Mạt Bụi Nhà - "tí Hon" Không Phải Là Vấn đề, Mà Là Vấn đề Lớn!
Có thể bạn quan tâm
Hôm nay lại nói về nó – những con quái vật tí hon. Tôi gọi nó là quái vật, bởi vì tôi không ưa gì nó cả, hay nói đúng ra là ghét cay ghét đắng.
Tôi ghét việc phải nhìn những đứa nhỏ đến phòng khám với chi chít đầy các dấu thâm, sẹo, trợt gãi đầy tay chân. Không biết cái kẹo mút trên tay của bé có còn vị ngọt không khi mà cái tay kia vẫn đang gãi cho đến rướm máu?
Tôi ghét phải nhìn những đôi mắt mệt mỏi của bố mẹ vì con trẻ cả mấy tuần nay chưa được một giấc ngủ yên. Tuy mỗi người là một câu chuyện nhưng có lẽ điểm chung đó là một tâm trạng bất lực xen lẫn trong nỗi lo đau đáu mỗi khi mùa mưa lại về…
Tôi ghét cái cảm giác của những chuyến tàu, chuyến xe dù đang lạnh run người mà vẫn phải cự tuyệt cái chăn ấm.
Tôi ghét cái cảm giác không thể lui tới quán trà cổ yêu thích của mình mỗi ngày mưa xuống.
…
Tôi ghét nó bởi vì những gì nó gây cho những bệnh nhân thân yêu của tôi và ngay cả bản thân nữa. ><
Tên của nó là mạt bụi nhà (HDM – house dust mite)!!
Nhiều người dị ứng với chúng biểu hiện các triệu chứng từ nhẹ đến nặng như mày đay, phát ban da, chảy mũi nước, ngứa cay mắt, viêm mũi, viêm xoang mạn tính và thậm chí là khởi phát cơn hen, khó thở cấp tính.
Thực tế thì có rất nhiều loại mạt, có loại mạt cắn người và mạt không cắn người, loại mạt gây bệnh và loại không gây bệnh. Nhưng trong chủ đề này tôi sẽ đề cập đến kẻ thủ ác gây bệnh chính trong nhóm bệnh dị ứng ấy chính là mạt bụi nhà. Vì sao thế?
Gánh nặng của mạt bụi nhà?
Có nhiều loại mạt bụi nhà nhưng thực tế thì chỉ có 3 nguồn dị ứng nguyên chính và có ứng dụng quan trọng trong y học: Dermatophagoides farina (mạt bụi nhà Mỹ), D.pteronyssinus (mạt bụi nhà Châu Âu), và Euroglyphus maynei.
Từ giữa những năm 1960s, các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào vấn đề dị ứng mạt bụi nhà và những kết quả đó cho thấy cả D.pteronyssinus và D.Farinae (chủng mạt nhà thân thuộc nhất) có khả năng gây dị ứng mạnh không chỉ do cơ thể bản thân chúng, mà còn cả đối với những chất tiết và chất thải của chúng. Trong đó các chất phân của chúng là tác nhân đặc biệt gây dị ứng.
Mặc dù mạt bụi không cắn hoặc đốt gì cả nhưng tác nhân này lại đóng vai trò trong bệnh sinh gây nên viêm mũi dị ứng, hen phế quản, và chàm cơ địa trẻ nhỏ khi xét đến các yếu tố môi trường xung quanh.
Không thể nhìn thấy mạt bụi bằng mắt thường!
Mạt bụi nhà trưởng thành có màu trắng hoặc màu xám nhạt và có kích thước khoảng 0.5mm chiều dài. Với kích thước nhỏ như vậy thì rất khó để có thể quan sát thấy chúng trong các vật dụng hàng ngày của chúng ta được.
Vỏ biểu bì của chúng có một số đường sọc vân nhỏ. Mạt có thân hình tròn chứ không phải là phẳng, có các chân kìm phát triển và móc cài ở cuối các chân bám này để giúp chúng trụ vững trên bề mặt môi trường. Do vậy, chỉ với những thao tác như một vài lần giũ chăn màn không thể loại bỏ chúng được.
Khác với tên thường gặp của chúng, mạt bụi nhà châu Âu D.pteronysinus thực tế phân bố khắp nơi trên thế giới. Chúng là loài đầu tiên được ghi nhận có sự liên quan mật thiết với các vấn đề dị ứng do mạt. Mạt bụi nhà Mỹ, D.farinae cũng là những cư dân không thể thiếu được ở mọi nhà.
Tập tính của mạt thực sự là vấn đề!
Mạt bụi nhà thường xuất hiện ở những vật dụng như nệm, sofa, ghế bành và các chất bụi ẩn trong thảm nhà. Nếu so ở các nơi trong nhà thì chúng có nhiều ở ra giường chiếu, nệm trong phòng ngủ hơn là các nơi khác trong nhà.
