Lễ Hội Cồng Chiêng Tây Nguyên - Giá Trị Văn Hóa Ngàn đời
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- /
- MIA Go
- /
- Đà Lạt
Xem nhanh
1. Đôi nét về Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên1.1 Cồng chiêng là gì?1.2 Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên tổ chức ở đâu?1.3 Cách đánh cồng chiêng Tây Nguyên1.4 Những bài nhạc cồng chiêng đặc trưng2. Giá trị lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên3. Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên tại Lâm ĐồngXem nhanh
1. Đôi nét về Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên1.1 Cồng chiêng là gì?1.2 Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên tổ chức ở đâu?1.3 Cách đánh cồng chiêng Tây Nguyên1.4 Những bài nhạc cồng chiêng đặc trưng2. Giá trị lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên3. Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên tại Lâm Đồng1Đôi nét về Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên
1.1 Cồng chiêng là gì?
Cồng chiêng là loại nhạc cụ đặc trưng của một số dân tộc thiểu số, có tên tiếng anh là goong. Tiền thân của cồng chiêng là đàn đá, chiêng đá, cồng chiêng ra đời cùng với thời kỳ đồ đồng lên ngôi.
Cồng chiêng là loại nhạc cụ truyền thống làm nên văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Tây Nguyên nói riêng, được trưng bày tại rất nhiều bảo tàng nổi tiếng trên cả nước
Ngay từ khi ra đời, trong tất cả các lễ hội của người Việt xưa đều vang lên những tiếng cồng trầm đục, vừa trầm lắng vừa hào hùng, vọng khắp núi rừng. Cồng chiêng còn là sự kết nối giữa các thế hệ, những hoa văn trên cồng chiêng luôn có sự biến đổi theo từng thời kỳ, phản ánh văn hóa truyền thống một cách rõ nét. Cho đến tận ngày nay, dù cồng chiêng đã không còn phổ biến nhưng vẫn là nét văn hóa phi vật thể được nhà nước và rất nhiều tổ chức bảo tồn, nhằm giữ gìn những giá trị quá khứ, qua đó phản ánh đời sống của các thế hệ cha ông cho con cháu ngàn đời học tập và phát huy.
Xem thêm: Hòa mình vào lễ hội mưa Đà Lạt đầy lãng mạn
1.2 Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên tổ chức ở đâu?
Theo quan niệm của các dân tộc tại Tây Nguyên thì cồng chiêng là đại diện cho sự giàu có và quyền lực. Đã có thời kỳ chỉ có những phụ hộ giàu có mới có thể sở hữu một chiếc chiêng, và giá trị thì bằng 2 con voi hay 20 con trâu. Vì thế chỉ dịp lễ hội, tiếng chiêng mới được ngân lên, báo hiệu cho những người dân tụ họp lại quây quần bên đống lửa và vò rượu cần, cùng nhau nhảy múa cùng nhau ca hát.
Cồng chiêng Tây Nguyên gắn liền với những lễ hội quan trọng của người đồng bào dân tộc thiểu số, đi vào đời sống tinh thần của từng dân tộc
Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên được tổ chức hàng năm, luân phiên giữa các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng. Lễ hội hướng đến quảng bá du lịch và văn hóa cồng chiêng nói riêng và văn hóa các tỉnh Tây Nguyên nói chung. Tại đây, không gian lễ hội sẽ được tái hiện lại đúng với sắc màu của các dân tộc, phát huy những giá trị truyền thống vốn có. Vào mỗi năm, lễ hội cồng chiêng sẽ được tổ chức kết hợp với những nghi lễ, lễ hội đặc trưng của từng tỉnh thành, dân tộc.
1.3 Cách đánh cồng chiêng Tây Nguyên
Cồng chiêng có hai cách đánh, một là cách đánh bằng dùi, hai là đánh bằng cườm tay. Dùi cũng được chia làm hai loại là dùi mềm và dùi cứng. Dùi cứng là dùi gỗ được đục đẽo kỹ lưỡng, còn dùi mềm làm từ gốc cây dứa dại khô hoặc làm bằng dùi cứng bọc lại bằng vải.
Các cụ ông đang tập đánh cồng bằng cườm tay để chuẩn bị cho lễ hội sắp diễn ra
Mỗi loại dùi khi đánh cồng chiêng sẽ mang lại những âm sắc khác nhau. Loại dùi mềm cho âm thanh ngân vang, trầm đục, hào hùng và tròn trịa. Trong khi đó dùi cứng va chạm cùng kim loại sẽ tạo ra âm thanh rất lớn, mãnh liệt. Còn cách đánh cồng chiêng bằng cườm tay lại tạo ra âm sắc xa xăm, bí ẩn, trầm buồn.
