Dị Tật Lỗ Tiểu Thấp Là Gì Và Những điều Bạn Cần Biết - YouMed

Nội dung bài viết

  • Tổng quan về dị tật lỗ tiểu đóng thấp
  • Vị trí thường gặp của dị tật lỗ tiểu đóng thấp
  • Tại sao trẻ bị mắc dị tật lỗ tiểu đóng thấp?
  • Chẩn đoán di tật lỗ tiểu đóng thấp
  • Khám cho trẻ bị dị tật lỗ tiểu thấp như thế nào?
  • Các dị tật phối hợp
  • Lứa tuổi thích hợp để sửa chữa lỗ tiểu đóng thấp
  • Cách thức phẫu thuật dị tật lỗ tiểu thấp
  • Theo dõi sau phẫu thuật như thế nào?

Lỗ tiểu lệch thấp là một khuyết tật bẩm sinh ở bé trai. Khi nơi mở của niệu đạo không nằm ở đầu dương vật mà di lệch xuống dưới. Việc điều trị trong phần lớn các trường hợp là phẫu thuật lỗ tiểu lệch thấp, tạo hình một thì. Giúp đường tiểu của trẻ tái tạo cấu trúc như bình thường. Các thông tin dưới đây sẽ giúp cha mẹ phát hiện bệnh sớm và nhanh chóng đưa trẻ khám để được can thiệp đúng chuyên khoa.

Tổng quan về dị tật lỗ tiểu đóng thấp

Niệu đạo là một ống nhỏ qua đó giúp nước tiểu thoát ra khỏi bàng quan và thoát ra khỏi cơ thể qua lỗ tiểu. Dị tật lỗ tiểu đóng thấp là tình trạng miệng niệu đạo thay vì nằm ở đỉnh của dương vật thì lại nằm ở mặt bụng của dương vật.

Ða số các trường hợp không có tính chất là bệnh gia đình. 7% những đứa trẻ lổ tiểu đóng thấp có cha bị bệnh; và 14% là có anh em trai mắc bệnh. Nếu trong gia đình không có ai bị lổ tiểu đóng thấp,  đứa con đầu không mắc bệnh thì nguy cơ bé trai kế tiếp bị lổ tiểu đóng thấp là 12%. Tỷ lệ này là 19% nếu đã có một thành viên khác trong gia đình bị lổ tiểu đóng thấp (anh em họ). Nguy cơ này lên đến 26% nếu trẻ có cha mắc bệnh.

Tần suất xảy ra lổ tiểu thấp: 1/200 trẻ em trai sinh ra.

Vị trí thường gặp của dị tật lỗ tiểu đóng thấp

Vị trí thường gặp nhất là ở đoạn xa của dương vật (80 – 85%). Ðây là thể nhẹ nhất, miệng niệu đạo thường nằm ở rãnh vành. 10 – 15% trường hợp xảy ra ở thân dương vật. Chỉ có 5% xảy ra ở khúc nối bìu dương vật hoặc ở hội âm.

di-tat-lo-tieu-dong-thap
Vị trí thường gặp của dị tật lỗ tiểu đóng thấp

Tại sao trẻ bị mắc dị tật lỗ tiểu đóng thấp?

Cho đến nay, cơ chế hình thành dị tật lỗ tiểu đóng thấp vẫn chưa rõ. Các yếu tố môi trường, nội tiết và di truyền được cho là có liên quan cộng hưởng đến sự hình thành nên dị tật này.

Về phương diện bào thai học. Vào tuần thứ 8 trong thời kỳ bào thai, một loại tế bào của tinh hoàn gọi là tế bào Leydig sẽ sản xuất ra Testosteron để kích thích làm dài củ sinh dục (sau này là dương vật). Do củ sinh dục phát triển dài ra, nên miệng niệu đạo cũng phát triển dài ra theo và sự phát triển của niệu đạo sẽ gần như hoàn tất vào tuần thứ 13 của thời kì bào thai. Khi một nguyên nhân nào đó làm cho quá trình phát triển của miệng niệu đạo bị ngừng lại sẽ gây tật lỗ tiểu đóng thấp ở trẻ nam.

Chẩn đoán di tật lỗ tiểu đóng thấp

Chẩn đoán

Việc chẩn đoán lỗ đái đổ thấp thường không khó. Nếu chú ý kiểm tra tật này ở trẻ nam. Nữ hộ sinh hay bác sĩ sản khoa sẽ là những người đầu tiên phát hiện tật lỗ tiểu đóng thấp ngay khi trẻ mới được sinh ra. Nếu trẻ không được phát hiện dị tật trong thời điểm này thì bố mẹ trẻ sẽ là những người phát hiện khi tắm hoặc thay áo quần cho trẻ.

