Di Tích Lịch Sử Đền Thờ Hai Bà Trưng - Người Phụ Nữ Anh Hùng ...
0 Giỏ hàng
- Trang chủ
Tin tức
- Sách Pháp Luật
- Sách chính trị- tổ chức đảng
- Sách Tài Chính
- Sách Kế Toán
- Sách bộ luật hình sự - dân sự
- Sách doanh nghiệp
- Sách giáo dục
- Sách Luật Từ Năm 2019 - 2024
- Sách Thuế, Biểu Thuế XNK
- Sách Xây Dựng
- Sách Đất Đai - Nhà Ở
- Sách lao động - công đoàn
- Sách y tế - y học
- Sách Đơn Vị Hành Chính - UBND
- Sách văn hóa - lịch sử
- Sách kinh doanh
- Sách tham khảo
- Sách marketing
- Sách Nhân Vật Lịch Sử
Hỗ trợ online
- Hotline TP.HCM
- Tel:0917.555.142
- sachphapluatvn.com@gmail.com
- Hotline TP.Hà Nội
- Tel:0988.304852
Hướng dẫn cách xử lý khi lỡ tay làm đổ nước hoặc các chất lỏng vào máy laptop
Nữ tài xế 25 tuổi xin được chở người nhiễm covid-19 diện F0, F1 đi cách ly ở TP.HCM
Nghề nuôi Cá Tầm, Cá Hồi nước lạnh tại Sa Pa, mang lại giá trị kinh tế lớn
Những Món Ăn Nổi Tiếng Mang Đậm Nét Ẩm Thực Dân Gian Ở Hội An
đường dây á hậu, diễn viên bán dâm giá ngàn đô
Sách Pháp Luật Mới Nhất Năm 2020-2021
Joe Girard Từ Một Cậu Bé Nói Lắp Trở Thành Người Bán Hàng Giỏi Nhất Thế Giới
Lịch Sử Địa Danh Phố Cổ Hội An
Phân Tích Đối Thủ Cạnh Tranh Trong Kinh Doanh
Đam Mê Là Khởi Nguồn Sức Mạnh Để Đi Đến Thành Công
Sách Biểu Thuế Xuất Khẩu - Nhập Khẩu Tổng Hợp Năm 2019 Song Ngữ Việt- Anh
12 Bí Quyết Đầu Tiên Để Bạn Đi Đến Thành Công Trong Cuộc Sống
Cách Trồng Rau Sạch Trong Thùng Xốp Tại Nhà Hiệu Quả Nhất
Bài Thuốc Nam Gia Truyền Chữa Khỏi Bệnh Xương Khớp, Thoát Vị Đĩa Đệm, Thoái Hóa Cột Sống
Bệnh Tay, Chân, Miệng - Những dấu hiệu cần phát hiện sớm và cách phòng tránh
Cây Bèo Cái Có Công Dụng Chữa Bệnh Rất Tốt Nhưng Ít Người Biết
Bài thuốc quý dân gian của Ông lang người Thái Hà Công Thầm chữa hiếm muộn
Di Tích Lịch Sử Thành Nhà Hồ, Kiến Trúc Xây Dựng Bằng Đá Độc Đáo Có Một Không Hai
Công Dụng Chữa Bệnh Hiệu Quả Từ Cây ATISÔ - Thảo Dược Rất Tốt Cho Sức Khỏe Của Mọi Người
Hệ Thống Động, Thực Vật Ở Vườn Quốc Gia Phong Nha - Kẻ Bàng
Di Tích Lịch Sử Đền Thờ Hai Bà Trưng - Người Phụ Nữ Anh Hùng Đất Việt Đền Hai Bà Trưng còn gọi là đền Hạ Lôi, thuộc thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội. Đền thờ hai vị liệt nữ - anh hùng dân tộc là Trưng Trắc và Trưng Nhị - những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đánh đổ ách thống trị của nhà Đông Hán vào năm 40 - 43 (sau Công nguyên), giành lại nền độc lập, tự chủ dân tộc. Hai Bà Trưng Trắc và Trưng Nhị là hai chị em sinh đôi, sinh ngày mồng Một tháng Tám năm Giáp Tuất (tức năm 14 Sau Công nguyên), mất ngày mồng Tám tháng Ba năm Quý Mão (tức năm 43 Sau Công nguyên). Hai Bà sinh ra trong một gia đình dòng dõi các Vua Hùng, cha là ông Trưng