Trong quá trình đánh cồng, phải kết hợp thật nhuần nhuyễn giữa hai tay, để tạo nên giai điệu hoàn chỉnh. Bên cạnh đó, trong các lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên, những giai điệu sẽ khá phức tạp, vì vậy đòi hỏi ở những người đánh cồng cùng kết hợp với nhau một cách hoàn hảo mới tạo nên cả một bài diễn tấu. Cái hay của cồng chiêng là mang lại sự đồng cảm, sự tập trung, khiến tất cả mọi người hào hứng, sự hòa quyện tâm thức và làn sóng mãnh liệt lan tỏa từ người sang người.
1.4 Những bài nhạc cồng chiêng đặc trưng
Để thỏa mãn việc dùng tiếng cồng chiêng giao tiếp với thần linh, các bài nhạc được sáng tạo rất đa dạng, ứng với từng nghi thức, từng dịp trong năm, từng mong mỏi của con người.
Lễ hội cồng chiêng gắn liền với văn hóa đặc trưng của từng dân tộc, với những lễ hội độc đáo
Vào lễ đâm trâu, người Tây Nguyên sẽ chơi dàn chiêng với các bài hát Cheng, Spo, Pru. Với giai điệu hào hùng, mô tả lại cuộc chiến đấu dũng cảm của các vị tù trường từ thời xa xưa hay bối cảnh các cuộc chiến tranh bảo vệ lãnh thổ, những phần biểu diễn này vang vọng giữa núi rừng khiến người nghe cảm thấy vô cùng tự hào.
Còn với lễ bỏ mả, phần lớn sẽ chơi dàn chiêng Arap. Đêm cuối cùng khi hoàn tất, người thân sẽ quỳ xuống trước Pnang than khóc để tưởng nhớ cho linh hồn của người đã khuất. Cùng với đó là ngân vang lời từ biệt linh hồn, và mong linh hồn được siêu thoát đến miền cực lạc, không quay trở lại quấy rầy con cái. Khi thầy cúng vừa dứt lời cầu khấn thì cùng là lúc bài chiêng Xoang vang lên, với tiết tấu rộn rã để mọi người cùng vui chơi đưa tiễn người thân ra đi trong sự thanh thản.
Tiếng cồng chiêng làm nên không khí, tinh thần, linh hồn của các lễ hội, khiến người dân xích lại gần nhau
Xem thêm: Rộn ràng không khí tuần lễ âm vang nhạc cụ dân tộc tại Đà Lạt
2Giá trị lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên
Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên thường được tổ chức bởi các dân tộc: Gia Rai, Ê Đê Kpah, Ba Na, Xơ Đăng, Brâu, Cơ Ho… Cồng chiêng là nhạc cụ dành cho nam giới chơi, tuy nhiên ở một số dân tộc thì cả nam cả nữ đều có thể đánh cồng. Đặc biệt ở dân tộc Ê Đê thì chỉ có nữ giới mới được chơi cồng chiêng.
Cồng chiêng có rất nhiều giai điệu, phụ thuộc vào dân tộc, vào người chơi. Với mỗi sự kiện khác nhau, các vở diễn sẽ được thực hiện để phù hợp với tính chất sự kiện. Mỗi giai điệu này đều gắn với đời sống hàng ngày của người dân, nói lên tiếng lòng, tâm tư, tình cảm của đồng bào các dân tộc thiểu số. Thanh âm của cồng chiêng cũng được coi là sợi dây kết nối với thần linh, để gửi gắm những cầu nguyện, những mong mỏi của con người đến với thế giới tâm linh.
Cồng chiêng được truyền từ đời này qua đời khác, là tiếng nói của thế hệ, là văn hóa ngàn đời cần được tôn vinh và gìn giữ
3Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên tại Lâm Đồng
Để phục vụ du lịch tại Lâm Đồng nói chung và Đà Lạt nói riêng, các Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên thường xuyên được tổ chức quảng bá văn hóa truyền thống đến du khách. Phần nghi lễ sẽ được bắt đầu bằng phần giới thiệu về buôn làng cũng như văn hóa tập quán của người dân bản địa. Phần quan trọng nhất của Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên là nghi lễ cầu thần lửa. Lửa sẽ được đốt lên cùng với những lời cầu nguyện để chương trình diễn ra trọn vẹn và may mắn đến với tất cả du khách. Sau đó là điệu nhảy Wă kwằng được các nam thanh nữ tú biểu diễn để ăn mừng và chào đón thần linh. Rồi đến điệu múa Mừng lúa mới, điệu múa A ráp mồ ô và nhóm múa Ngày hội rông chiêng, tất cả đều được biểu diễn rất sôi nổi trong những bộ trang phục nhiều màu sắc và những bài ca truyền thống.
Lễ hội cồng chiêng được biểu diễn trên truyền hình và trực tiếp đến người dân cả nước, là cách bảo tồn lễ hội truyền thống này
Sau phần nghi lễ, du khách sẽ bước vào phần lễ hội. Tại đây bạn sẽ được giới thiệu về cuộc sống gắn với núi rừng của dân làng, về lịch sử của Cồng chiêng, của lễ hội Đâm Trâu, lễ hội mừng lúa mới. Tiếp theo chương trình sẽ là phần giao lưu văn hóa, du khách sẽ được đánh thử cồng chiêng theo sự hướng dẫn của các nghệ nhân, cùng hòa mình vào những điệu múa của vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió. Đây sẽ là những trải nghiệm vô cùng thú vị mà bạn khó có thể nào quên.
