Đi Phố, Bỏ Làng - Báo Công An Nhân Dân điện Tử
Có thể bạn quan tâm
Lại cũng tùy vào gia cảnh và vị thế (nếu có thể “nói cho to chuyện” một tí) của người đi phố, với mục đích và lý do của việc đi phố này nữa, thì cũng còn có lắm chuyện lắm nỗi được gợi ra tự nhiên, mà có thể bàn thêm theo các chiều kích nông - sâu, rộng - hẹp, thấp - cao khác nhau nữa.
Như ta biết, cái dòng người rời quê đi kiếm cái ăn, đi tìm niềm vui, cả cái lẽ sống mà mình cho là hợp lý hợp tình, thoát khỏi nỗi bức bách… đã hình thành từ xa xưa. Nhiều phố thị đã trở nên sầm uất náo nhiệt hơn, là nhờ vào sự góp công góp sức của những tốp người, những dòng người rời quê này, nhất là những tốp người, những dòng người đã mang theo họ cả những tinh hoa nghề nghiệp cùng nết ăn ở, lam làm. Sự thực lịch sử ấy có ở nước Nam ta với sự hình thành và phồn thịnh của Đông Đô - Thăng Long - Hà Nội, với Phố Hiến - Hưng Yên, với Hội An và Tam Kỳ, với Sài Gòn - Gia Định - TP Hồ Chí Minh… và rất nhiều rất nhiều, nếu như không nói là 100% thị tứ, thị trấn, thị xã, thành phố ở khắp các tỉnh thành, vùng miền trên đất nước ta.
Ở các nước bạn cũng vậy.
Bây giờ cái số người rời thôn quê, bản, mường, làng, phom, sóc… đến phố đã tấp nập thành nhóm, thành đoàn, thành hội có tổ chức theo từng cụm gia đình, dòng họ, xóm giềng hẳn hoi, tuy là tự phát chứ không do Ủy ban hay Chi bộ, đoàn thể nào (trong hệ thống chính trị ở làng quê) đứng ra lo liệu, “chỉ đạo”, hay “quản lí”. Gọi là rời quê tự phát, tự giác, “ngoài tổ chức” thế, nhưng những người ra đi này không bồng bột, ngẫu hứng tí nào, cái sự “ham vui” mà đi nếu có thì cũng chỉ là một cách tự nói, tự nhận cho có vẻ đỡ nặng nề mà thôi. “Chúng em trằn trọc chán chê, vợ chồng tính nát nước, lại còn nhờ với bố mẹ, ông bà với các cụ trong họ rồi mới ra đi đấy bác ạ”, một bà ngót sáu mươi tuổi nói với tôi thế.
- Vậy bác lên đây đã bao lâu rồi?
- Tính từ đợt đầu có đi có về, đến nay, đã mười năm bốn tháng tám ngày rồi.
- Bác nhớ kỹ thế cơ à?
- Nhớ chứ bác! Mỗi lần về quê giỗ ông bà cha mẹ, về đụng ăn khao ăn Tết, rồi đi, là quay quắt lắm. Nhưng bây giờ quen rồi.
Thấy bà nói “Quen rồi” mà mắt cứ rưng rưng, vẻ mặt bần thần nhẫn nhịn, tôi không dám hỏi thêm nữa.
Sự ly quê nào mà chả vương nỗi thê lương, nhất là lý do của nó lại chỉ vì miếng ăn hay “cao sang” hơn một tí là vì trót nặng tình mà quá đà, mà xem ra khó tròn nghĩa được. Xưa thường là vậy. Nên nhiều khi ta dễ có cảm nhận rằng chính những người ly hương này lại có tình sâu nặng thắm thiết với quê nhà hơn nhiều người khác chăng?
Tôi không hiểu sao mà các nhà hoạch định chính sách, các ông bà có nghề lập dự án, kế hoạch cấp huyện, cấp tỉnh, cấp ngành, cấp bộ của ta lại cứ gọi những đồng bào từ quê về phố (tôi muốn dùng từ về này từ đầu bài cơ) là những người “di dân tự do”?
