Đi Tiểu ít (thiểu Niệu) Là Dấu Hiệu Bệnh Gì? • Hello Bacsi
Bạn uống nhiều nước mà đi tiểu ít? Bạn có thể đang mắc chứng thiểu niệu. Tình trạng này xảy ra khi lượng nước tiểu được sản sinh thấp hơn bình thường và thường liên quan đến vấn đề sinh lý. Tuy nhiên, không ít trường hợp bàng quang ít nước tiểu có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nghiêm trọng.
Vậy đi tiểu ít có có sao không, có hại gì không? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu về các nguyên nhân gây ít nước tiểu để hiểu rõ hơn về cách khắc phục tình trạng này nhé!
Tìm hiểu chung
Thiểu niệu (ít nước tiểu) là gì?
Chứng thiểu niệu là tình trạng bạn uống nhiều nước mà đi tiểu ít. Hầu hết người lớn tạo ra ít nhất 500ml nước tiểu trong 24 giờ. Tình trạng bàng quang ít nước tiểu (nước tiểu ít hơn 50ml trong 24 giờ) gọi là vô niệu. Chứng ít nước tiểu có thể là một trong những dấu hiệu sớm nhất của suy thận, nhưng trong hầu hết các trường hợp nó có thể được đảo ngược.
Tiểu ít là bao nhiêu?
Theo các chuyên gia, mỗi ngày một người đi tiểu không quá 3.000ml hoặc không thấp hơn 400ml là bình thường. Tuy nhiên, nếu một người đi tiểu ít hơn 400ml/ngày là dấu hiệu của thiểu niệu.
Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng thiểu niệu là gì?
Các dấu hiệu và triệu chứng uống nhiều nước mà đi tiểu ít bao gồm:
- Bệnh tiêu chảy
- Nôn
- Sốc
- Sốt
- Đau cơ thể
- Buồn nôn
- Sưng
Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?
Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu bạn hoặc người thân có bất kỳ dấu hiệu sau đây:
- Lượng nước tiểu giảm rõ rệt và đều
- Bạn đã bị nôn mửa, tiêu chảy hoặc sốt cao và không thể uống đủ nước để thay thế phần dịch bạn đã mất.
- Lượng nước tiểu giảm có liên quan đến chóng mặt, choáng hoặc mạch nhanh.
Bạn nên đi cấp cứu nếu cảm thấy cơ thể mình có thể bị sốc. Điều này có thể là do nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc chấn thương cần điều trị nhanh chóng.
Bạn cũng nên đi khám ngay nếu nghĩ rằng tuyến tiền liệt phì đại hoặc các tình trạng khác có thể đang làm tắc nghẽn đường tiết niệu. Tắc nghẽn đường tiết niệu có thể nhanh chóng phát triển thành vô niệu. Vô niệu cần phải được điều trị ngay lập tức để ngăn ngừa tổn thương nghiêm trọng cho thận.
Khi nhận thấy một trong những triệu chứng này hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, bạn vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người không giống nhau. Tốt nhất, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Nguyên nhân
Đi tiểu ít là bệnh gì?
Hiện tượng bàng quang ít nước tiểu có thể liên quan đến các vấn đề sức khỏe sau:
- Mất nước. Mất nước là nguyên nhân phổ biến nhất khiến giảm lượng nước tiểu. Thông thường, mất nước xảy ra khi bạn bị bệnh tiêu chảy, nôn mửa hoặc một bệnh khác và không thể bổ sung phần dịch đã mất. Trong trường hợp này, thận sẽ cố gắng giữ lại càng nhiều nước càng có thể.
- Nhiễm trùng hoặc chấn thương. Đi tiểu ít là bệnh gì? Đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc chấn thương. Đây là những nguyên nhân ít điển hình gây thiểu niệu. Những tình trạng này có thể khiến cơ thể bị sốc, làm giảm lưu lượng máu đến các cơ quan. Sốc là một tình trạng cấp cứu y tế và cần được điều trị ngay lập tức
- Tắc nghẽn đường tiết niệu. Tắc nghẽn đường tiết niệu xảy ra khi nước tiểu không thể ra ngoài. Điều này có thể ảnh hưởng đến một hoặc cả hai quả thận và thường dẫn đến lượng nước tiểu giảm.
- Thuốc. Một số loại thuốc có thể khiến bàng quang ít nước tiểu, bao gồm thuốc chống viêm không steroid (NSAID); thuốc trị cao huyết áp, như thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE) và gentamicin. Nếu thuốc khiến lượng nước tiểu giảm, bạn nên thảo luận với bác sĩ về vấn đề này. Họ có thể thay đổi thuốc hoặc điều chỉnh liều lượng hiện tại của bạn. Không bao giờ thay đổi liều lượng hoặc ngừng dùng thuốc mà không hỏi ý kiến bác sĩ trước.
Vậy ngoài các nguyên nhân trên, thì đi tiểu ít còn là dấu hiệu bệnh gì? Các nguyên nhân khác bao gồm phì đại tuyến tiền liệt, mất máu, viêm thận hoặc tổn thương.
Các nguyên nhân được đề cập ở trên là một số nguyên nhân phổ biến khiến bàng quang ít nước tiểu. Tham khảo ý kiến bác sĩ để chẩn đoán chính xác.
Chẩn đoán & Điều trị
Những phương pháp nào giúp chẩn đoán thiểu niệu?
