Thế Nào Là Thiểu Niệu? Bệnh Này Có Nguy Hiểm Không?

1. Giải thích thuật ngữ thiểu niệu là gì?

Các giai đoạn hình thành nước tiểu bao gồm:

  • Giai đoạn lọc diễn ra tại cầu thận: một phần của huyết tương sẽ được lọc qua mao mạch, đi vào bọc Bowman rồi sau đó trở thành dịch lọc cầu thận;

  • Giai đoạn tái hấp thu: dịch lọc trên đi vào ống thận, tại đây dịch lọc sẽ có sự thay đổi cả về thành phần lẫn thể tích do các chất dinh dưỡng cần thiết sẽ được tái hấp thu trở lại.

  • Giai đoạn bài tiết ở ống thận: độc tố và chất thải, dịch thừa sẽ trở thành nước tiểu chính thức và bị “đăng xuất" ra ngoài.

Thiểu niệu là tình trạng thể tích nước tiểu ít hơn 500ml trong vòng 24 giờ

Thiểu niệu là tình trạng thể tích nước tiểu ít hơn 500ml trong vòng 24 giờ

Quá trình trên có vai trò giữ nước, chất dinh dưỡng quan trọng và các chất điện giải cho cơ thể, đồng thời giúp thanh lọc độc tố, đưa những sản phẩm có hại ra ngoài.

2. Các nguyên nhân gây thiểu niệu

Nguyên nhân dẫn tới thiểu niệu có thể là do nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý. Trong đó nguyên nhân sinh lý là do người bệnh uống ít nước hoặc đổ nhiều mồ hôi. Đối với nguyên nhân bệnh lý: cần phải lưu ý rằng lượng nước tiểu được tạo thành có mối liên hệ chặt chẽ với 3 yếu tố sau: yếu tố trước thận, yếu tố tại thận và yếu tố sau thận.

2.1. Yếu tố trước thận

Điều kiện tiên quyết để cầu thận hoàn thành chức năng lọc nước tiểu như bình thường đó là động mạch thận phải có một áp lực máu vừa đủ, và thể tích máu vận chuyển đến thận cũng ở mức vừa đủ. Chỉ cần 1 trong 2 hoặc cả 2 yếu tố này bị tăng hay giảm do các nguyên nhân sau thì sẽ ảnh hưởng tới chức năng cầu thận:

  • Mất nước, mất máu: khi cơ thể bị mất nước do tiêu chảy, sốt cao, chảy máu, nôn, xuất huyết đường tiêu hóa làm giảm thể tích tuần hoàn, lưu lượng máu đến thận bị thiếu gây thiểu niệu. Trẻ em là đối tượng hay bị tiêu chảy, sốt cao nên dễ bị thiểu niệu. Do đó nếu trẻ em bị mất nước thì cần bổ sung thêm nước cho cơ thể theo đường uống hoặc dịch truyền;

  • Suy tim: bệnh lý này làm giảm thể tích máu được chuyển tới thận, kéo theo áp lực động mạch thận cũng giảm theo;

  • Sốc: thường gặp trong chấn thương hoặc bệnh lý nhiễm trùng. Sốc cũng là nguyên nhân khiến lưu lượng máu đi tới các cơ quan, trong đó có thận bị giảm;

  • Xơ gan: xơ gan phù gây mất dịch vào các khoang trong cơ thể;

  • Tác dụng phụ của các loại thuốc: thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm không steroid,...

2.2. Yếu tố tại thận

Có sự liên quan tới quá trình lọc và hấp thu tại thận:

  • Quá trình lọc: yêu cầu áp lực máu đẩy qua cầu thận phải đủ lớn thì mới có thể đẩy huyết tương đi vào bọc Bowman;

  • Quá trình hấp thu: đòi hỏi chức năng ống thận phải bình thường do quá trình này diễn ra tại ống thận. Bên cạnh đó hoạt động này còn phụ thuộc vào hormon Aldosteron (tiết ra từ tuyến thượng thận) và hormon ADH (là hormon chống bài niệu tiết ra từ thùy sau tuyến yên) chi phối.