Thì quả là có “tự do” như ai cũng biết, nhưng ngẫm thêm cái chữ “tự do” này trong bối cảnh bây giờ, thấy như vô cảm, như lẩn tránh một điều gì mà thực ra, cái điều ấy nhoi nhói hàng ngày trong mỗi người ra phố đang có những sự gắn bó ruột rà với bà con ở thôn quê, trong mỗi đứa trẻ, mỗi người già ở quê mình đang ngong ngóng một phần ruột thịt, là nỗi cậy nhờ, hi vọng của họ đang quấy quả kiếm sống tại phố xa…
Đi về phố, ra phố, xuống phố… những mong có việc làm, để có tiền cho con cái, cha mẹ, ông bà ở quê có thêm cái ăn cái mặc… Lực lượng lao động sung sức, chính yếu này đành bỏ lại một khoảng trống hoặc có thể sờ nằm được, khoát tay một vòng ngay trong nhà, ngoài ngõ là nhận thấy được liền. Rồi vào dịp nhà có đám, làng có việc, lại nháo nhác, xao xác lên bởi sự vắng bong của họ nữa. “Nháo về một vài buổi, độ vài ba ngày, chưa kịp gặp gỡ trò chuyện, bàn bạc gì cho gọn một việc, là bố cháu, mẹ cháu đã đi rồi ông ạ”, một cụ ngót tám mươi tuổi nói như kêu lên, như bực bõ, lại như muốn trút giận hờn.
- Thế cụ có thỉnh thoảng ra phố với các con vài bữa cho vui không?
- Ôi dào, vui nỗi gì hả bác? Tôi còn lạ, chúng nó đầu tắt mặt tối, ăn xó mó niêu chui rúc chật chội… Tôi xem tivi bên hàng xóm rồi ông ạ. Vả lại, nhà tôi trăm tuổi rồi, chứ bây giờ mà còn, vào cảnh này, chả biết bà ấy thế nào nữa.
Thấy ông cụ làm một hơi thế, lại như còn muốn nói nữa, tôi vừa muốn nán lại cho cụ đỡ buồn, lại sợ cụ cám cảnh thêm. May mà có hau cháu như vừa đi học về chạy ùa vào. Cháu lớn:
- Cháu chào ông ạ, ông ơi hôm nay cháu được khen mà cô không cho điểm vào vở như năm trước nữa đâu!
Ra vậy, sao thế nhỉ, khen mà không cho điểm thì hóa ra cứ chung chung đại khái trơn tuột đi à? Cụ lẩm bẩm.
Tôi chào cụ giáo hưu trí rồi cũng bần thần đi ra ngõ. Hình như mình cũng có tâm trạng như bà ngót sáu mươi tuổi đã gặp hôm nọ rồi.
Từ khóa » Bỏ Làng Ra đi
-
Bỏ Làng Ra Đi - Duy Khánh - YouTube
-
Bỏ Làng Ra Đi. Phượng Vũ - YouTube
-
Lời Bài Hát Bỏ Làng Ra Đi (Phạm Thế Mỹ) [có Nhạc Nghe]
-
Lời Bài Hát Bỏ Làng Ra Đi (Phạm Thế Mỹ)
-
Bỏ Làng Ra Đi - Song By Phuong Vu - Spotify - Web Player
-
Nghe Nhạc Hay Bỏ Làng Ra Đi Miễn Phí
-
Bỏ Làng Ra Đi | Facebook
-
Phạm Thế Mỹ - Phiến Đá Sầu
-
Cuộc đời Và Sự Nghiệp Của Chế Linh - Từ Cậu Bé 16 Tuổi Bỏ Làng Ra ...
-
Hợp âm Mai Này Tôi Trở Lại - Phạm Thế Mỹ
-
BỎ LÀNG RA ĐI | Kho Sheet Nhạc
-
Lời Bài Hát Buồng Cau Quê Ngoại - Tấn Tài, Ngọc Hương
-
Bỏ Làng Ra đi, Ca Sĩ: Phương Vũ - Nhạc Chuông Mp3
-
Thơ 1-2-3 Thái Bảo - Dương Đỳnh: Thiệt Tình Khi Lớn Lên Cứ ưng Bỏ ...
-
Đập Nhà, Bỏ Làng Ra đi Vì Sợ Ma | Cánh Cò: Tin Tức Tin Cậy – Kịp Thời
-
Đồng Loạt Bỏ Làng Vì ám ảnh 'cái Chết Xấu' - Báo Gia Lai điện Tử
-
"Cô Gái Nhà Người Ta" Tập 10: Khoa Tuyên Bố Bỏ Làng Ra đi, Dùng Kế ...