Thơ 1-2-3 Thái Bảo - Dương Đỳnh: Thiệt Tình Khi Lớn Lên Cứ ưng Bỏ ...
Có thể bạn quan tâm
VHSG- Chẳng biết do nghèo khó hay máu giang hồ phiêu bạt mà “Thiệt tình khi lớn lên cứ ưng bỏ làng ra đi/ Chưa biết sẽ gặp gì nhưng cứ thèm như ngọn gió/ Những đứa trẻ ven sông Trầu bao đời nay vẫn vậy”. Ra đi nhưng “Hành trang mang theo trong giấc mơ là… bao giờ về lại”, để rồi ký ức của nơi chôn nhau cắt rốn cứ hiện lên “Chùng xuống nỗi niềm u ẩn lá trầu vàng rơi rụng kín sân/ Tiếng chim gom mùa nhớ quặn lòng bếp lạnh, cửa cài then”, trắc ẩn hơn là nỗi lòng người con gái theo chồng “Đêm khép vào lòng cơn mưa mười hai bến nước/ Miếng trầu cho mẹ, điếu thuốc cho ba, bát canh cần cho chị/ Thèm được một lần về lo toan!”. Những bài thơ 1-2-3 của Thái Bảo – Dương Đỳnh còn gây xúc động về hình ảnh cô đơn của “những bà cô lưng khòm, bà dì chân yếu” không bờ vai nương tựa và cả sự ra đi của người cha khi vụ mùa vừa xong để lại nỗi tiếc thương cho người thân lẫn cây cối thân quen “Những đứa em ngồi quắt quay cắt những hạt cúc áo/ Mẹ tôi thắt băng tang cho cây, nấu nước lá vườn/ Nghe cây khóc người bón trồng trong dòng nhựa ứa!”
Cuộc vận động sáng tác thể thơ mới 1-2-3 sau 3 tháng phát động đã nhận được hơn 260 chùm thơ của gần 120 tác giả khắp trong và ngoài nước gửi về tham dự và đã đăng tải giới thiệu gần 220 chùm thơ trên VHSG.
Trong vòng hơn một tháng qua tiếp tục xuất hiện nhiều cây bút tham gia những chùm thơ 1-2-3 chất lượng như: Nguyễn Trọng Văn, Trần Thế Vinh, Mai Thìn, Nguyễn Ngọc Hưng, Đỗ Toàn Diện, Lê Thanh Hùng, Lê Văn Hiếu, Từ Dạ Linh, Nguyễn Tấn On, Nguyễn Quỳnh Anh, Nguyễn Thị Thanh Long, Trần Thanh Dũng, Đinh Hạ, Nguyễn Thị Thanh, Lương Mỹ Hạnh, Vũ Lam Hiền, Khét, Phạm Quỳnh Loan, Vũ Hà, Trần Mai Ngân, Đỗ Quảng Hàn, Phạm Hồng Soi, Hồ Loan, Nhất Mạt Hương, Quách Mộc Ngôn, Nguyễn Bá Hòa, Vương Thanh Lan, Cao Ngọc Toản, Hoài Thơ, Hồ Trung Chính, Chử Lê Hoàng Điệp, Thái Bảo – Dương Đỳnh,…
Thơ 1-2-3 mỗi bài thơ là chỉnh thể độc lập gồm 3 đoạn, 6 câu.
Đoạn 1 chỉ có 1 câu gồm tối đa 11 chữ hoặc ít hơn, đồng thời cũng là tên bài thơ, nhằm tránh trùng lắp tên những bài thơ đã xuất hiện.
Đoạn 2 có 2 câu, với mỗi câu tối đa 12 chữ hoặc ít hơn. Còn đoạn 3 có 3 câu, với mỗi câu tối đa 13 chữ hoặc ít hơn. Chữ càng tinh lọc càng đa nghĩa càng giá trị.
Đề tài Thơ 1-2-3 hoàn toàn tự do, nội dung chủ yếu đi từ ngoại cảnh dần vào chiều sâu nội tâm tác giả muốn biểu hiện.
Đặc biệt khuyến khích tính độc lập từng câu thơ trong mối tương quan toàn bài, đồng thời giữa câu 1 và câu 6 có tính hô ứng để nội dung bài thơ chặt chẽ, thống nhất trong một không gian thẩm mỹ riêng biệt.
Hàng tháng, Ban biên tập VHSG sẽ chọn những chùm thơ 1-2-3 hay để trao Tặng thưởng, ưu tiên khuyến khích những tác giả có nhiều chùm thơ được chọn đăng. Đồng thời, trên cơ sở toàn bộ thơ 1-2-3 đăng trên VHSG cả năm sẽ tuyển chọn mỗi tác giả 5 bài vào chung khảo để cuối năm bầu chọn ít nhất là 5 tác giả trao Giải thưởng “Thơ hay 1-2-3” và xuất bản sách. Hội đồng chung khảo gồm các cây bút có kinh nghiệm và uy tín.
Giá trị tặng thưởng và giải thưởng gồm tiền mặt và quà lưu niệm, được sự tài trợ của các đơn vị: Báo Đất Việt, Tạp chí Môi Trường & Đô Thị Việt Nam, Công ty TNHH Dược phẩm Phú Mỹ – PMPHARCO, Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại – Dịch vụ Thiên Bút, Công ty TNHH Luật Thành Văn.