Định (Hùng Định), một hiền sĩ, văn võ toàn tài, được cử làm quan lạc tướng đất Mê Linh. Mẹ là bà Trần Thị Đoan, con gái cụ Trần Minh (cũng là cháu chắt bên ngoại của Vua Hùng). Hai Bà đã ghi công đầu trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc bằng cuộc khởi nghĩa Mê Linh mùa xuân năm 40 (Sau Công nguyên), đánh đuổi giặc Đông Hán ra khỏi bờ cõi nước ta, giành lại độc lập chủ quyền cho non sông đất nước, lập triều đại Trưng Vương tên nước Lĩnh Nam, đóng kinh đô tại Mê Linh. Hai Bà được nhân dân suy tôn làm Trưng Thánh Vương “Danh thơm muôn thuở vọng cõi trời nam”. Di Tích Lịch Sử Đền Thờ Hai Bà Trưng - Người Phụ Nữ Anh Hùng Đất Việt Để tỏ lòng biết ơn hai Bà, nhân dân đã lập đền thờ Hai Bà Trưng tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội (giáp sân bay quốc tế Nội Bài, cách trung tâm khoảng 25km), để tưởng nhớ công lao của hai Bà. Người đã ghi công đầu trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc. Đền được xây dựng trên khu đất cao, phong thủy tinh tế với cấu trúc gồm: Tam quan, nhà Trung tế, nhà Tiền tế và Hậu cung. Bên trong đền với kiến trúc bằng gỗ lim được chạm trổ những họa tiết tinh tế. Tượng thờ, nội thất, hoành phi, câu đối đều được sơn son thếp vàng lộng lẫy, thâm nghiêm. Nằm trên một khu đất cao, rộng, nhìn ra đê sông Hồng, với diện tích 129.824m2, đền gồm các hạng mục: cổng đền, nhà khách, nghi môn ngoại, nghi môn nội, gác trống, gác chuông, nhà tả - hữu mạc, đền thờ Hai Bà Trưng, đền thờ thân phụ - thân mẫu Hai Bà, đền thờ thân phụ, thân mẫu ông Thi Sách, đền thờ các nữ tướng triều Hai Bà Trưng, đền thờ các nam tướng triều Hai Bà Trưng, nhà bia lưu niệm Hộp thư bí mật của đồng chí Trường Chinh, hồ bán nguyệt, hồ mắt voi, suối vòi voi, hồ tắm voi, thành cổ Mê Linh... - Cổng đền: được xây 2 tầng, tầng dưới tạo 3 cửa vòm cuốn, tầng trên xây kiểu chồng diêm, với 2 tầng 8 mái. Bờ nóc đắp hình đôi rồng chầu mặt trời, phần cổ diêm trang trí hình hoa 4 cánh, các góc đao đắp hình lá hỏa, góc cột đắp hình hoa cúc dây, thân cột hình hoa lá. - Nhà khách: gồm 7 gian, xây kiểu tường hồi bít đốc. - Nghi môn ngoại: xây kiểu cột đồng trụ hay còn gọi là tứ trụ. Đỉnh trụ trang trí tứ phượng theo kiểu lá lật, các ô lồng đèn phía dưới trang trí tứ linh. Hệ thống tứ trụ phân cách thành một cổng chính và hai cổng phụ. - Nghi môn nội: gồm một gian, hai dĩ, với bờ nóc, bờ dải đắp hình hoa chanh, hai bên đầu hồi đắp hai đầu rồng, phần khúc nguỷnh đắp hai con nghê gắn sứ trong tư thế chầu vào nhau, bốn góc đao uốn cong, bộ vì đỡ mái làm kiểu "thượng chồng rường, hạ kẻ chuyền". - Gác chuông, gác trống: gác trống - gác chiêng đều được làm theo kiểu bốn mái uốn cong, bờ dải