Lẽ hội cồng chiêng là một phần không thể thiếu khi du khách khám phá văn hóa của mảnh đất xinh đẹp này
Trên đây là những thông tin về lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên mà MIA.vn muốn mang đến cho du khách. Hi vọng bạn sẽ có được cơ hội tận hưởng không khí của Festival Cồng Chiêng và có những trải nghiệm thật thú vị khi khám phá văn hóa Đà Lạt nhé.
Tuyết Trịnh
Nguồn: Gonatour
Bạn có hài lòng bài viết này?
Hài lòng Không hài lòng Gửi góp ýTừ khóa: lễ hội đà lạt
TOP sản phẩm bán chạy tháng 12/2024- #000000
- #a1e2e2
- #647290
- #FF0000
Larita Asti ID2047
699.000₫ 1.815.000₫ -61%- #2f2f2f
- #800020
- #808080
- #008000
Pisani Vitta 8359
1.199.000₫ 3.399.000₫ -65%- #093f69
- #a9a9a9
- #008000
- #ffa500
Larita Jena AH0524
1.499.000₫ 2.190.000₫ -32%- #40454a
- #C0C0C0
Pisani Lusso BR13
1.699.000₫ 6.820.000₫ -75%- #40454a
- #b76e79
- #9ad8e7
- #ffffff
Pisani X9 YG1849A
2.890.000₫ 4.612.000₫ -37%MIAGO Aquarius ITP01
1.499.000₫ 2.299.000₫ -35%- #2f2f2f
- #800020
- #808080
- #008000
Pisani Vitta 8359
2.190.000₫ 3.399.000₫ -36%- #40454a
- #d1d1d1
- #b76e79
- #9ad8e7
Pisani URI BR10
3.690.000₫ 4.920.000₫ -25%- #faf0e6
- #000000
- #000000
- #a68771
Epoch MF9313
5.211.000₫ 5.790.000₫ -10%- #093f69
- #40454a
- #6c7a86
- #ffffff
Austin Reed MF9065
7.390.000₫- #000000
- #acacac
Solo Re: Solve 15.6 inch UBN781
675.000₫ 1.350.000₫ -50%Targus TSB96201GL
545.000₫ 1.090.000₫ -50%- #0000FF
- #acacac
- #FF0000
Targus Sagano EcoSmart Campus Backpack TBB636
763.000₫ 1.090.000₫ -30%- #000000
- #251607
- #5d6266
- #d3d3d3
- +1
Mikkor The Kalino
584.100₫ 649.000₫ -10%Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên - Giá trị văn hóa ngàn đời
07.10.2024 172,068 lượt xemFestival hoa Đà Lạt lần thứ X năm 2024 - Tất tần tật về lễ hội hoa lớn nhất Đà Lạt
09.12.2024 129,140 lượt xemLễ Cúng Cơm Mới - Nét văn hóa của đồng bào Tây Nguyên
21.09.2023 24,709 lượt xemChiêm ngưỡng lễ hội hoa mai anh đào Đà Lạt đẹp mê hồn
21.09.2023 16,053 lượt xemLễ hội trà Đà Lạt - Hòa mình vào tuần lễ văn hóa trà đặc sắc
21.09.2023 10,066 lượt xem Hỗ trợ trực tuyến- Hệ thống cửa hàng
-
1800 6198
(08h - 22h, miễn phí)
- Chat với MIA.vn
- Chat Zalo với MIA.vn
00
ngày :00
giờ :00
phút :00
giâyTừ khóa » Giới Thiệu Về Văn Hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên
-
Cồng Chiêng Tây Nguyên - điểm Nhấn Về Văn Hóa, Du Lịch Giữa đại ...
-
Cồng Chiêng Tây Nguyên - Kiệt Tác Văn Hóa Của Nhân Dân | Resource
-
Tìm Hiểu Văn Hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên - Gonatour
-
Không Gian Văn Hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên - Cục Di Sản Văn Hóa
-
Không Gian Văn Hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên – Wikipedia Tiếng Việt
-
Văn Hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên: Những điều Trăn Trở
-
Không Gian Văn Hóa Cồng Chiêng Tây ... - Hiệp Hội Lữ Hành Việt Nam
-
Lễ Hội Cồng Chiêng Tây Nguyên - Điểm Nhấn Văn Hoá, Du Lịch
-
KHÔNG GIAN VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN - Viettourist
-
DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ - MOFA
-
Độc đáo Không Gian Văn Hóa Cồng Chiêng Của đồng Bào DTTS
-
Tiếng Gọi Bảo Tồn Không Gian Văn Hoá Cồng Chiêng - Ủy Ban Dân Tộc
-
Đắk Lắk: Du Lịch Với Cồng Chiêng
-
Văn Hóa Cồng Chiêng: Vọng Lời Thiêng Rừng Núi!