Di Tích Lịch Sử Văn Hóa Đền Đô

Thực đơn
  • Truy cập nội dung luôn

Di tích

Di tích lịch sử văn hóa Đền Đô 28/09/2011 03:29 Số lượt xem: 2150 Đền Đô kiến trúc tuyệt vời,/Thăng Long đẹp đất, đẹp người ngàn năm.

Đền Đô ở làng Đình Bảng (Từ Sơn), nguyên là Thái miếu nhà Lý, do Lý Thái Tổ khởi dựng năm 1019. Năm 1030, Thái miếu được Lý Thái Tông nâng cấp, mở rộng thành Đền thờ Lý Thái Tổ. Năm 1602, Vua Lê Kính Tông đã trùng tu, xây dựng Thái miếu với một quy mô lớn, thờ 8 vị vua triều Lý, lấy tên là Cổ Pháp Điện - Đền Lý Bát Đế. Trải qua gần 900 năm tồn tại, với nhiều lần trùng tu tôn tạo. Đền Đô đã trở thành một trong những địa chỉ tiêu biểu nhất của quê hương Bắc Ninh - Kinh Bắc. Nơi đây còn là cơ sở hoạt động bí mật của nhiều lãnh tụ cách mạng trong những tháng năm gian khổ tìm đường cứu nước. Với kiểu “Nội công ngoại quốc”, Đền Đô được xây dựng thành 2 khu: Nội thành và ngoại thành, với tổng diện tích 31.250m2, được bao bọc bằng một bức tường thành cao 2,3m, rộng 0,9m. Đền Đô được bố cục hài hòa, bề thế với 21 hạng mục công trình kiến trúc độc đáo, chạm khắc tinh xảo gồm nhà Chuyển Bồng, nhà Tiền Tế, nhà Phương Đình, Vương Mẫu Tử, nhà để ngựa thờ, Văn Chỉ, Võ Chỉ, Năm Cửa Rồng… Phía trước Năm Cửa Rồng (Ngũ Long Môn) là Hồ Bán Nguyệt có diện tích 9.500m2. Giữa hồ có nhà Thủy Đình vuông vức, 2 mái chồng uốn lượn hài hòa giữa một không gian thoáng đãng. Trước đây, nhà Thủy Đình ở Đền Đô đã được chọn làm hình ảnh in trên “Giấy năm đồng vàng” Đông Dương. Qua Năm Cửa Rồng, du khách sẽ tới một sân đền rộng, được lát đá dẫn vào nhà Phương Đình 8 mái, rồi đến nhà Tiền Tế, treo bức hoành phi “Cổ Pháp Triệu Cơ” (đất Cổ Pháp là nơi mở đầu sự nghiệp vương triều Lý). Tiếp đến là 2 nhà vuông 8 mái chồng, dẫn vào hậu đô “Cổ Pháp Điện” gồm 7 gian, rộng 180m2, hình chữ công (I). “Cổ Pháp Điện” là công trình chính của Đền Đô được xây dựng hoành tráng, trang nghiêm, đặt các pho tượng 8 vị vua triều Lý. Nội thất Đền Đô được bài trí chi tiết, đồ thờ phong phú. Tượng các đức vua ở hậu đô, hương án, bài vị, hoành phi, câu đối, sập và mâm thờ… đều được sơn son thiếp vàng rực rỡ. Ngựa thờ có đủ áo giáp, may thêu rất công phu, lục lạc đồng sáng loáng. Đỉnh đồng, bình hương, trống, chiêng… đều bề thế. Năm 1952, Đền Đô bị giặc Pháp phá hủy hoàn toàn. Hòa bình được lập lại ở miền Bắc vừa đúng một năm, khi về thăm Đảng bộ và nhân dân Đình Bảng, đứng trên nền đất ngôi đền xưa, Bác Hồ đã xúc động nói với mọi người: Đền Đô là công trình văn hóa đặc sắc, không chỉ của Đình Bảng mà của nhân dân cả nước. Có điều kiện, chúng ta sẽ xây dựng lại để tỏ lòng thành kính, biết ơn các nhà vua Lý. Nhớ lời dạy của Bác, với ý thức trách nhiệm của những người con sống trên quê hương phát tích các vương triều Lý, cùng với những tấm lòng hảo tâm công đức, sự quan tâm của các ngành, các cấp, năm 1989, kỷ niệm 980 năm ngày Lý Công Uẩn khởi lập vương triều Lý và hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, nhân dân Đình Bảng đã bắt tay xây dựng lại Đền Đô theo nguyên mẫu xưa, ngay trên nền ngôi đền cũ. Hôm nay, sau gần 21 năm, miệt mài lao động, 21 hạng mục công trình của Đền Đô đã được xây dựng lại hoàn toàn. Đền Đô sẽ mãi mãi xứng đáng là nơi “Tìm về nguồn cội” của nhân dân cả nước. Từ ngày khởi công tái dựng đến nay, cùng với các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, đã có hàng triệu lượt du khách trong nước và quốc tế về dâng hương tưởng niệm các nhà vua Lý và vãng cảnh đền. Năm 1991, Đền Đô đã được Nhà nước trao Bằng công nhận “Di tích Lịch sử - Văn hóa Đền Đô”. Hằng năm, vào ngày 15-3 âm lịch, kỷ niệm ngày Lý Thái Tổ đăng quang, nhân dân Đình Bảng lại tưng bừng mở hội, đón du khách trên mọi miền Tổ quốc về chung vui và dâng hương tưởng niệm các nhà vua Lý. Bên cạnh phần lễ được tổ chức trang trọng của các đoàn địa phương và nhiều tỉnh thành trong cả nước, phần Hội với các trò chơi dân gian như thi nấu cơm nồi đất, bắt vịt dưới hồ, vật, chọi gà, thi đấu cờ người, hát quan họ dưới thuyền… cũng được duy trì tổ chức, làm cho không khí ngày hội thêm tưng bừng, hấp dẫn, thể hiện nét văn hóa dân gian, đậm đà bản sắc truyền thống của một vùng quê Kinh Bắc.

