DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ - MOFA
Có thể bạn quan tâm
DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ
VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN
Cồng, chiêng là loại hình nghệ thuật gắn liền với lịch sử văn hóa của các dân tộc thiểu số tây nguyên sinh sống dọc dải trường Sơn; trải rộng khắp các tỉnh như: Kon tum, Gia Lai, đắk Lắk, đắk nông và Lâm đồng. Không gian văn hóa Cồng, chiêng tây nguyên không chỉ bao gồm cồng, chiêng, các bản nhạc tấu bằng cồng, chiêng và những người chơi cồng, chiêng, mà còn gồm cả những lễ hội có sử dụng cồng, chiêng và những miền đất quê hương của các lễ hội đó... Chủ thể của không gian văn hóa này gồm nhiều dân tộc khác nhau như: Ê đê, ba na, mạ, Lặc, Xê đăng, Gia Rai...Cồng, chiêng là một nhạc cụ nghi lễ. Các bài nhạc cồng, chiêng trước hết là phục vụ nghi lễ; mỗi nghi lễ có ít nhất một bài nhạc chiêng riêng.
Về nguồn gốc, theo một số nhà nghiên cứu việt nam, cồng, chiêng là “hậu duệ” của đàn đá và được xem là biểu hiện của tín ngưỡng, là phương tiện giao tiếp với siêu nhiên và nối kết những con người trong cùng một cộng đồng. Cồng, chiêng luôn có mặt trong đời sống sinh hoạt của người dân tây nguyên, từ các sinh hoạt nghi lễ lớn như: lễ đâm trâu, khóc người chết trong tang lễ, mừng nhà rông mới, lễ xuống giống, lễ cầu an cho lúa, lễ mừng cơm mới, lễ đóng cửa kho... đến các sinh hoạt cộng đồng như: lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh, mừng nhà mới, lễ bỏ mả, lễ cúng máng nước...
Cồng, chiêng là loại nhạc khí bằng hợp kim đồng, có khi pha vàng, bạc hoặc đồng đen. Cồng là loại nhạc cụ hình tròn có núm ở giữa, còn chiêng thì không có núm. nhạc cụ này có nhiều cỡ, đường kính từ 20 cm đến 60 cm, loại cực đại từ 90 cm đến 120 cm. Cồng, chiêng có thể được dùng đơn lẻ hoặc dùng theo dàn, các tộc người tây nguyên đã lựa chọn nhiều biên chế dàn cồng, chiêng khác nhau: dàn chiêng có 2 hay 3 chiếc; dàn chiêng có 6 chiêng; dàn chiêng 11 hoặc 12 chiếc, gồm 3 cồng và 8 - 9 chiêng.
đối với các tộc người vùng tây nguyên, cồng, chiêng là nhạc cụ mang sức mạnh thiêng liêng, cất lên tiếng nói tâm linh, diễn tả những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống. mỗi chiếc cồng, chiêng ẩn chứa một vị thần, cồng, chiêng càng cổ thì vị thần càng quyền lực. Cồng, chiêng cũng là thứ tài sản quý giá, biểu tượng của quyền lực và sự giàu có. Dòng họ nào có nhiều cồng, chiêng sẽ được các dòng họ khác, làng khác vị nể. Già làng ở làng ấy có thể được tôn lên làm già làng cho cả một vùng.
Cồng, chiêng tây nguyên là di sản văn hóa mang đậm dấu ấn thời gian và không gian; thể hiện cả tiến trình phát triển âm nhạc của miền đất này từ thuở sơ khai đến tận ngày nay.
ngày 25/11/2005, Không gian văn hóa Cồng, chiêng tây nguyên đã được UnESCO công nhận là Kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại và tháng 11/2008, UnESCO đã lưu Không gian văn hóa Cồng, chiêng tây nguyên vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
KON TUM NỖ LỰC GIỮ GÌN KHÔNG GIAN VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN
Là một tỉnh miền núi nằm ở cực bắc tây nguyên, với khoảng 53% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có 6 dân tộc thiểu số sinh sống lâu đời là ba na, Xê đăng, Gia Rai, Giẻ triêng, brâu, Rơ măm, văn hóa Kon tum rất đa dạng và đặc sắc. Sinh hoạt văn hóa cồng, chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của đồng bào các dân tộc tại đây.