Hoặc đơn giản là những cái chăn chả bao giờ được giặt như trên xe, tàu hoặc nhiều khách sạn, homestay từ hạng sang đến thấp. Những miếng gối nệm ở các quán café bệt cũng có thể là ví dụ minh họa điển hình cho điều này. Đó cũng là lý do mà nhiều người xuất hiện ngứa sau khi về quê, đi du lịch, hoặc sau khi dọn dẹp nhà cửa, vườn tược.
Nguồn thức ăn ưa thích của chúng là các tế bào chết của người, mặc dù chúng cũng có thể ăn cả mốc, bào tử nấm, phấn hoa, lông hoặc vảy da chết của thú vật. Mạt ưa thích những nơi ấm và ẩm hơn. Nhiệt độ tối ưu cho chúng là vào khoảng 25 độ C và độ ẩm RH khoảng 75%.
Tuổi đời không dài nhưng mầm bệnh lại dai dẳng!
Tuổi thọ của mạt chỉ khoảng 10 ngày hoặc thậm chí ít hơn khi sống ở môi trường 40 độ C hoặc độ ẩm 50% RH. Có một điều là khi mà độ ẩm của môi trường bị sụt giảm nhanh chóng thì số lượng các con mạt cũng giảm đi đáng kể. Đây là một điểm mà có thể áp dụng để loại bỏ tác nhân này (sẽ đề cập trong phần tiếp).
Có 5 giai đoạn phát triển của mạt: trứng, ấu trùng, giai đoạn hậu phôi sớm (protonymph), giai đoạn nhộng thứ 3 (tritonymph) và mạt trưởng thành. Một chu kì vòng đời hoàn thiện khoảng 1 tháng, và mạt trưởng thành có thể sống khoảng 2 tháng hoặc lâu hơn khi ở môi trường tối ưu. Một con mạt cái trong giai đoạn này đẻ được khoảng 40-80 trứng.
Và những mầm mống của mạt vẫn còn lưu lại trên giường, vật dụng theo năm tháng và khi có điều kiện đến mùa thích hợp là chúng lại bùng phát lên lại. Và đó là lý do mà nhiều bệnh dị ứng lại có những thời điểm thịnh vượng đến vậy.
Có thể giảm thiểu dị ứng do mạt bụi nhà?
Những dòng đầu tiên trong chiến lược điều trị tối ưu các vấn đề dị ứng như viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa dị ứng của WHO và nhiều tổ chức y tế lớn trên thế giới đều nêu rõ: tránh tiếp xúc dị nguyên, thuốc, liệu pháp dung nạp miễn dịch và giáo dục người bệnh.
Dị ứng mạt bụi nhà có thể kiểm soát bằng cách sử dụng những sản phẩm chiết tách từ mạt và các biện pháp làm giảm thiểu tối đa số lượng mạt ở nhà người bệnh. Những sản phẩm vaccine mạt bụi nhà đã được thử nghiệm và cho nhiều kết quả khả quan như Depigoid® , tuy nhiên cần thêm nhiều thời gian và kiểm chứng để chúng ta có được giải pháp này để sử dụng.
Hiện tại, những gì cần làm đó là tìm cách giảm thiểu tối đa số lượng mạt:
- Những vật liệu thảm nhà, bề mặt nệm sofa bằng sợi vải thô, dài khó để làm sạch; bề mặt đá lát nền, gỗ hoặc những bề mặt nhám nên được thay thế hoặc loại bỏ tối đa ở môi trường sinh hoạt.
- Nếu thấy không thực sự cần thiết thì hãy bỏ đi thảm nhà, nệm, rèm cửa, gấu bông, gối ôm và những độ trang trí lặt vặt khác sẽ giúp làm giảm mức độ dị ứng mạt bụi nhà xuống dưới ngưỡng nhạy cảm gây dị ứng.
Nếu bạn nào có người yêu bị dị ứng da, viêm mũi dị ứng thì tốt nhất nên hạn chế tặng gấu ôm lại đi nhé ^^
- Sử dụng máy hút bụi nên thực hiện một cách thường xuyên, đặc biệt là những vật dụng trong buồng ngủ. Nên sử dụng màng lọc dày đôi hoặc màng lọc HEPA để đạt kết quả cao nhất. Với bề mặt nệm chiếu nên sử dụng với áp lực hút mạnh hơn thông thường. Các nghiên cứu chứng minh rằng sau khi nệm được hút sạch thì số lượng mạt bụi phát tán ra không khí khi vệ sinh sẽ giảm xuống khoảng 8 lần.
