Đi Tù Phải Làm Những Gì? Làm Việc Có được Trả Công Không?
Có thể bạn quan tâm
Khi chấp hành án phạt tù, người phạm tội sẽ bị tách biệt với cuộc sống đời thường. Vậy ở trong tù họ phải làm những gì, khi làm việc họ có được trả công hay không? Mục lục bài viết
- Phạm nhân đi tù phải làm những gì?
- Chế độ lao động của phạm nhân như thế nào?
- Phạm nhân làm việc có được trả tiền không?
Phạm nhân đi tù phải làm những gì?
Chào bạn, đã là phạm nhân khi vào trại giam sẽ sinh hoạt và chấp hành các nội quy theo quy định trong đó bao gồm cả chế độ lao động.
Theo điểm c khoản 1 Điều 1 của Nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân ban hành tại Thông tư 17/2020/TT-BCA thì:
c) Phạm nhân phải thực hiện đúng quy định về thời gian, hiệu lệnh, lễ tiết trong sinh hoạt, học tập, lao động, nghỉ ngơi, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, vui chơi giải trí; chấp hành nghiêm sự quản lý, kiểm tra, kiểm soát, điểm danh, kiểm diện hằng ngày…
Ngoài ra, theo khoản 1 Điều 31 Luật Thi hành án dân sự 2019 thì:
- Phạm nhân được phổ biến pháp luật, giáo dục công dân và được học văn hóa, học nghề. - Phạm nhân chưa biết chữ phải học văn hóa để xóa mù chữ. - Phạm nhân là người nước ngoài được khuyến khích học tiếng Việt. Phạm nhân được bố trí 01 ngày trong tuần để học tập, học nghề, trừ ngày chủ nhật, lễ, tết theo quy định của pháp luật.
Như vậy, có thể thấy khi ở trong trại giam, phạm nhân sẽ lao động, học văn hóa, học nghề, lao động, nghỉ ngơi và hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao…
Chế độ lao động của phạm nhân như thế nào?
Việc tổ chức lao động cho phạm nhân là biện pháp quản lý hiệu quả, vừa mang tính giáo dục cải tạo, dạy nghề, cải thiện chế độ ăn cũng như tạo thêm thu nhập, giúp họ tự tin hơn khi chấp hành xong án phạt tù và tái hòa nhập cộng đồng. Để biết rõ hơn chế độ lao động ở trong tù, chúng tôi xin được thông tin đến bạn như sau:
Tại Điều 32 Luật Thi hành án hình sự 2019 đã quy định về chế độ lao động của phạm nhân, cụ thể:
- Được tổ chức lao động: phù hợp với độ tuổi, sức khỏe, đáp ứng yêu cầu quản lý, giáo dục, hòa nhập cộng đồng. Phạm nhân khi lao động phải dưới sự giám sát, quản lý của trại giam, trại tạm giam.
- Thời giờ lao động của phạm nhân: không quá 08 giờ trong 01 ngày và 05 ngày trong 01 tuần, được nghỉ vào các ngày chủ nhật, lễ, tết theo quy định của pháp luật.
Nếu trong trường hợp đột xuất hoặc thời vụ, Giám thị trại giam có thể yêu cầu phạm nhân làm thêm giờ nhưng không được vượt quá tổng số giờ làm thêm trong ngày theo quy định của pháp luật về lao động.
Nếu phạm nhân lao động thêm giờ hoặc lao động trong ngày nghỉ thì được nghỉ bù hoặc được bồi dưỡng bằng tiền, hiện vật.
Trại giam phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho phạm nhân.
Bên cạnh đó, đối với phạm nhân nữ sẽ được bố trí làm công việc phù hợp với giới tính và không được bố trí làm công việc không sử dụng lao động nữ theo quy định của pháp luật về lao động.
Những phạm nhân bị bệnh hoặc có nhược điểm về thể chất, tâm thần thì tùy mức độ, tính chất của bệnh và trên cơ sở chỉ định của y tế trại giam, trại tạm giam được miễn hoặc giảm thời gian lao động.