Nhận thức rõ vai trò quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể đối với đời sống xã hội, những năm qua, tỉnh Kon tum đã tiến hành nhiều hoạt động bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, nhất là bảo tồn và phát huy di sản Không gian văn hóa Cồng, chiêng tây nguyên.
Những năm gần đây, Sở văn hóa, thể thao và Du lịch tỉnh Kon tum định kỳ hàng năm tổ chức ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Kon tum tại Khu du lịch sinh thái quốc gia măng đen, phục dựng được trên 20 lễ hội truyền thống của 6 dân tộc anh em. "đêm hội cồng, chiêng - những sắc màu văn hóa", "Lễ hội cồng, chiêng tây nguyên" cũng là những lễ hội được tổ chức thường niên để tôn vinh và quảng bá văn hóa cồng, chiêng đến với du khách trong nước và quốc tế.
Không chỉ có thế, công tác sưu tầm các bài nhạc chiêng, hàng ngàn bộ cồng, chiêng cũng đã được âm thầm, bền bỉ tiến hành suốt nhiều năm qua. theo thống kê thì hiện nay riêng tại tỉnh Kon tum, đồng bào còn lưu giữ trên 1.800 bộ cồng, chiêng.
Để "truyền lửa" cho lớp trẻ, nhiều lớp đào tạo bồi dưỡng kỹ thuật đánh và chỉnh chiêng cũng đã được tổ chức, góp phần phát triển không gian văn hóa cồng, chiêng. Lớp học cồng, chiêng ở làng Kon tum Kpơng (phường thắng Lợi, thành phố Kon tum) đã thu hút khá nhiều em thiếu nhi tham gia. đến nay, đội cồng, chiêng "nhí" trong làng có hơn 30 em, đã có thể trình diễn các bài nhạc cồng, chiêng trong các dịp lễ hội của làng. Cách thành phố Kon tum hơn 20 km về phía tây, tại làng Lung Leng, xã Sa bình, huyện Sa thầy, những "mầm non" cồng, chiêng cũng đang được ươm mầm, vun xới…
Có thể nói, mô hình cồng, chiêng nhí cũng phát triển nhanh chóng lan rộng khắp các huyện của Kon tum, lan tỏa tình yêu và sự gắn bó với cồng, chiêng đến với các thế hệ người dân tây nguyên. hàng trăm đội chiêng trẻ đã ra đời từ đó. đây chính là đội ngũ góp phần đưa tiếng cồng, chiêng âm vang khắp núi rừng tây nguyên.
NHÃ NHẠC – ÂM NHẠC CUNG ĐÌNH HUẾ
Nhã nhạc là thể loại nhạc nghi thức cung đình phong kiến được biểu diễn vào các dịp lễ của triều đình, diễn tấu trong cung vua hoặc tại các địa điểm diễn ra các lễ tế.
Nhã nhạc - âm nhạc cung đình việt nam bắt đầu manh nha từ triều Lý (1010 - 1225) và được biết đến qua các hình ảnh chạm khắc trên các tảng đá lớn tại chùa phật tích (bắc ninh). bức chạm cho thấy dàn nhạc thời đó gồm có 10 nhạc công với các nhạc khí: phách, đàn gáo, sáo ngang, đàn tranh, sênh, đàn tỳ bà, tiêu, đàn nguyệt, trống.
Đến thời nhà trần (1225-1400), nhạc lễ cung đình bắt đầu định hình và chia làm 2 bộ phận: đại nhạc và tiểu nhạc. đại nhạc chỉ dành riêng cho vua, còn hoàng tộc, quan lại khi nào có lễ tế lớn mới được dùng. tiểu nhạc là loại nhạc dân dã, được dùng phổ biến trong dân gian.
Thời nhà Lê (1427-1788), nhạc cung đình việt nam đi vào hoạt động một cách quy củ, hoàn thiện, được tổ chức thành 2 dàn nhạc là đường thượng chi nhạc và đường hạ chi nhạc. Sử sách ghi lại có 8 thể loại nhạc, đó là: Giao nhạc, miếu nhạc, ngũ tự nhạc, đại triều nhạc, thường triều nhạc, đại yến nhạc, Cung trung chi nhạc và Cửu nhật nguyệt giao trùng nhạc. nhạc lễ thời Lê đã kết hợp với các điệu múa, trong đó có hai vũ khúc có giá trị nghệ thuật cao là: múa võ với điệu "bình ngô phá trận" và múa văn với điệu "Chư hầu lai triều".