- Lưu ý là khi vệ sinh phòng thì tránh cho trẻ hoặc người bệnh chơi, hoạt động trong phòng. Và tốt nhất là đợi khoảng 2 tiếng sau mới vào hoạt động sinh hoạt bình thường lại.
- Cần sử dụng các loại ra giường nệm, gối ôm bằng sợi tổng hợp với sợi bện khít để tránh tạo chỗ cư trú cho mạt và nếu được thì thay thế nệm hàng năm. Những chất liệu sợi vải to bản, bông, len thì cần nên tránh.
- Chăn màn, khăn tắm cũng nên được giặt giũ và làm sạch với nước nóng thường xuyên. Tốt nhất là mỗi tuần và với nhiệt độ tối thiểu là khoảng 54.4 độ C.
- Nếu vật dụng không thể giặt nước nóng thì hãy bỏ vào máy sấy khoảng 15 phút với nhiệt độ trên 54.4 độ để tiêu diệt mạt và sau đó giặt sạch để loại bỏ chất tiết, chất phân của chúng. Làm lạnh đông vật dụng khoảng 24 giờ cũng có thể diệt được mạt nhưng cách này lại không loại bỏ được xác và các chất phân của chúng.
- Cố gắng làm giảm độ ẩm của ngôi nhà xuống bởi vì nó là môi trường ưa thích của mạt sinh trưởng và phát triển. Thực tế là khi duy trì RH dưới mức 50% là một trong những khuyến cáo thường được khuyên thực hiện để làm giảm số lượng mạt ở gia đình. Bạn có thể thử lắp thêm mày điều hòa không khí hoặc máy hút ẩm cho căn phòng. Có thể mua kèm thêm dụng cụ đo độ ẩm để đo chính xác độ ẩm. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trong những trường hợp da khô quá mức trong viêm da cơ địa.
- Vệ sinh màng lọc các thiết bị máy lọc, điều hòa, máy quạt thường xuyên. Ít nhất là mỗi 3 tháng một lần.
- Mặc dù kết quả vẫn còn mơ hồ, tuy nhiên một số nghiên cứu chứng minh hiệu quả của benzyl benzoate đối với thảm nhà trong việc giúp làm nồng độ dị nguyên do mạt. Có những sản phẩm tiêu diệt mạt mới hơn hiện vẫn được tiếp tục phát triển.
- Khi lau sàn nhà thì tốt nhất nên dùng giẻ, khăn hoặc cây lau sàn ẩm (không nên để khô) để loại bỏ bụi và các chất được phát tán bề mặt.
Quan trọng phải chú ý một điều rằng việc làm giảm số lượng mạt không phải khi nào cũng làm giảm nồng độ dị nguyên tương ứng. Cho nên, khi đã làm tốt điều này mà vẫn còn các triệu chứng dị ứng thì hãy đến bác sĩ chuyên khoa để được khám, đánh giá và tư vấn thêm các phương án kết hợp khác.
BS Trần Ngọc Nhân
Nếu thấy hữu ích, mọi người có thể chia sẻ, copy nội dung thoải mái nhưng xin ghi rõ nguồn. Cảm ơn và trân trọng!
Nguồn tài liệu:
Physician’s Guide to Arthropods of Medical Importance 6th Edition.
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/dust-mites/diagnosis-treatment/drc-20352178
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5647988/
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5418138/
https://www.medscape.com/viewarticle/862508
Từ khóa » Bọ Nhà D.farinae
-
Các Nguyên Nhân Gây Dị ứng Thường Gặp
-
ĐIỀU TRỊ MIỄN DỊCH ĐẶC HIỆU BỆNH DỊ ỨNG - Health Việt Nam
-
Bị Dị ứng Mạt Bụi Nhà: Nguyên Nhân, Cách điều Trị Và Phòng Ngừa ...
-
Mạt Bụi Nhà – Wikipedia Tiếng Việt
-
Dị ứng Bụi Nhà Và Mối Liên Quan đến Các Triệu ... - Luận Văn Y Học
-
Dị ứng Và Miễn Dịch - Tạp Chí Đẹp
-
Dị ứng Bụi Nhà Và Mối Liên Quan đến Các Triệu Chứng đường Hô Hấp ...
-
Dị ứng Do Mạt Bụi Nhà - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Dị Ứng Bụi Mạt Nhà Là Gì | Làm Cách Nào Để Điều Trị
-
XÉT NGHIỆM CHUẨN ĐOÁN VIÊM MŨI DỊ ỨNG
-
Mất Ngủ, Ho, Chảy Mũi... Bất Ngờ Khi Biết 'thủ Phạm' Ngay Trong Nhà
-
[PDF] điều Trị Hen Phế Quản Dị ứng Do Dị Nguyên Dermatophagoides ...
-
Phòng Hen Và Viêm Mũi Dị ứng Do Mạt Bụi Nhà (15/10/2010)