đắp hình hoa chanh, hai bên đầu hồi đắp hình hổ phù, tầng trên mở bốn cánh cửa quay về bốn hướng... - Đền thờ Hai Bà Trưng: + Tòa tiền tế gồm 7 gian, 2 dĩ, xây theo kiểu tường hồi bít đốc, bờ nóc đắp kiểu bờ đinh, hai đầu đắp hình con đấu, đầu hai bờ dải đắp hình phượng vũ. Phía trước tiền tế có đôi voi đá trong tư thế quỳ chầu vào nhau. Hai cổng nhỏ với mái làm theo kiểu "chồng diêm", mái uốn cong. Nối hai cổng nhỏ là hai bức "cánh phong", phía trước có cột trụ biểu, đỉnh trụ hình trái giành, các ô lồng đèn đắp nổi tứ linh. + Nhà trung tế gồm 5 gian, 2 dĩ, xây kiểu tường hồi bít đốc, bờ nóc đắp hình hoa chanh, chính giữa đắp hổ phù, hai mái kiểu chồng diêm… phía trước trung tế có lư hương đá... + Nối với gian giữa trung tế là hậu cung - một nếp nhà ba gian, một dĩ, được xây dọc, hợp với trung tế tạo thành một kiến trúc tổng thể dạng chữ Đinh. Bộ khung đỡ mái hậu cung gồm bốn bộ vì mang kết cấu "thượng giá chiêng hạ chồng rường, và thượng giá chiêng hạ cốn". Các hàng cột có đường kính 35cm, trên cốn nách chạm hình chữ Thọ, hoa lá. - Đền thờ thân phụ, thân mẫu Hai Bà Trưng: có mặt bằng dạng chữ Đinh, gồm tiền tế và hậu cung. Tiền tế gồm nhà 5 gian, xây theo kiểu tường hồi bít đốc, bờ nóc đắp lưỡng long chầu nguyệt, bờ dải kiểu bờ đinh. Hậu cung gồm 1 gian, 2 dĩ. - Đền thờ thân phụ, thân mẫu ông Thi Sách: tọa lạc về phía bên trái đền thờ Hai Bà Trưng. Đền quay hướng Tây Nam, có mặt bằng kiến trúc dạng chữ Đinh, gồm tiền tế và hậu cung. - Đền thờ các Nữ tướng thời Hai Bà Trưng: có mặt bằng dạng chữ nhất, gồm 5 gian, xây kiểu tường hồi bít đốc. Hai gian bên trổ cửa hình chữ Thọ để lấy ánh sáng cho di tích. Hệ khung đỡ mái gồm 6 bộ vì được kết cấu theo dạng "thượng giá chiêng, trung kẻ truyền, hạ bẩy hiên, hậu gối tường". Chính giữa ban thờ xây bệ cao bài trí ngai và bài vị, phía trước bài trí hương án. - Đền thờ các tướng Nam thời Hai Bà Trưng: quay hướng Đông Bắc, có mặt bằng kiến trúc dạng chữ Nhất, gồm 5 gian, tường hồi bít đốc, với 6 bộ vì được kết cấu theo dạng "thượng giá chiêng, trung kẻ truyền, hạ bẩy hiên, hậu gối tường". Chính giữa ban thờ xây bệ cao bài trí khám thờ và bài vị. - Nhà tả/ hữu mạc: là nếp nhà 7 gian, xây kiểu tường hồi bít đốc, bờ nóc, bờ dải đắp hình hoa chanh, hệ vì đỡ mái được kết cấu theo dạng "thượng giá chiêng chồng rường, trung kẻ, hạ bẩy". Phía trước hiên dãy nhà bên phải đền bài trí 8 con voi, ngựa, sư tử, bên trong trưng bày một số di vật khai quật tại thành cổ Mê Linh. - Thành cổ Mê Linh: hiện vẫn còn dấu vết thành cổ đắp đất, hình con rắn uốn mình, dài 1.750m, với chỗ rộng nhất là 500m, chỗ hẹp nhất là 200m, đắp bằng đất luyện, dày khoảng 1 ngũ (khoảng 2m), cao 1 