Âm nhạc cung đình việt nam phát triển hưng thịnh và đạt đến đỉnh cao nghệ thuật tại cung đình huế dưới triều nguyễn (1802-1945) với cái tên được biết đến ngày nay là nhã nhạc cung đình huế.
Nhã nhạc cung đình huế là sự kế thừa và phát triển lên một đỉnh cao mới những thành tựu của dòng nhạc cung đình thăng Long đã được xây dựng từ nhiều thế kỷ trước. nhã nhạc cung đình mang trong mình tất cả những tinh hoa của dòng nhạc cung đình việt nam đã hình thành và phát triển trên một nghìn năm.
Các quy định về quy mô dàn nhạc, cách thức diễn xướng, nội dung của nhã nhạc đều rất chặt chẽ, phản ánh tính quy củ qua các định chế thẩm mỹ rất cao, có khả năng phản ánh tư tưởng, quan niệm triết lý của chế độ quân chủ đương thời. Âm nhạc được xem là một bộ phận linh thiêng của các đại lễ, là tiếng nói huyền diệu, có khả năng giao cảm với trời đất, thần linh, tổ tiên. Âm nhạc cung đình một mặt thể hiện quyền lực của hoàng triều, mặt khác thể hiện quan điểm về sự tương thông giữa người (thiên tử), tổ tiên, trời đất.
So với các thời đại trước thì các dàn nhạc thời nguyễn rất phong phú, gồm 6 loại dàn nhạc như: nhã nhạc, huyền nhạc, đại nhạc, tiểu nhạc, nhạc ty chung và ty khánh và Quân nhạc. biên chế các dàn nhạc cũng được mở rộng hơn trước. Dưới thời vua Gia Long (1802-1819), việt tương đội (một dàn nhạc cung đình lớn) được thành lập với khoảng 200 nghệ nhân. về bản nhạc cũng rất phong phú, đại nhạc có 10 bài, tiểu nhạc có 15 bài, sử dụng trong các đại lễ hoặc giải trí trong cung đình.
Cuối thời nguyễn, nhã nhạc cung đình chỉ còn duy trì 2 loại dàn nhạc là đại nhạc và tiểu nhạc. nhã nhạc cung đình huế thường đi đôi với múa cung đình. múa cung đình triều nguyễn rất đa dạng, được sử dụng vào nhiều dịp khác nhau. Cho đến nay, 11 điệu múa cung đình đã được bảo tồn. múa cung đình chủ yếu mang tính chất nghi lễ nên không khí trang nghiêm, kính cẩn, di chuyển liên hoàn và uyển chuyển.
Sau năm 1945, nhã nhạc đã mất đi không gian vốn có của nó và có nguy cơ mai một dần. từ sau 1975, nhã nhạc được bắt đầu khôi phục lại. hiện nhã nhạc đang được bảo tồn và là một minh chứng độc đáo về sự sáng tạo văn hóa đặc biệt của dân tộc việt nam.
Ngày 7/11/2003, nhã nhạc - Âm nhạc Cung đình huế được UnESCO công nhận là Kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại và tháng 11/2008, UnESCO đã lưu nhã nhạc - Âm nhạc Cung đình huế vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu đại diện của nhân loại.
NGƯỜI GIỮ HỒN CHO NHÃ NHẠC
ÂM NHẠC CUNG ĐÌNH HUẾ
Sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm nghệ thuật, nghệ nhân trần Kích bắt đầu học nhã nhạc từ nhỏ và tình yêu với âm nhạc cung đình đã chảy trong huyết quản của ông như một điều rất tự nhiên. tình yêu và sự say mê đó một phần được truyền cảm hứng từ cha ông - cũng là một nghệ sỹ chuyên biểu diễn nhã nhạc có tiếng.
Bắt đầu tham gia làm nghệ thuật chuyên nghiệp từ năm 16 tuổi và là một trong những nghệ nhân chơi nhạc phục vụ trong cung đình triều nguyễn, nghệ nhân trần Kích được coi như một báu vật của nghệ thuật nhã nhạc Cung đình huế với vốn trải nghiệm phong phú và đặc sắc về nhã nhạc cung đình nguyên bản.
