Dị ứng Do Mạt Bụi Nhà - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
Có thể bạn quan tâm
(SKDS) - Mạt bụi nhà là một loại vi sinh vật rất nhỏ bé, chỉ khoảng 0,3mm; sống ở các loại đồ đạc trong nhà, giường, gối, chăn, thảm trải nhà;... ăn những mảnh vụn chất hữu cơ như thực phẩm mốc, vảy da, mảnh gàu da đầu,... Phân và xác của mạt bụi nhà là tác nhân gây dị ứng cho con người.
Tác nhân gây dị ứng
Trong điều kiện khí hậu bình thường mạt bụi nhà có thể phát triển quanh năm ở trong nhà nhưng nhiều nhất là ở giường chiếu, thảm trải nhà, đồ vải và các đồ đạc bám bụi bẩn; các kho chứa hàng hóa, các loại ngũ cốc, cỏ khô, thức ăn của động vật... Một con mạt nhà có thể thải ra 20 hạt phân mỗi ngày. Phân và xác của nó chính là nguyên nhân gây ra dị ứng. Phân của mạt nhà rất nhỏ và nhẹ, bay lơ lửng trong không khí, nên con người dễ dàng hít phải gây ra các phản ứng dị ứng.
Hình ảnh mạt bụi nhà qua kính hiển vi. |
Ở người bị dị ứng với mạt bụi nhà, cơ thể sẽ phản ứng khi hít phải những chất này. Hệ miễn dịch sẽ sản sinh ra kháng thể IgE để chống lại, dẫn đến giải phóng histamin gây phù nề niêm mạc ở phổi, mũi, xoang và mắt.
Dị ứng mạt bụi nhà có thể biểu hiện từ nhẹ đến nặng. Dị ứng nhẹ có thể gây chảy nước mắt nước mũi, hắt hơi, ngứa. Đối với những người có bệnh mạn tính như viêm mũi dị ứng, hen suyễn sẽ làm bệnh nặng thêm, gây khó thở, khò khè dai dẳng, xung huyết mũi, gây kích phát cơn hen...
Phòng tránh như thế nào?
Tuy không thể tiêu diệt được hết hoàn toàn mạt bụi nhà nhưng thực hiện vệ sinh nhà cửa thường xuyên là cách hữu hiệu nhất để giảm thiểu những tác hại của chúng. Đối với những người bị viêm mũi dị ứng, hen suyễn, trẻ em, người có cơ địa mẫn cảm cần đặc biệt quan tâm đến yếu tố nguyên nhân do mạt bụi nhà và chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh.
Vệ sinh nhà cửa thường xuyên để phòng tránh dị ứng do mạt bụi nhà. Ảnh minh họa |
Để phòng tránh bệnh do mạt bụi nhà cần thực hiện:
- Luôn vệ sinh sạch sẽ nhà cửa, khô ráo.
- Phòng ngủ nên thiết kế thoáng khí, có ánh nắng mặt trời, tránh bụi bẩn.
- Thường xuyên vệ sinh giường ngủ, giặt chăn, chiếu, màn,... và phơi khô ngoài nắng.
- Các dụng cụ để lau chùi đồ vật nên dùng bằng khăn ẩm, miếng mút ẩm. Không nên dùng khăn bông, vải, tấm mút khô để lau sẽ không sạch bụi bẩn và mạt bụi nhà dễ phát tán lại trong không khí.- Đồ đạc trong nhà nên kê gọn gàng, ngăn nắp, giảm bớt những đồ đạc dễ bám bụi, thường là nơi trú ẩn cho mạt bụi nhà như các đồ trang trí lặt vặt, thú nhồi bông, sách báo,... trong buồng ngủ.
Bác sĩ Trọng Nghĩa
Từ khóa » Bọ Nhà D.farinae
-
Các Nguyên Nhân Gây Dị ứng Thường Gặp
-
ĐIỀU TRỊ MIỄN DỊCH ĐẶC HIỆU BỆNH DỊ ỨNG - Health Việt Nam
-
Bị Dị ứng Mạt Bụi Nhà: Nguyên Nhân, Cách điều Trị Và Phòng Ngừa ...
-
Mạt Bụi Nhà – Wikipedia Tiếng Việt
-
Dị ứng Bụi Nhà Và Mối Liên Quan đến Các Triệu ... - Luận Văn Y Học
-
Mạt Bụi Nhà - "tí Hon" Không Phải Là Vấn đề, Mà Là Vấn đề Lớn!
-
Dị ứng Và Miễn Dịch - Tạp Chí Đẹp
-
Dị ứng Bụi Nhà Và Mối Liên Quan đến Các Triệu Chứng đường Hô Hấp ...
-
Dị Ứng Bụi Mạt Nhà Là Gì | Làm Cách Nào Để Điều Trị
-
XÉT NGHIỆM CHUẨN ĐOÁN VIÊM MŨI DỊ ỨNG
-
Mất Ngủ, Ho, Chảy Mũi... Bất Ngờ Khi Biết 'thủ Phạm' Ngay Trong Nhà
-
[PDF] điều Trị Hen Phế Quản Dị ứng Do Dị Nguyên Dermatophagoides ...
-
Phòng Hen Và Viêm Mũi Dị ứng Do Mạt Bụi Nhà (15/10/2010)