trượng (khoảng 4m). Bao ngoài bờ thành là quách dày 2 ngũ (khoảng 4m), cao 1 trượng (khoảng 4m). Khoảng cách giữa thành và quách là đường thông cù rộng 2 ngũ (khoảng 4m). Do có con đường thông cù này mà thành có tên là thành Ống. Vòng ngoài cùng là hào cắm chông tre. Tương truyền, xưa kia trong thành có cung điện của Trưng Vương, ngoài thành có các trại quân bộ, quân thủy. Hiện nay còn di tích các đồn quân của nữ tướng Lự Nương và nam tướng Bạch Trạch ở phía trước đền Hạ Lôi, thuộc xã Tráng Việt. Đây chính là đất Phấn Lộ, huyện Chu Diên, nơi Hai Bà Trưng cho đắp đô thành. Thành cổ đã được khai quật khảo cổ và thu được nhiều hiện vật có giá trị. - Nhà bia lưu niệm Hộp thư bí mật của đồng chí Trường Chinh: được xây kiểu bốn mái, các góc mái uốn cong, chính giữa gắn tấm bia lưu niệm có nội dung: ‘‘Nơi đây có cây lụa già thân rỗng là hộp thư bí mật của đồng chí Trường Chinh - Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam những năm 1943 - 1945, đồng chí Trường Chinh đã lấy đền thờ Hai Bà Trưng là một trong những nơi hội họp bí mật để chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa giành chính quyền Thủ đô Hà Nội ngày 19/8/1945’’. - Mắt voi, vòi voi, hồ tắm voi, hồ bán nguyệt: Tương truyền khu đền này được xây trên mảnh đất có thế (hình) đầu con voi nên có các tên gọi trên. Khu vực này hiện nay được kè đá, gạch, xung quanh trang trí hoa sen bằng đá xanh tạo cảnh quan cho khu di tích. Đền Hai Bà Trưng còn là nơi lưu giữ nhiều di vật quý, đa dạng, phong phú về cả chủng loại và chất liệu như: gỗ, đá, đồng, sứ, giấy,… trong đó di vật gỗ chiếm đa số. Các di vật có niên đại tập trung vào triều Nguyễn như hoành phi, hương án, đại tự, câu đối, khám, kiệu, tượng thờ…được chạm khắc công phu, tinh xảo, với các đề tài trang trí: rồng mây, hoa lá, văn triện, hổ phù… Đây là những tác phẩm nghệ thuật thể hiện bàn tay tài hoa, khéo léo và tinh tế của ông cha ta trong nghệ thuật tạo tác, phản ánh nhiều mặt của đời sống xã hội và những ước vọng về cuộc sống tốt đẹp hơn. Đền thờ Hai Bà Trưng là một di tích lịch sử đặc biệt quan trọng từ thời xưa đến trong cách mạng kháng chiến. Là minh chứng của một thời gian lịch sử lâu dài của dân tộc. Việc quy hoạch, trùng tu, tôn tạo và mở rộng khu di tích Đền thờ Hai Bà Trưng Mê Linh đồng bộ, hoàn chỉnh đã mở ra một thời kỳ mới hứa hẹn nhiều thuận lợi cho sự phát triển của Mê Linh. Đền Hai Bà Trưng là nơi sinh hoạt văn hóa, tâm linh của nhân dân địa phương, qua đó những giá trị văn hóa phi vật thể đã được kết tinh và biểu hiện ở lễ hội và các trò diễn dân gian. Lễ hội đền Hai Bà Trưng được tổ chức hàng năm, từ ngày 4 đến ngày mồng 10 tháng Giêng (Âm lịch). Trong đó, chính