đi – Wiktionary Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
Tiếng Việt
[sửa]Cách phát âm
[sửa]Hà Nội | Huế | Sài Gòn | |
---|---|---|---|
ɗi˧˧ | ɗi˧˥ | ɗi˧˧ | |
Vinh | Thanh Chương | Hà Tĩnh | |
ɗi˧˥ | ɗi˧˥˧ |
Âm thanh (TP.HCM) (tập tin)
Chữ Nôm
[sửa](trợ giúp hiển thị và nhập chữ Nôm)
Cách viết từ này trong chữ Nôm- 䟩: đi
- : đi
- 𨀕: đi
- : đi
- 迻: đừa, di, đi, đưa
- 多: đơ, đa, đi
- 𠫾: đi
Từ tương tự
[sửa] Các từ có cách viết hoặc gốc từ tương tự- di
- dì
- dí
- dị
- dỉ
- dĩ
- đì
- đĩ
Động từ
[sửa]đi
- (Người, động vật) Di chuyển từ chỗ này đến chỗ khác bằng những bước chân. Trẻ tập đi. Đi từng bước một. Đi bách bộ.
- Nguyễn Dữ, “Chuyện chức phán-sự ở đền Tản-viên”, trong Truyền kỳ mạn lục, bản dịch của Ngô Văn Triện[1]: Trong khi sốt, chàng thấy một người khôi ngô dõng-dạc, đầu đội mũ trụ đi đến, nói năng, quần áo, rất giống như người Tàu, tự xưng là cư-sĩ, […]
- Di chuyển đến chỗ khác bằng các phương tiện. Đi tàu hỏa. Đi máy bay. Đi ô tô.
- (Người) Di chuyển đến chỗ khác, không kể bằng cách gì.
- (Dùng trong những tổ hợp trước một động từ khác hoặc một danh từ) Di chuyển đến chỗ khác, nơi khác để làm việc gì đó. Đi ngủ. Đi học. Đi biển. Đi chợ.
- 1955, Hồ Biểu Chánh, “Chương 8”, trong Đại nghĩa diệt thân[2]: […] một là cha mẹ không bằng lòng cho chàng đi lính giúp Tây nên bắt ở nhà, hai là Ðạt thương nhớ vợ con nên kiếm chước đặng thoát thân mà bỏ rơi nàng.
- 1991, Chu Lai, Ăn mày dĩ vãng: Rồi tôi được đi đào tạo ở nước ngoài, được tin cậy, được cất nhắc đảm trách những cương vị nhất định.
- (Phương tiện vận tải) Di chuyển trên bề mặt. Ô tô đi nhanh hơn tàu hỏa. Xe đi chậm quá.
- (Dùng phụ sau một động từ khác) Dùng biểu thị hướng, quá trình hoạt động để dẫn đến sự thay đổi xa vị trí cũ. Chạy đi. Nhìn đi chỗ khác.
- Afanasy Afanasievich Fet, “Ласточки пропали” [Chim nhạn đã bay đi], bản dịch của Nguyễn Tùng Cương[3]: Chim nhạn đã bay đi,Còn hôm trước, khi hoàng hôn
- (Dùng phụ sau một động từ khác) Dùng biểu thị hoạt động, quá trình dẫn đến kết quả làm không còn nữa, không tồn tại nữa, xóa bỏ dấu vết. Xóa đi dấu vết cũ. Cắt đi chỗ thừa.
- 1937, Nam Cao, Nghèo[4]: Còn bao nhiêu vét cho cái Gái với bu em ăn hết đi, để nó thiu ra đấy.
- (Dùng phụ sau tính từ) Dùng biểu thị kết quả của một quá trình làm giảm trạng thái cũ. Người gầy đi. Ngày một kém đi. Nỗi buồn dịu đi.
- (Ít dùng; kết hợp hạn chế) Bay, phai, biến mất dần dần.
- Hoạt động theo một hướng nào đó. Vấn đề cần đi sâu.
- (Dùng trong tổ hợp "đi đến") Tiến đến một kết quả nào đó (nói về quá trình suy nghĩ, xem xét hoặc hoạt động). Hội nghị đi đến nhất trí.
- (Dùng trong tổ hợp "đi vào") Chuyển giai đoạn, bước vào. Công việc đi vào nề nếp. Đi vào con đường trộm cắp.