Nguồn: BBN
  • facebook_fanpage
  • facebook_button
  • twitter_button
  • linkedin_button
  • googlePlus_button
  • Addthis
Các bài viết mới nhất
  • Trung tâm Văn hóa tỉnh: Tập huấn kỹ năng thực hành di sản Dân ca Quan họ Bắc Ninh năm 2024 (17/12/2024 11:55)
  • SỞ VHTTDL GIỚI THIỆU TÓM TẮT VĂN BẢN MỚI: Luật Đường bộ số 35/2024/QH15 ngày 27 tháng 6 năm 2024 (16/12/2024 16:04)
  • Nhiếp ảnh kể chuyện Quan họ (16/12/2024 15:24)
  • Bảo tàng tỉnh tổ chức nhiều hoạt động thu hút khách tham quan, nghiên cứu, tìm hiểu (16/12/2024 11:17)
  • Nhà cổ dân gian - Từ đường họ Lê Danh (16/12/2024 07:30)
Các bài viết cùng chuyên mục
  • Men theo sông Đuống (28/09/2011 03:30)
  • Men theo sông Đuống (28/09/2011 03:30)
  • Di tích lịch sử văn hóa Đền Đô (28/09/2011 03:29)
  • Chùa Dạm - Đại danh lam thời Lý (28/09/2011 03:26)
  • Chùa Dạm - Đại danh lam thời Lý (28/09/2011 03:26)
  • Giới thiệu chung
  • Lịch sử phát triển
  • Chức năng nhiệm vụ
  • Tổ chức bộ máy
  • Tiểu sử tóm tắt và nhiệm vụ đảm nhiệm của Lãnh đạo
  • Thông tin liên hệ
  • Người phát ngôn
    • Người phát ngôn SVHTTDL
    • Quy chế người phát ngôn
  • Chỉ đạo, điều hành
    • Ý kiến chỉ đạo, điều hành
    • Xử lý, phản hồi kiến nghị
    • Khen thưởng - xử phạt
    • Giải quyết khiếu nại, tố cáo
    • Kế hoạch Thanh tra - Kiểm tra
    • Lịch làm việc
  • Thông tin tuyên truyền
    • Dịch vụ du lịch
    • Lễ hội
    • Di tích
    • Làng nghề
    • văn hóa
    • thể thao
    • du lịch
    • phổ biến giáo dục pháp luật
  • Chiến lược - Quy hoạch
    • Văn hóa
    • Thể thao
    • Du lịch
  • Dự án hạng mục đầu tư
  • Thông tin thống kê, số liệu báo cáo
  • Hoạt động Đảng - Đoàn thể
  • Công khai tài chính
  • lịch tiếp công dân

Từ khóa » đền Lý Bát đế đình Bảng Từ Sơn Bắc Ninh