Địa Chỉ Đi Lễ Cầu Tài Lộc Bình An Đền Mẫu Sòng Sơn
Có thể bạn quan tâm
Nội Dung Có Trong Bài Viết
- 1 Địa Chỉ Đi Lễ Cầu Tài Lộc Bình An Đền Mẫu Sòng Sơn
- 1.1 Lịch Sử Đền Sòng Sơn
- 1.2 Đền Mẫu Sòng Qua Thời Gian
- 1.3 Kiến Trúc Đền Mẫu Sòng
- 1.4 Đền Mẫu Sòng Sơn Không Gian Linh Thiêng Nơi Xứ Thanh Hoa
Đền Sòng Sơn trước đây có tên là đền Sùng Trân thuộc làng cổ Đam, trang Phú Dương, phủ Hà Trung, Thanh Hóa, nay là khu phố Sáu, phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá.
Từ Hà Nội đi Thanh Hóa, qua địa phận thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình khoảng 3 km là đến đền Sòng Sơn. Bên giòng suối Sòng trong xanh, ngôi đền thiêng tọa lạc trên thế đất “Hữu bạch hổ, tả thanh long” lại cận kề đường Quốc lộ 1A theo hướng Hà Nội – Thanh Hóa, rất thuận lợi cho du khách vãn cảnh, thắp hương, chiêm bái.
Lịch Sử Đền Sòng Sơn
Đền Sòng Sơn xưa được xây dựng vào năm tháng nào, đến nay vẫn chưa xác định chính xác (*) nhưng truyền thuyết kể rằng: Vào khoảng năm Vĩnh Tộ đời vua Lê Thần Tông (1619 – 1628) một ông lão người làng Cổ Đam, trang Phú Dương, huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung (nay là làng Cổ Đam, phường Lam Sơn, thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa) được tiên Chúa Liễu Hạnh nhập hồn báo mộng: “Hãy về nói với dân làng dựng cho Ta một ngôi đền để Ta ngự, Ta sẽ phù hộ cho các người”. Vâng theo lời của tiên Chúa, vào một sáng cuối tháng Giêng, ông lão mang một cái gậy tre đến mảnh đất (nay là khu vực Đền Sòng) cắm xuống, thắp hương và khẩn cầu:“Nếu cây gậy này mà tươi tốt thì chúng con sẽ chọn đất này để lập đền tôn thờ tiên chúa ”.
Ít lâu sau cây gậy tre khô ấy như có phép lạ, đã nảy lá, đâm măng, lớn lên thành bụi tươi tốt không ai dám chặt đẵn. Dân gian quen gọi là bụi tre Thần.
Nhân dân quanh vùng cho rằng nữ thần Liễu Hạnh đã ứng linh,hiểnThánh; liền kêu gọi nhau góp tiền, công, của xây dựng ngôi đền bên cạnh bụi tre Thần.
Đền Mẫu Sòng Qua Thời Gian
Ngôi đền ban đầu xây cất còn đơn sơ, nhỏ bé, về sau được tu bổ khang trang, uy nghi, đẹp đẽ hơn. Năm thứ 33 niên hiệu Cảnh Hưng, thời vua Lê Hiển Tông (khoảng năm 1773), Bà Hoàng Thái Hậu nhà Lê cùng Vương phi Đặng Thị Huệ (vợ chúa Trịnh Sâm) vào đền Sòng Sơn làm lễ cầu tự, đã phát tâm công đức 50 lạng bạc cho dân sở tại tu sửa lại đền và xây chiếc cầu bằng đá xanh hình vòm bắc qua con suối trước đền để khách thập phương sang vãn cảnh hòn Ngọc và hồ cá Thần.
Theo bản dịch các văn bia công đức tu sửa đền Sòng Sơn của Viện Hán Nôm Việt Nam thì đền Sòng Sơn được tu bổ lần thứ nhất vào năm Duy Tân thứ sáu (1912); Lần thứ hai vào năm Khải Định thứ tư (1919); lần thứ ba vào năm Bảo Đại thứ ba (1928) theo văn bia bằng tiếng Pháp của A.Lag re Ze – Công sứ Thanh Hóa (thời thuộc Pháp) được Viện Hán Nôm dịch thuật cho biết: Đến năm 1939, quan Bố chánh tỉnh Thanh Hoá tên là Tôn Thất Toại đã kêu gọi nhân dân quanh vùng hiến đất, đồng thời ông còn cấp một số tiền lớn để trùng tu, tôn tạo đền Sòng Sơn rộng rãi, uy nghi hơn trước. Trong lần tu bổ này, ngày 12 tháng 4 năm 1939, khi đào đất để xây bức bình phong trước đền, thợ xây dựng phát hiện một cái tráp bàng đồng hình chữ nhật. trong đó có cuốn sách gồm 5 tờ bằng đồng ghi niên hiệu Vĩnh Tộ (1619 – 1628) đời vua Lê Thần Tông. Nội dung cuốn sách ghi lại lịch sử gia đình ông Lê Tự Thắng và bà Trần Thị Tự là cha mẹ của nữ thần Vân Hương (tức nữ thần Liễu Hạnh) ở làng Vân Cát, xã An Thái, huyện Thiên Bản,phủ Nghĩa Hưng ( nay là huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định). Theo phỏng đoán của A.LagrèZe (Công sứ Thanh Hóa thời thuộc Phấp) : Vì nữ thần Liễu Hạnh hiển thánh ở Sòng Sơn nên dân làng Vân Cát đã cúng cuốn sách đó cho nữ thần.