Thiểu niệu có thể là một triệu chứng cảnh báo bệnh về thận

Thiểu niệu có thể là một triệu chứng cảnh báo bệnh về thận

Những bệnh lý tại thận là nguyên nhân dẫn tới các rối loạn của 2 quá trình trên bao gồm:

  • Viêm cầu thận cấp và mạn tính: gây thiểu niệu hoặc vô niệu với các biểu hiện kèm theo khác như mệt mỏi, sốt, phù, tiểu ra máu, đau đầu, tăng huyết áp, buồn nôn,...;

  • Viêm mô kẽ thận: do dùng những loại thuốc kháng viêm, kháng sinh hoặc nhiễm trùng lao (liên cầu, E.coli, tụ cầu) hoặc lao;

  • Hoại tử ống thận cấp: một trong các dấu hiệu sớm của bệnh là thiểu niệu, bệnh có thể là do sốc hoặc ngộ độc cấp tính gây nên;

  • Bệnh mạch thận: tắc tĩnh mạch hoặc động mạch thận 2 bên, kèm triệu chứng sốt và đau vùng hông lưng,...

2.3. Yếu tố sau thận:

Liên quan tới tình trạng đường bài tiết nước tiểu bị tắc nghẽn:

  • Tắc cổ bàng quang hoặc niệu đạo do ung thư bàng quang, phì đại tuyến tiền liệt, sỏi niệu đạo, bệnh bàng quang thần kinh, ung thư tuyến tiền liệt,...

  • Tắc niệu quản (1 hoặc cả 2 bên) do u ác tính, sỏi hoặc xơ hóa phúc mạc,...

Nếu 3 yếu tố trên bị tác động dẫn tới sự thay đổi do một nguyên nhân nào đó thì đều ảnh hưởng tới thể tích lẫn tính chất của nước tiểu.

3. Phương pháp điều trị thiểu niệu

Điều trị thiểu niệu sẽ dựa trên nguyên nhân gây nên triệu chứng này:

  • Đối với bệnh nhân bị thiểu niệu do sinh lý thì cần chủ động bổ sung thêm nước theo mức cần thiết mỗi ngày;

  • Đối với người bị mắc các bệnh lý gây thiểu niệu như:

  • Nhiễm khuẩn: cần điều trị bằng cách sử dụng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ;

  • Giảm khối lượng tuần hoàn: truyền bù khối lượng tuần hoàn bị giảm;

  • Tắc nghẽn đường tiểu: dùng thuốc hoặc điều trị bằng phẫu thuật;

  • Suy giảm chức năng lọc máu của thận: tiến hành lọc máu.

4. Thiểu niệu có nguy hiểm không? Biến chứng của thiểu niệu?

Thiểu niệu có thể được coi là tình trạng nguy hiểm và cần được điều trị đúng cách, kịp thời nếu không sẽ gây nên những biến chứng như sau:

  • Suy tim;

  • Tăng huyết áp;

  • Suy thận cấp;

  • Thiếu máu;

  • Tích tụ các chất chuyển hóa khiến cơ thể bị ngộ độc.

Biến chứng của thiểu niệu bao gồm cả suy tim

Biến chứng của thiểu niệu bao gồm cả suy tim

Nhìn chung, thiểu niệu là một triệu chứng chứ không phải một dạng bệnh lý. Khi gặp phải tình trạng này, bệnh nhân cần chú ý theo dõi thể tích và tính chất của nước tiểu trong 24h để giúp phát hiện sớm các bệnh lý tiềm ẩn. Ngoài ra nếu thấy vấn đề bất thường, hãy tới ngay các cơ sở y tế để tìm ra nguyên nhân gây bệnh, tránh trì hoãn dễ sinh ra biến chứng nghiêm trọng khó điều trị.

Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên lựa chọn đâu là địa điểm phù hợp để thăm khám, hãy đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Bệnh viện chúng tôi quy tụ đội ngũ các y bác sĩ chuyên môn giỏi, tay nghề cao và sở hữu các trang thiết bị máy móc hiện đại, Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế với 2 chứng chỉ ISO 15189:2012 và CAP sẽ giúp trả ra kết quả chẩn đoán có độ chính xác cao. MEDLATEC chính là người bạn tin cậy sẽ đồng hành cùng khách hàng trong hành trình thăm khám và chăm sóc sức khỏe. Để biết thêm thông tin chi tiết về các dịch vụ và chương trình ưu đãi, bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Tổng đài 1900 56 56 56.

Từ khóa » Tiểu Niệu