Phạm nhân được nghỉ lao động khi:
- Bị bệnh, không đủ sức khỏe lao động và được y tế trại giam xác nhận
- Đang điều trị tại cơ sở y tế
- Có con dưới 36 tháng tuổi đang ở cùng mẹ trong trại giam mà bị bệnh, được y tế trại giam xác nhận. Như vậy, phạm nhân sẽ được bố trí công việc phù hợp với độ tuổi, sức khỏe... thời gian làm việc, nghỉ ngơi theo đúng nội quy và được nghỉ lao động nếu thuộc một trong các trường hợp quy định.
Phạm nhân làm việc có được trả tiền không?
Theo quy định trên, có thể thấy rằng phạm nhân khi vào trại giam sẽ được tổ chức lao động phù hợp với với độ tuổi, sức khỏe, đồng thời đáp ứng yêu cầu quản lý, giáo dục, hòa nhập cộng đồng. Vậy khi làm việc họ có được trả tiền không?
Theo khoản 1, 2 Điều 34 Luật Thi hành án dân sự thì kết quả lao động của phạm nhân sau khi trừ các chi phí hợp lý được sử dụng như sau:
- Bổ sung mức ăn cho phạm nhân
- Lập Quỹ hòa nhập cộng đồng để chi hỗ trợ cho phạm nhân khi chấp hành xong án phạt tù
- Bổ sung vào quỹ phúc lợi, khen thưởng của trại giam
- Chi hỗ trợ đầu tư trở lại cho trại giam phục vụ việc tổ chức lao động, giáo dục, dạy nghề cho phạm nhân; nâng cao tay nghề cho phạm nhân chuẩn bị chấp hành xong án phạt tù
- Chi trả một phần công lao động cho phạm nhân trực tiếp tham gia lao động sản xuất và chi hỗ trợ cho phạm nhân bị tai nạn lao động.
Phạm nhân được sử dụng theo quy định số tiền thưởng nếu được khen thưởng và số tiền được nhận khi tham gia lao động hoặc gửi trại giam quản lý và được nhận lại khi chấp hành xong án phạt tù.
Theo quy định trên thì phạm nhân được chi một phần công khi tham gia lao động hoặc được có tiền khi được khen thưởng và phạm nhân được sử dụng số tiền này. Nếu không có nhu cầu sử dụng, phạm nhân có thể gửi trại giam quản lý và sẽ được nhận lại khi chấp hành xong án phạt tù.
Mặc dù, đi tù là hình phạt thích đáng khi phạm sai lầm, nhưng để người phạm tội nhận ra và sửa chữa được những sai lầm đó, pháp luật cũng có những chính sách hỗ trợ khi tạo điều kiện cho họ được tham gia lao động, hưởng phần công lao động và hỗ trợ khi không may bị tai nạn lao động.
Hi vọng những thông tin liên quan đến vấn đề đi tù phải làm những gì đã giải đáp được băn khoăn của bạn. Nếu còn thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ. >> Đi tù về có mất quyền công dân không?
Từ khóa » đi Tù Khổ Thế Nào
-
Phạm Nhân đi Tù được ăn Uống, Mặc Quần áo Như Thế Nào? - YouTube
-
Ám ảnh Khu Biệt Giam Của Những Tử Tù... Ngóng Tết - YouTube
-
Cuộc Sống Phía Sau Song Sắt Trại Giam | Báo Dân Trí
-
Phía Sau Cánh Cổng Trại Tạm Giam - Báo Quảng Ninh điện Tử
-
Chấp Nhận đi Tù Do Sống Khổ Sở Trong Covid-19 - VnExpress
-
"Chỗ Tốt" Trong Tù - Giá Bao Nhiêu? - Báo Thanh Niên
-
Việt Nam: Phòng Giam Giữ Hay Là Nơi đày đọa Con Người? - BBC
-
Gặp Những Người Ngồi đếm Cuộc đời - Báo Công An Nhân Dân điện Tử
-
Tình Trạng Tù Nhân Trong Các Trại Giam ở Việt Nam
-
Mẫu Nam 9x được Thả Sau 3 Tháng đi Tù Khổ Sai, Còn đâu Gương Mặt ...
-
Cảnh Lao động Phía Sau Cánh Cửa Nhà Tù - Pháp Luật - Zing
-
Người Thân đi Tù, được Gửi Những Loại Quà Gì? - Thư Viện Pháp Luật
-
Kẻ Hiếp Dâm được Bạn Tù “dạy Dỗ” Thế Nào? - Dân Luật
-
Đi Tù Có được Dùng điện Thoại Không? - Luật Sư X