Theo tài liệu và ảnh tư liệu của Bảo tàng Thanh Hóa, Đền Sòng Sơn được xây dựng theo kiến trúc kết hợp giữa kiểu dáng thời Lê trung hưng và thời Nguyễn mang đậm nét truyền thống đình, đền Việt Nam.
Du khách qua cổng tam quan cao, đẹp cấu trúc hình mái diêm với 3 cửa: Cửa bên tả gọi là cửa Giới, vào qua cửa này được Thánh Mẫu ban dạy những điều giới Phật, nên làm điều thiện, tránh làm điều ác. Cửa bên hữu là cửa Định, qua cửa này được Thánh Mẫu giúp cho tĩnh tâm, thanh lọc mọi điều phàm tục. Cửa giữa là cửa Tuệ, qua cửa này mọi người được Thánh Mẫu ban cho sự sáng suốt, trí tuệ, mọi việc hanh thông.
Lễ Hội Sòng Sơn-Đèo Ba Dội
Kiến Trúc Đền Mẫu Sòng
Phía trước sân đền, dưới bóng cây bồ đề và ngọc lan xanh tươi, thơm ngát là tượng Phật bà Quan thế Âm Bồ Tát – Người đã yêu cầu triều đình Lê, Trịnh trả lại tự do cho chúa Liễu trong trận Sùng Sơn đại chiến với Pháp sư Tiền QuanThánh.
Cấu trúc đền Sòng Sơn với 3 cung liên tiếp. Cột của các gian cung thờ to gần nửa thước, đá tảng kê cao 6 tấc, được thợ đá làng Nhồi (Đông Sơn, Thanh Hoá) đục đẽo, tạo dáng lục lăng có nhiều hoa văn đẹp. Trên các cột có nhiều câu đối nói về sự hiển linh và công đức của Thánh Mẫu Liễu Hạnh, ca ngợi cảnh đẹp của Sòng Sơn, Phía trên giữa các gian thờ đều được trang trí các cửa võng sơn son, thếp vàng.
Cung tiền đường, là cung thờ Hội đồng Thánh quan, Mẫu Cửu Trùng, các Ông Quan Hoàng, đồng thời phối thờ Đức Thánh Trần – Hưng Đạo Đại Vương.
Cung Trung đường là cung thờ Ngọc Hoàng thượng đế – vua cha của tiên chúa Liễu Hạnh và Ngũ vị vương quan là những Thánh Cô, Thánh Cậu của Tiên chúa Liễu Hạnh. Hình thức bài trí ban thờ trong cung này thể hiện nét văn hoá phụng thờ gia tộc truyền thống Việt Nam.
Qua cung trung đường là hậu cung chính tẩm (cung Cấm thâm nghiêm). Cửa ra, vào cung Cấm ít khi được mở, trừ những ngày lễ rước Thánh Mẫu vào tháng 2 Âm lịch hàng năm. Ngày thường, con nhang, đệ tử và khách thập phương chỉ được đứng bên ngoài chiêm bái.
Cung Cấm có 3 gian, được bài trí theo thức hệ Tam phủ. Không gian chính của cung Cấm được trải thảm đỏ. Gian giữa đặt khám thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh, trong trang phục màu đỏ lộng lẫy, dáng ngồi uy nghi mà khoan dung, độ lượng. Tay trái đặt sấp trên gối, tay phải đặt ngửa, năm ngón tay chụm lại theo thế bắt quyết. Ngồi hai bên tả, hữu Thánh Mẫu là hai tiên cô theo hầu: Bên trái là tiên cô Quế Nương trong trang phục màu xanh, bên phải là tiên cô Nhị Nương trong trang phục màu hồng. Đây là hai tiên nữ được Ngọc Hoàng thượng đế phái xuống hầu cận tiên chúa Liễu Hạnh và cũng là hai người giúp cho người trần được ngưỡng giao với tiên Chúa.
Trong gian giữa chính tẩm phía trên linh tượng Thánh Mẫu, có bức đại tự sơn son thếp vàng, với bốn mỹ tự “Mẫu Nghi Thiên Hạ” (Người Mẹ mẫu mực của muôn dân).
Gian bên trái là ban phụng thờ Mẫu Thoải (Mẫu cai quản sông nước) trong trang phục màu vàng, yếm trắng.
Gian bên phải là ban thờ Mẫu Thượng Ngàn (Mẫu cai quản núi rừng) trong trang phục màu vàng, yếm đỏ.