- Chuyển vị trí quân cờ, quân bài (khi đánh cờ, đánh bài). Đi con tốt.
- (Kết hợp hạn chế) Biểu diễn động tác võ thuật. Đi bài quyền.
- Đem đến tặng, biếu. Đi tết.
- Mang vào chân hoặc tay để che giữ.
- 1934, Nguyễn Nhược Pháp, Chùa Hương[5]: Me cười: "Thầy nó trông!Chân đi đôi giép cong,Con tôi xinh xinh quá!Bao giờ cô lấy chồng?"
- (Dùng trước "với") Phù hợp với nhau. Ghế không đi với bàn. Màu quần không đi với màu áo.
- Ỉa (lối nói kiêng tránh); đi ngoài (nói tắt). Đau bụng đi lỏng. Đi ra máu.
- Chết, biểu thị thái độ kính trọng. Ông cụ đã đi rồi.
- 1969, Tố Hữu, Bác ơi!: Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trờiMiền Nam đang thắng, mơ ngày hộiRước Bác vào thăm, thấy Bác cười!
Đồng nghĩa
[sửa]- (Nghĩa 5) chạy
- (Nghĩa 12) về, mất, qua đời, ra đi, đi xa
Dịch
[sửa] Di chuyển đến chỗ khác bằng những bước chân
|
|
|
|
|
|
|
Từ ghép
[sửa]- đi lại
Từ liên hệ
[sửa]- bước
Trợ từ
[sửa]đi
- Từ biểu thị mệnh lệnh, thúc giục khuyên răn. Im đi. Nói đi.
Dịch
[sửa]- Tiếng Anh: go (thông tục; dùng trước động từ)
Phó từ
[sửa]đi
- Từ biểu thị ý nhấn mạnh với mục đích khẳng định điều nói ra. Ai lại đi làm như vậy. Rõ quá đi rồi còn cãi làm gì. Cứ cho là thế đi thì đã sao. Vị chi là đi năm người.
Tham khảo
[sửa]- "đi", Hồ Ngọc Đức, Dự án Từ điển tiếng Việt miễn phí (chi tiết)
- Thông tin chữ Hán và chữ Nôm dựa theo cơ sở dữ liệu của phần mềm WinVNKey, đóng góp bởi học giả Lê Sơn Thanh; đã được các tác giả đồng ý đưa vào đây. (chi tiết)
Tiếng K'Ho
[sửa]Đại từ
[sửa]đi
- mày.
Ghi chú sử dụng
[sửa]Dùng khi người là người đáng kính trọng; người con rể hay con dâu dùng để gọi những người trên trong gia đình vợ hay chồng mình.
Tham khảo
[sửa]- Lý Toàn Thắng, Tạ Văn Thông, K'Brêu, K'Bròh (1985) Ngữ pháp tiếng Kơ Ho. Sở Văn hóa và Thông tin Lâm Đồng.
Tiếng Tày
[sửa]Cách phát âm
[sửa]- (Thạch An – Tràng Định) IPA(ghi chú): [ɗi˧˧]
- (Trùng Khánh) IPA(ghi chú): [ɗi˦˥]
Danh từ
[sửa]đi
- mật.
Từ khóa » đi Lên Có Nghĩa Là Gì
-
Nghĩa Của Từ đi Lên Bằng Tiếng Anh
-
Lên - Wiktionary Tiếng Việt
-
Nghĩa Của Từ Đi - Từ điển Việt - Tra Từ
-
Phép ẩn Dụ, Ví Von Khiến Ta Phải Suy Nghĩ - BBC News Tiếng Việt
-
Hãy Chấp Nhận Thay đổi để Mọi Chuyện Tốt đẹp Hơn? - BBC
-
“MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ ...
-
Nó Có Nghĩa Là Gì để đi Lên Một Cái Cây?: Trực Tiếp Suwon Vs Ulsan ...
-
Bài Viết Của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng Về Con đường đi Lên ...
-
Gia đình Là Gì? Ý Nghĩa Của Gia đình? - Luật Hoàng Phi
-
“ ” Nghĩa Là Gì: Nút đi Lên Emoji | EmojiAll
-
“Đi Chùa” Có Nghĩa Là Gì ? Việc đi Chùa Có Bắt Buộc đối Với Những ...
-
Con đường đi Lên Chủ Nghĩa Xã Hội đáp ứng đúng Khát Vọng Của ...