Quá trình gắn bó với nhã nhạc của nghệ nhân cũng là quá trình khổ luyện nghệ thuật nghiêm túc, không ngừng nghỉ để chơi thành thạo tới tuyệt kỹ các loại nhạc cụ dân tộc như kèn đại, kèn lỡ, đàn nhị, đàn nguyệt, đàn bầu, sáo... cho nhạc tuồng huế, nhạc phật, nhạc múa cung đình, nhạc đệm cho ca huế…
Với hơn 70 năm tuổi nghề, ông đã nghiên cứu cách ký âm hoàn chỉnh, góp phần ghi lại được 30 bản nhạc về đại nhạc và tiểu nhạc. những cây đàn nhị, nguyệt, bầu, sáo, kèn... khi được ông sử dụng để biểu diễn như được nâng thêm tầm cao âm thanh mới. những ngón nghề nhấn, vuốt, vê, rung... của ông luyến láy tinh vi, điệu nghệ; khi trang trọng, lúc gần gũi, sâu lắng; tất thảy đều đi vào lòng người. Ông cũng đã đi khắp các quốc gia trên thế giới từ phương đông đến phương tây để giao lưu và giới thiệu nhã nhạc Cung đình huế đến với bạn bè quốc tế.
Để tiếp tục truyền nghề, duy trì ngọn lửa tình yêu với nhã nhạc cho thế hệ trẻ, khi trường Quốc gia âm nhạc huế được thành lập (1962), nhạc sĩ trần Kích đã tham gia giảng dạy thực hành nhiều loại nhạc cụ: đàn nguyệt, đàn nhị, đàn bầu, kèn... nội dung truyền dạy gồm các hệ thống đại nhạc, tiểu nhạc của nhã nhạc Cung đình triều nguyễn, các làn điệu ca huế. từ ngôi trường này, nhiều học trò của ông đã trở thành những nghệ sĩ thành danh và đang hoạt động tích cực ở huế như nghệ sỹ Ưu tú La Cẩm vân, tôn nữ Lệ hoa, Quý Cát, nguyễn đình vân, trần thảo...
Với những đóng góp của mình cho sự phát triển của nhã nhạc Cung đình huế, năm 2000, ông được bộ văn hóa - thông tin
Tặng huy chương chiến sĩ văn hóa; năm 2003, ông được phong tặng danh hiệu nghệ nhân Dân gian việt nam, và đặc biệt, năm 2008, trong dịp Festival huế, đại sứ quán pháp tại hà nội đã trao ông tước hiệu hiệp sĩ văn hóa nghệ thuật do bộ văn hóa và truyền thông pháp phong tặng.
Ngày 8/12/2010, tại nhà riêng số 34/4 ngõ 320 đường bạch đằng, thành phố huế, “báu vật sống” của nhã nhạc Cung đình huế đã trút hơi thở cuối cùng, hưởng thọ 90 tuổi. Ông đã ra đi, nhưng những di sản quý báu mà ông để lại vẫn luôn hiện hữu, tiếp tục được người con trai của ông là nghệ sĩ trần thảo bảo tồn và phát triển.
NGHỆ THUẬT ĐỜN CA TÀI TỬ NAM BỘ
Nghệ thuật đờn ca tài tử nam bộ (còn gọi là đờn ca tài tử) là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của việt nam, được hình thành và phát triển từ cuối thế kỷ
19. người miền nam coi đờn ca tài tử là sinh hoạt văn hóa tinh thần không thể thiếu trong các dịp lễ hội, tết, giỗ, cưới, sinh nhật, họp mặt… Lễ giỗ tổ nghề
được tổ chức vào ngày 12/8 âm lịch hàng năm.
đờn ca tài tử là nghệ thuật của đờn (đàn) và ca, do người dân nam bộ sáng tác để hát chơi sau những giờ lao động. Chữ "tài tử" có nghĩa là người chơi nhạc có biệt tài, giỏi về cổ nhạc. Lúc đầu chỉ có đờn, sau xuất hiện thêm hình thức ca nên gọi là đờn ca. Quá trình phát triển của loại hình nghệ thuật này luôn được bổ sung và làm mới bằng cách kế thừa, kết hợp giá trị âm nhạc cung đình, dân gian; đồng thời giao lưu, tiếp biến các yếu tố văn hóa của người Khmer, người hoa và phương tây.