Để chẩn đoán tình trạng nước tiểu ít, bác sĩ thường dựa vào những thông tin người bệnh cung cấp, chẳng hạn tình trạng đi tiểu ít nước xảy ra trong bao lâu, lượng nước người bệnh uống mỗi ngày…
Ngoài ra, họ cũng sẽ yêu cầu làm thêm các xét nghiệm khác để chẩn đoán bàng quang ít nước tiểu:
- Xét nghiệm nước tiểu
- Siêu âm hoặc chụp CT bụng
- Xét nghiệm máu
- Nội soi bàng quang
Điều trị thiểu niệu
Các phương pháp điều trị tình trạng uống nhiều nước mà đi tiểu ít phụ thuộc vào nhiều yếu tố, gồm sức khỏe tổng thể, nguyên nhân, các tổn thương ở thận.
Tăng cường uống nhiều nước
Cách đơn giản để điều trị thiểu niệu là uống nhiều nước. Trong trường hợp người bệnh bị mất nước nghiêm trọng, bác sĩ sẽ truyền dịch qua đường tĩnh mạch
Sử dụng thuốc
Nếu bổ sung nước vẫn không cải thiện tình trạng bàng quang ít nước tiểu, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc, gồm:
- Thuốc kháng sinh: Để điều trị các bệnh nhiễm trùng, chẳng hạn như những bệnh gây tiêu chảy hoặc nôn mửa nghiêm trọng.
- Thuốc lợi tiểu: Thuốc này buộc cơ thể sản xuất nhiều nước tiểu hơn. Với một lượng nhỏ, thuốc lợi tiểu có thể giúp tăng lượng nước tiểu, nhưng nếu dùng quá nhiều có thể phản tác dụng và làm cho tình trạng thiểu niệu trở nên tồi tệ hơn.
- Dopamine liều dùng cho thận: Một phương pháp điều trị còn nhiều tranh cãi được sử dụng để ngăn ngừa chấn thương thận bằng cách mở rộng các động mạch trong thận và tăng lượng nước tiểu.
Bàng quang ít nước tiểu có sao không?
Nước tiểu ít có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Nếu không được điều trị, thiểu niệu có thể dẫn đến các biến chứng như:
- Tăng huyết áp
- Suy tim
- Thiếu máu
- Rối loạn chức năng tiểu cầu
- Các vấn đề về tiêu hóa
Kiểm soát
Những biện pháp tại nhà nào giúp bạn kiểm soát chứng thiểu niệu?
Không có biện pháp tại nhà nào giúp đảo ngược tình trạng lượng nước tiểu ít trong ngày. Điều trị y tế luôn cần thiết để xác định nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Nguyên nhân phổ biến nhất khiến đi tiểu ít là mất nước. Bạn có thể tránh mất nước bằng cách đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày. Đặc biệt, bạn cần uống nhiều nước hơn khi bị sốt, tiêu chảy hoặc bệnh.
Các mẹo khác để ngăn ngừa thiểu niệu bao gồm:
- Tránh dùng thuốc lợi tiểu. Mặc dù có vẻ khó thực hiện, nhưng tránh xa các chất và/hoặc thực phẩm lợi tiểu sẽ giúp bạn không mất nước. Những thực phẩm này bao gồm đồ uống có chứa cồn hoặc caffeine như cà phê, soda và chocolate.
- Tránh các món cay. Bên cạnh tác hại gây ra vấn đề sức khỏe như axit và ợ nóng, thức ăn cay cũng có thể góp phần làm mất dịch trong cơ thể. Mặc dù thực phẩm cay có thể làm tăng tốc độ trao đổi chất, nhưng nó cũng có thể tăng tốc độ mất nước nếu bạn thường hoạt động thể chất dưới trời nóng.
- Tránh hoạt động gắng sức. Vận động và tập thể dục rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, vận động quá sức dưới thời tiết oi ả là điều cực kì không tốt vì sẽ khiến bạn bị mất nước. Vì vậy, bạn có thể uống nhiều nước khi vận động dưới trời nắng hoặc lựa chọn các môn thể thao ở trong nhà thi đấu.
- Bổ sung kali nhiều hơn. Mất nước là tình trạng mất chất điện giải với số lượng cực lớn. Do đó, bạn nên ăn thực phẩm giàu kali như chuối, dứa, khoai lang và xoài để duy trì một cơ thể khỏe mạnh và đủ nước.
Uống nước nhiều mà đi tiểu ít có thể xuất phát từ thói quen nhưng cũng có thể là triệu chứng bất thường của đường tiết niệu bạn mà cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và có hướng xử trí phù hợp nhé! Thiểu niệu có thể được cải thiện thông qua việc điều chỉnh thói quen sinh hoạt hằng ngày.
Từ khóa » Tiểu Niệu
-
Thế Nào Là Thiểu Niệu? | Vinmec
-
Thiểu Niệu - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Thế Nào Là Thiểu Niệu? Bệnh Này Có Nguy Hiểm Không?
-
Thiểu Niệu Và Các Nguyên Nhân Thường Gặp | BvNTP
-
Đái Nhiều đái ít Và Vô Niệu
-
Các Rối Loạn Về Nước Tiểu - Sỏi Tiết Niệu
-
Sức Khỏe Sàn Chậu Và Bàng Quang (Phụ Khoa Tiết Niệu)
-
Viêm đường Tiết Niệu: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Viên Uống Vương Niệu Đan Giảm Tiểu Đêm, Tiểu Nhiều Lần 20 Viên
-
[PDF] Nhiễm Trùng đường Tiểu (UTI)
-
Viêm đường Tiết Niệu Khám ở Khoa Nào, ở đâu TPHCM?
-
Viêm đường Tiết Niệu: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Chữa
-
Niệu Nữ Và Niệu Chức Năng - BỆNH VIỆN BÌNH DÂN