Ở những trẻ bị nặng, lỗ tiểu nằm ở cuối dương vật, ở bìu hay thậm chí phía sau cùng của bìu. Trong những trường hợp này nhiều trẻ nam bị nhầm là trẻ nữ. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng lớn đến tâm lý và sinh hoạt sau này khi trẻ lớn.

Triệu chứng

Triệu chứng điển hình đầu tiên ở trẻ bị lỗ tiểu đóng thấp là lỗ tiểu của trẻ không nằm ở đỉnh của dương vật mà nằm dọc theo mặt dưới của thân dương vật.

Các triệu chứng thường gặp khác là cong dương vật ở các trẻ bị lỗ tiểu đóng thấp. Cong dương vật xuất hiện rõ nhất khi trẻ cương tiểu hay cương lúc đang ngủ.

Ngoài ra, ở các trẻ trai đã đến tuổi đi nhà trẻ hay mẫu giáo. Một triệu chứng ít được để ý đến là các trẻ này thường bị ướt chân hay ống quần do cong dương vật và lỗ tiểu đóng thấp làm cho dòng nước tiểu không đi thẳng ra phía trước được. Ở những trẻ được phát hiện muộn, khi đã đi học ở cấp I, II hoặc các cấp cao hơn. Nếu là thể nặng với lỗ tiểu nằm ở gốc dương vật hay ở bìu. Thì các trẻ này thường phải ngồi để tiểu.

Các thể của dị tật lỗ tiểu đóng thấp

Dị tật lỗ tiểu đóng thấp thường được phân loại thành các thể như sau:

  • Trước (nhẹ): lỗ tiểu nằm đoạn ở quy đầu hay rãnh quy đầu, chiếm 50%.
  • Giữa (trung bình): lỗ tiểu nằm đoạn 1/3 trước và 1/3 giữa của dương vật, chiếm 30%.
  • Thể gần (nặng): lỗ tiểu nằm đoạn 1/3 sau của dương vật, bìu và tầng sinh môn, chiếm 20%.

Khám cho trẻ bị dị tật lỗ tiểu thấp như thế nào?

Khám trẻ nghi ngờ bị lỗ đái đổ thấp ở hai tình huống: (1) lúc trẻ không cương dương vật và (2) khi trẻ cương dương vật. Đầu tiên, khám lúc trẻ lúc không cương để có thể kéo nhẹ bao quy đầu xuống để xem lỗ tiểu nằm vị trí nào. Sau đó, khám lúc trẻ cương để xem trẻ có kèm theo cong dương vật hay không.

Các dị tật phối hợp

  • Tinh hoàn ẩn (7 – 10%): tỉ lệ càng cao ở tật lỗ tiểu thấp thể sau. Bệnh nhân có lỗ tiểu thấp kèm tinh hoàn ẩn phải được khảo sát gen và nội tiết. Phẫu thuật điều trị tinh hoàn ẩn trước khi phẫu thuật tật lỗ tiểu thấp.
  • Chuyển vị dương vật bìu. Cần phẫu thuật tật lỗ tiểu thấp trước khi sửa tật chuyển vị.
  • Nang tiền liệt tuyến (khoảng 20%, di tích ống Muller). Tỉ lệ cao hơn ở tật lỗ tiểu thấp thể sau.
  • Thoát vị bẹn 9%.

Lứa tuổi thích hợp để sửa chữa lỗ tiểu đóng thấp

Lứa tuổi thích hợp nhất là 6 – 15 tháng. Ngoài ra, các biến chứng có thể xảy ra trong phẫu thuật lỗ tiểu đóng thấp bao gồm: Dò, hẹp niệu đạo, hẹp miệng lỗ tiểu, túi thừa niệu đạo, dư da, vẫn còn lỗ tiểu đóng thấp.

Phẫu thuật điều trị lỗ tiểu đóng thấp tốt nhất là gì?

Cho đến hiện nay có > 150 loại phẫu thuật lổ tiểu đóng thấp được mô tả nhưng không có phẫu thuật nào là tốt nhất. Các phẫu thuật phổ biến nhất là dùng flap MAGBI ở miệng sáo và dùng flap ở mặt trong của da qui đầu.

Các yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo sự thành công cho phẫu thuật lổ tiểu đóng thấp

  •  Dùng các mô được cung cấp máu tốt.
  •  Trong quá trình mổ cầm nắm các mô nhẹ nhàng cẩn thận.
  •  Mối nối không căng.
  •  Cầm máu thật kỹ.
  •  May không chồng mép.
  •  Chỉ khâu thật nhỏ.
  • Chuyển lưu nước tiểu thật tốt.

Cách thức phẫu thuật dị tật lỗ tiểu thấp

Việc chẩn đoán dị tật lỗ tiểu thấp nhìn chung là khá đơn giản, vấn đề quan trọng là những can thiệp chỉnh sửa.