Các bản nhạc của đờn ca tài tử được sáng tạo dựa trên cơ sở nhạc lễ, nhạc cung đình, nhạc dân gian miền trung và nam. Các bản nhạc này được cải biên liên tục từ 72 bài nhạc cổ và đặc biệt là từ 20 bài gốc (bài tổ) cho 4 điệu (hơi), gồm: 6 bài bắc (diễn tả sự vui tươi, phóng khoáng), 7 bài hạ (dùng trong tế lễ, có tính trang nghiêm), 3 bài nam (diễn tả sự an nhàn, thanh thoát) và 4 bài Oán (diễn tả cảnh đau buồn, chia ly).
nhạc cụ được sử dụng trong đờn ca tài tử gồm: đàn kìm, đàn tranh, đàn cò, đàn tỳ bà, đàn tam (hoặc đàn sến, đàn độc huyền), sáo, tiêu, song loan... từ khoảng năm 1930, có thêm đàn guita phím lõm, violin, guita hawaii (đàn hạ uy cầm).
đờn ca tài tử là loại hình sinh hoạt văn hóa gắn kết cộng đồng, phản ánh tâm tư, tình cảm, phù hợp với lối sống cần cù, phóng khoáng, cởi mở và sự can trường của người dân nam bộ. thông qua việc lưu hành đờn ca tài tử, các tập quán xã hội khác như: lễ hội, văn hóa truyền khẩu, nghề thủ công… cũng được bảo tồn và phát huy. hiện nay, nghệ thuật đờn ca tài tử đang được sinh hoạt tại hơn 2.500 câu lạc bộ, nhóm, gia đình ở 21 tỉnh, thành phố tại miền nam việt nam.
ngày 5/12/2013, đờn ca tài tử nam bộ đã được UnESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
TRỌN ĐỜI VÌ NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG
May mắn được sinh ra trong một gia đình hai bên nội ngoại bốn đời có nhiều người am hiểu nhạc truyền thống dân tộc và đều giỏi đờn ca tài tử, Giáo sư trần văn Khê đã hít thở bầu không khí của âm nhạc truyền thống từ thuở còn nằm trong bụng mẹ. Có lẽ vì vậy mà việc ông dành trọn niềm say mê cho nghệ thuật truyền thống, nhất là đờn ca tài tử, gần như là lẽ tự nhiên.
Năm 1959, tại praha, tiệp Khắc, Giáo sư Khê đã nói chuyện và tự minh họa về nhạc tài tử miền nam. nghe Giáo sư Khê biểu diễn, nhạc sĩ nguyễn văn thương khen ông là "nghệ nhân" về nhạc tài tử. năm 1960, ông được mời sang thụy Sĩ nói chuyện về âm nhạc việt nam tại 24 địa điểm khác nhau. Ông cũng được mời qua anh quốc nói về ứng tác, ứng tấu, cách "rao" mở đầu và đờn tùy hứng theo phong cách đờn ca tài tử miền nam việt nam. Cùng năm này, Giáo sư trần văn Khê được cử vào ban Chấp hành hội đồng Âm nhạc Quốc tế. từ đó, ông được mời đi dự hội nghị quốc tế ở nhiều nơi, được mời đi thuyết trình, giảng dạy ở hơn 40 nước trên thế giới. bất kỳ ở đâu và lúc nào, ông cũng tranh thủ mọi cơ hội để truyền bá nghệ thuật truyền thống việt nam. Ông thường nói, âm nhạc truyền thống việt nam "là hoa thơm cỏ lạ của riêng mình mà các nước khác không có. mình mang ra thế giới cho mọi người cùng thấy, cùng biết, cùng hiểu và từ đó họ tôn trọng mình hơn. bên cạnh đó, mình góp phần làm giàu có thêm cho vườn hoa âm nhạc trăm hương nghìn sắc, muôn màu muôn vẻ của thế giới".
Giáo sư Khê có cách mô tả thật súc tích và độc đáo về âm nhạc truyền thống việt nam: hát thì luyến láy, đờn thì nhấn nhá, đờn theo nguyên tắc "chân phương hoa lá" (nghĩa là thêm hoa lá vào những âm thanh chính của điệu thức). "Khi mình đờn, bàn tay mặt (tay phải) mình sanh ra thanh, bàn tay trái nhấn nhá, nuôi dưỡng thanh đó, biến thanh thành âm; hát thì truyền khẩu, đờn thì truyền ngón… đó là những yếu tố đặc sắc trong âm nhạc mình làm cho người nghe thú vị".
Đặc biệt, trong hành trình truyền bá cái hay, cái đẹp của âm nhạc truyền thống việt nam, Giáo sư Khê thường tự mình minh họa qua các hơi - điệu khác nhau của nhạc tài tử trên các nhạc khí dân tộc như đờn tranh, đờn kìm, đờn cò...