hội là ngày mồng 6, tương truyền, đây là ngày Hai Bà Trưng mở tiệc khao quân, cho nên sau này dân làng mở hội để kỷ niệm sự kiện đó, nhằm ôn lại truyền thống hào hung của các bậc tiền nhân trong buổi đầu dựng nước và giữ nước. Cứ năm năm một lần, nhân dân trong làng lại tổ chức rước kiệu Hai Bà Trưng, kiệu Thành hoàng làng Hạ Lôi. Di tích Hai Bà Trưng chứa đựng những giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật, kiến trúc,.... Đây là nơi gắn bó mật thiết với đời sống cộng đồng trong sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, tự hào dân tộc, sự cố kết cộng đồng… của cư dân Hạ Lôi. Di tích đã được Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (Quyết định số 2383/QĐ -TTg, ngày 09 tháng 12 năm 2013) . Trên mảnh đất Việt Nam hình chữ S thân yêu với những tài nguyên thiên nhiên phong phú cùng nhiều di sản Thế giới đã được Unesco công nhận đang là niềm tự hào của mỗi dân đất Việt. Đền thờ Hai Bà Trưng sẽ là một nơi không thể bỏ qua đối với những con xa xứ muốn về thăm quê hương, tìm hiểu về cội nguồn dân tộc, là một điểm hẹn du lịch văn hóa tâm linh đối với khách du lịch trong và ngoài nước khi đến thăm Thủ đô Hà Nội.- Currently 4.83/5
- 1
- 2
- 3
- 4
- 5
-
Hướng dẫn cách xử lý khi lỡ tay làm đổ nước hoặc các chất lỏng vào máy laptop
-
Nữ tài xế 25 tuổi xin được chở người nhiễm covid-19 diện F0, F1 đi cách ly ở TP.HCM
-
Nghề nuôi Cá Tầm, Cá Hồi nước lạnh tại Sa Pa, mang lại giá trị kinh tế lớn
-
Những Món Ăn Nổi Tiếng Mang Đậm Nét Ẩm Thực Dân Gian Ở Hội An
-
đường dây á hậu, diễn viên bán dâm giá ngàn đô
-
Sách Pháp Luật Mới Nhất Năm 2020-2021
Từ khóa » đền Thờ Hai Bà Trưng ở Trung Quốc
-
Ảnh 360 Di Tích Quốc Gia đặc Biệt Đền Thờ Hai Bà Trưng ở Mê Linh
-
Về Các đền Thờ Hai Bà Trưng Tại đất Trung Quốc Ngày Nay
-
Hóa Ra Đây Chính Là Lý Do Khiến TRUNG QUỐC Thờ HAI BÀ ...
-
Ly Kỳ Câu Chuyện Trung Quốc THỜ Hai Bà Trưng - YouTube
-
Đền Thờ Hai Bà Trưng ở Trung Quốc - Xechaydiendkbike
-
Dấu Tích Chiến Công Của Các Tướng Lĩnh Nam Tại Trung Quốc
-
[Cổ Sử] Rất Nhiều đền Thờ Vua Trưng (Hai Bà Trưng) ở ... - Facebook
-
Dấu Tích Khởi Nghĩa Hai Bà Trưng Trên đất Lĩnh Nam Xưa (hết)
-
Miếu Thờ Trưng Vương Trên đất Hồ Nam - Hànộimới
-
Đền Thờ Hai Bà Trưng Ở Trung Quốc- Trang Tổng Hợp Tư Liệu Nghệ ...
-
Hai Bà Trưng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đền Hai Bà Trưng (Đồng Nhân) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Vì Sao Người Trung Quốc Lập Và Thờ Hai Bà Trưng Của Việt Nam?
-
ĐHXD - Đền Hai Bà Trưng Tại Mê Linh Và Đền, Chùa ... - BMKTCN
-
Chu Ân Lai Viếng đền Hai Bà Trưng, Mao Trạch Đông Ca Ngợi
-
Đền Thờ Hai Bà Trưng Ở Trung Quốc Gia Nam Việt ... - .vn