Một số dạng dị tật lỗ tiểu thấp rất nhỏ và đôi khi không cần thiết đến phẫu thuật mà chỉ cần thủ thuật đơn giản. Trong khi đó, với những dị tật lỗ tiểu đóng ở vị trí quá xa đầu dương vật kèm với dương vật biến dạng nặng, chỉ định phẫu thuật là cần thiết và thường được thực hiện khi trẻ trong độ tuổi từ 6 đến 15 tháng. Trẻ chỉ cần được thực hiện như một bệnh nhân ngoại trú mà hiếm khi phải qua đêm trong bệnh viện.

di-tat-lo-tieu-dong-thap
Một số dạng dị tật lỗ tiểu thấp

Quá trình phẫu thuật

  • Ngày trước phẫu thuật, con bạn thường sẽ được yêu cầu không uống hoặc ăn bất cứ thứ gì sau nửa đêm vào đêm trước khi phẫu thuật hoặc ít nhất 6 đến 8 giờ trước khi phẫu thuật. Nếu trẻ phải uống thuốc, cần có ý kiến của bác sĩ và chỉ uống với một ngụm nước nhỏ.
  • Khi phẫu thuật bắt đầu, trẻ sẽ được gây mê toàn thân. Nếu khiếm khuyết mức độ nhẹ. Phẫu thuật lỗ tiểu lệch thấp, tạo hình một thì sẽ được tiến hành trong cùng một lần can thiệp. Bác sĩ phẫu thuật sẽ sử dụng một mảnh bao quy đầu nhỏ hoặc mô từ một vị trí khác để tạo ra một ống làm tăng chiều dài của niệu đạo.
  • Trong khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ đặt ống thông vào niệu đạo. Ống thông có thể được khâu hoặc gắn chặt vào đầu dương vật. Sau phẫu thuật từ một đến hai tuần. Ống thông sẽ được rút bỏ khi vết thương trong tạo hình lỗ tiểu mới cũng đã lành tốt.

Sau phẫu thuật

Ngoài ra, ngay sau khi phẫu thuật. Dương vật của trẻ sẽ được bác sĩ dán cố định vào thành bụng dưới để hạn chế di chuyển. Trẻ được khuyến khích mặc áo đầm thay cho quần. Đeo một cốc nhựa đặt trên dương vật để bảo vệ khu vực vừa mới phẫu thuật.

Toàn bộ các mũi khâu được sử dụng trong quá trình phẫu thuật dị tật lỗ tiểu thấp sử dụng chỉ tự tiêu nên sẽ không phải tháo ra sau đó. Con bạn cũng sẽ được khuyến khích uống nước để bé đi tiểu thường xuyên. Việc đi tiểu sẽ giữ áp lực tích tụ trong niệu đạo, tránh gây chít hẹp về sau

Theo dõi sau phẫu thuật như thế nào?

Tương tự như các thủ thuật, phẫu thuật khác, phẫu thuật dị tật lỗ tiểu thấp cũng có một số rủi ro nhất định. Chính vì vậy, cha mẹ cần biết cách theo dõi và phát hiện sớm cho trẻ, nhất là sau khi đã được xuất viện về nhà.

Sau đó trẻ có thể cần nhập viện lại để chỉnh sửa thì hai đối với các bất thường phức tạp. Ngược lại, với các bất thường đơn giản, như sẹo chít hẹp. Trẻ cần được can thiệp nong niệu đạo trong thời gian dài. Tuy nhiên, tỷ lệ xảy ra biến chứng khá thấp và hầu hết các bé trai đều có một dương vật hoàn thiện sau phẫu thuật dị tật lỗ tiểu thấp một thì. Bộ phận này đảm bảo cho trẻ những sinh hoạt tiểu tiện như bình thường và khả năng hoạt động tình dục khi đến tuổi trưởng thành.

Để được như vậy, cha mẹ cần đưa trẻ đến các cuộc thăm khám tiếp theo với bác sĩ tiết niệu theo hẹn cho đến khi vết thương đã lành hẳn. Một số ít trường hợp sẽ cần tham vấn bác sĩ tiết niệu khi trẻ đến tuổi dậy thì.

Phẫu thuật dị tật lỗ tiểu thấp là một loại phẫu thuật nhằm chỉnh sửa lại bất thường tại đường tiểu nam của trẻ trai. Dù nguyên nhân vẫn chưa được xác định, dù dị tật này có nhiều biểu hiện đa dạng khác nhau. Nhưng việc chỉ định can thiệp tạo hình cần lên kế hoạch sớm. Điều đó giúp hoàn thiện lại các chức năng sinh lý bình thường cho dương vật của trẻ. Phòng tránh các di chứng trên tâm lý cũng như khả năng sinh sản về sau.

Từ khóa » Sự Hình Thành Lỗ Tiểu Lệch Thấp