Chúng tôi chân thành cảm ơn các nhà tài trợ cùng sự tham gia nhiệt tình của bạn thơ và mong tiếp tục đón nhận các chùm thơ 1-2-3 mới trên tinh thần “Sáng tạo & Nhân văn”!
Thiệt tình khi lớn lên cứ ưng bỏ làng ra đi
Chưa biết sẽ gặp gì nhưng cứ thèm như ngọn gió
Những đứa trẻ ven sông Trầu bao đời nay vẫn vậy.
Mẹ khóc: không lo học hành. Cha cười: đàn ông cần từng trải
Lặm lụi dặm dài phiêu dạt hất hơ mưa nắng quê người
Hành trang mang theo trong giấc mơ là… bao giờ về lại.
Chim vịt vẫn kêu mỗi chiều bên khu vườn cũ
Mơ hồ bước chân vội vàng cơn mưa mùa lũ
Mơ hồ đôi vai hằn lên vụ mùa tháng Ba…
Con đường về đâu tìm lại ngọn khói cơm chiều níu gọi
Chùng xuống nỗi niềm u ẩn lá trầu vàng rơi rụng kín sân
Tiếng chim gom mùa nhớ quặn lòng bếp lạnh, cửa cài then.
Vừa cất xong vụ mùa ba tôi đi xa
Mùa thu mặc áo tang đi qua cánh đồng
Mưa như nước mắt suốt ngày di quan!
Những đứa em ngồi quắt quay cắt những hạt cúc áo
Mẹ tôi thắt băng tang cho cây, nấu nước lá vườn
Nghe cây khóc người bón trồng trong dòng nhựa ứa!
Hình như lâu lắm em chưa về
Mấy bận đò giang, mấy nẻo vực sâu, đèo cao, ghềnh thác?
Quê chồng lận đận mưu sinh?
Đêm khép vào lòng cơn mưa mười hai bến nước
Miếng trầu cho mẹ, điếu thuốc cho ba, bát canh cần cho chị
Thèm được một lần về lo toan!
Những người mạnh trong làng đi nhanh quá!
Trong ý nghĩ những bà cô lưng khòm, bà dì chân yếu
Nhiều khi thượng đế cũng mù.
Còn đâu đôi tay, bờ vai nương tựa
Còn chi thân đau mệt nhàu rệu rã
Làm sao đổi được mệnh trời?
THÁI BẢO – DƯƠNG ĐỲNH
(HIỆP ĐỨC – QUẢNG NAM)
____________________________
ĐƠN VỊ TÀI TRỢ:
Công ty TNHH Luật Thành Văn
Địa chỉ: 371/16 Hai Bà Trưng, P8, Q3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 22293179
Hotline: 0916. 631. 348 (Mrs. Nguyễn Lệ)
Xem thêm:- Thơ 1-2-3 Vũ Hà: Gia đình là nơi mang lại bình an khi con lạc nẻo về
- Tiểu luận Nguyễn Thị Thu Trang: Âm vang hồn thơ Hồ Dzếnh!
- Thơ 1-2-3 Hoàng Hải Phương: Người xứ Quảng sẵn sàng xa xứ
- Thơ Trần Quang Quý: Mỗi bình minh một sân ga
- Ra mắt ấn phẩm đạt Giải thưởng Văn học nghệ thuật TP.HCM
Từ khóa » Bỏ Làng Ra đi
-
Bỏ Làng Ra Đi - Duy Khánh - YouTube
-
Bỏ Làng Ra Đi. Phượng Vũ - YouTube
-
Lời Bài Hát Bỏ Làng Ra Đi (Phạm Thế Mỹ) [có Nhạc Nghe]
-
Lời Bài Hát Bỏ Làng Ra Đi (Phạm Thế Mỹ)
-
Bỏ Làng Ra Đi - Song By Phuong Vu - Spotify - Web Player
-
Nghe Nhạc Hay Bỏ Làng Ra Đi Miễn Phí
-
Bỏ Làng Ra Đi | Facebook
-
Phạm Thế Mỹ - Phiến Đá Sầu
-
Cuộc đời Và Sự Nghiệp Của Chế Linh - Từ Cậu Bé 16 Tuổi Bỏ Làng Ra ...
-
Hợp âm Mai Này Tôi Trở Lại - Phạm Thế Mỹ
-
BỎ LÀNG RA ĐI | Kho Sheet Nhạc
-
Lời Bài Hát Buồng Cau Quê Ngoại - Tấn Tài, Ngọc Hương
-
Bỏ Làng Ra đi, Ca Sĩ: Phương Vũ - Nhạc Chuông Mp3
-
Đập Nhà, Bỏ Làng Ra đi Vì Sợ Ma | Cánh Cò: Tin Tức Tin Cậy – Kịp Thời
-
Đi Phố, Bỏ Làng - Báo Công An Nhân Dân điện Tử
-
Đồng Loạt Bỏ Làng Vì ám ảnh 'cái Chết Xấu' - Báo Gia Lai điện Tử
-
"Cô Gái Nhà Người Ta" Tập 10: Khoa Tuyên Bố Bỏ Làng Ra đi, Dùng Kế ...