Định cư tại pháp từ năm 1949, từ ngày về sống hẳn ở việt nam vào năm 2002, Giáo sư trần văn Khê luôn tích cực tham gia các chuyến đi thuyết trình, giảng giải cho mọi đối tượng về nghệ thuật truyền thống của dân tộc.
Giờ đây, mặc dù đã ở tuổi 94, nhưng khi nói về nghệ thuật truyền thống dân tộc, Giáo sư vẫn vô cùng mẫn tiệp, rất hào hứng, say sưa và không kém phần nhiệt huyết. Ông ân cần căn dặn: "hãy giữ lấy hồn cốt của đờn ca tài tử, tức là giữ lấy phong cách chơi và tính cách ngẫu hứng của nó". bởi tính chất ngẫu hứng này mà người xưa "chơi" đờn ca tài tử. Không ai gọi là "biểu diễn" đờn ca tài tử.
người đờn ca tài tử đúng nghĩa không dùng nhạc tài tử làm kế sinh nhai. Khi nào thích đờn thì họp nhau tại nhà một người trong làng rồi cùng nhau đờn ca chơi. Dù vậy, trình độ nghệ thuật của đờn ca tài tử không hề thấp. muốn trở thành người đờn ca tài tử đúng nghĩa, phải trải qua thời gian tập luyện khá công phu. hiện nay, đờn ca tài tử phần nhiều đã bị sân khấu hóa, cần phải đưa đờn ca tài tử về đúng với phong cách chơi vốn có của nó với tính cách ngẫu hứng giữa các tài tử với nhau… trong dàn nhạc đờn ca tài tử, cây đờn kìm là cây đờn giữ vị trí dẫn dắt các nhạc công, giữ song lang (giữ nhịp) cho cả dàn nhạc. Cây guita phím lõm vì có âm vực rộng, lên cao hay xuống thấp đều được nên nó làm cho dàn nhạc đờn ca tài tử phong phú, sôi động hơn, nhưng không vì thế mà để nó áp đảo và thay thế tất cả các nhạc khí truyền thống khác.
hơn nửa thế kỷ sống và dạy học tại đại học Sorbonne (pháp), được làm việc trong một môi trường nghiên cứu chuyên nghiệp, khoa học và khách quan, Giáo sư Khê tha thiết mong muốn thay đổi cách dạy dỗ, truyền thụ về âm nhạc truyền thống việt nam, trong đó có đờn ca tài tử. "Cần học theo phong cách việt nam chớ không nên bắt chước theo lối dạy nhạc của phương tây, vì không phù hợp với lối nhạc truyền thống của mình", ông nhấn mạnh. Âm nhạc truyền thống được đưa vào học đường; không phải để đào tạo các học sinh trở thành nghệ sĩ, mà quan trọng là giúp cho thế hệ trẻ có được một vốn hiểu biết căn bản về vốn cổ vô giá của cha ông.
Từ khóa » Giới Thiệu Về Văn Hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên
-
Cồng Chiêng Tây Nguyên - điểm Nhấn Về Văn Hóa, Du Lịch Giữa đại ...
-
Cồng Chiêng Tây Nguyên - Kiệt Tác Văn Hóa Của Nhân Dân | Resource
-
Tìm Hiểu Văn Hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên - Gonatour
-
Không Gian Văn Hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên - Cục Di Sản Văn Hóa
-
Không Gian Văn Hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên – Wikipedia Tiếng Việt
-
Văn Hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên: Những điều Trăn Trở
-
Không Gian Văn Hóa Cồng Chiêng Tây ... - Hiệp Hội Lữ Hành Việt Nam
-
Lễ Hội Cồng Chiêng Tây Nguyên - Điểm Nhấn Văn Hoá, Du Lịch
-
KHÔNG GIAN VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN - Viettourist
-
Lễ Hội Cồng Chiêng Tây Nguyên - Giá Trị Văn Hóa Ngàn đời
-
Độc đáo Không Gian Văn Hóa Cồng Chiêng Của đồng Bào DTTS
-
Tiếng Gọi Bảo Tồn Không Gian Văn Hoá Cồng Chiêng - Ủy Ban Dân Tộc
-
Đắk Lắk: Du Lịch Với Cồng Chiêng
-
Văn Hóa Cồng Chiêng: Vọng Lời Thiêng Rừng Núi!