Là đúng | Tang Lễ Martino
-
Cách Vái Lạy đám Tang Như Thế Nào Cho đúng?
-
Hướng Dẫn Cách Vái Lạy Khi đi Viếng đám Tang Mới Nhất Năm 2021
-
Cách Lạy Đám Tang Đúng Phong Tục Và Truyền Thống Của Người ...
-
Cách Vái Lạy Trong đám Tang - Shop Hoa Tươi
-
Đi Viếng đám Ma Như Thế Nào? Cách Vái Lạy Khi đi ... - SHOPHOAVIP