Sau khi thành kính dâng hương trước Thánh Mẫu, khách thập phương đi qua cầu đá sang gò đất hình tròn trước đền có tên là gò Ngọc. Trên gò Ngọc có lầu vọng Ngư bát giác, không gian thoáng đãng để du khách ngắm cảnh mây trời, non nước. Trước lầu vọng Ngư, là một hồ nước trong xanh không bao giờ vơi cạn. Hai nhánh suối nhỏ lượn chảy ôm lấy gò Ngọc rồi hợp chảy về suối Chín giếng, tạo nên hình thế “Long hạm phàn Ngọc” (Miệng Rồng ngậm Ngọc).
Miếu Thờ Cô Chín Trong Khuôn Viên Đền Mẫu Sòng
Đền Mẫu Sòng Sơn Không Gian Linh Thiêng Nơi Xứ Thanh Hoa
Đền Mẫu Sòng Sơn Địa Chỉ Đi Lễ Cầu Tài Lộc Bình An
Tương truyền: Xưa kia hằng năm cứ đến kỳ lễ hội đền Sòng Sơn (tháng Giêng, tháng Hai (Âm lịch) người ta thường thấy xuất hiện đàn cá mắt đỏ, vây vàng, râu trắng bơi về quần tụ trong hồ, nhưng khi hết lễ hội lại biến mất, Dân gian nói rằng đó là những tiên nữ trên Thượng giới hoá thân xuống hầu tiên Thánh Liễu Hạnh. Hết hội các tiên nữ lại về trời nên dân gian gọi hồ nước đó là hồ cá Thần.
Trong không gian linh thiêng, cảnh vật hữu tình, kiến trúc và bài trí hài hoà đậm nét truyền thống văn hoá Việt Nam, ước hơn ba trăm năm nay, đền Sòng đã trở thành một trong những trung tâm văn hoá tâm linh tôn thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Du khách cả nước thường xuyên về đây dâng hương, chiêm bái, vãn cảnh.
Năm 1993, đền Sòng Sơn được Bộ Văn hoá – Thông tin (nay là Bộ VH-TT-DL) công nhận là Di tích Văn hoá Lịch sử cấp Quốc gia.
Để bảo vệ, phát huy giá trị quần thể di tích lịch sử văn hóa và danh thắng trên địa bàn nói chung và đền Sòng Sơn nói riêng, UBND thị xã Bỉm Sơn đã từng bước quy hoạch, kêu gọi các tổ chức cá nhân ủng hộ, đóng góp công sức và tài chính thực hiện dự án trùng tu, tôn tạo đền Sòng Sơn ngày càng, khang trang, đẹp đẽ. Nhiều hạng mục công trình như cổng tam quan, lầu Cô, lầu Cậu, đền Đức ông, lầu vọng Ngư… được phục hồi đưa vào sử dụng. Đến nay, di tích đền Sòng Sơn đã trở thành một địa chỉ văn hóa du lịch tâm linh quan trọng của thị xã Bỉm Sơn thu hút đông đảo du khách khắp trong Nam, ngoài Bác về đây vãn cảnh, dâng hương , chiêm bái Thánh Mẫu liễu Hạnh – Một trong bốn vị Thánh bất tử của dân tộc Việt Nam./.
Nguồn :Đức Hậu
Hội NCT thị xã Bỉm Sơn
ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC
Từ khóa » đền Mẫu Liễu Hạnh Thanh Hóa
-
Đền Sòng Sơn Với Liễu Hạnh Công Chúa
-
Phủ Mỗ- Nơi Giáng Sinh Lần Thứ Ba Của Mẫu Liễu Hạnh
-
Tín Ngưỡng Thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh ở đền Phố Cát
-
Đền Sòng Sơn Thờ Mẫu Liễu Hạnh ở Thanh Hóa - - Văn Hóa Tâm Linh
-
Đền Mẫu Liễu Hạnh - Chốn Linh Thiêng Tọa Trấn Đèo Ngang - Vinpearl
-
Đền Sòng Sơn, Nơi Thờ Mẫu Linh Thiêng - Tuổi Trẻ Và Pháp Luật
-
Đền Thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh Quảng Bình Nổi Tiếng Linh Thiêng
-
Top 14 đền Mẫu Liễu Hạnh Thanh Hóa
-
Đền Sòng Sơn Thờ Mẫu Liễu Hạnh ở Thanh Hóa - Pinterest
-
Liễu Hạnh Công Chúa – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đền Sòng Sơn Thờ Mẫu Liễu Hạnh ở Thanh Hóa - Đi Du Lịch A-Z
-
Đền Thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh - Quảng Bình Travel
-
Đền Sòng Sơn | Nữ Thần Liễu Hạnh | Bắc Sơn, Thị Xã Bỉm Sơn ...
-
Di Tích đền Thời Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh - Đèo Ngang, Xã Quảng ...
-
Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Sự Tích Và Đền Thờ ... - Văn Hóa Trầm Hương
-
Đền Sòng Sơn (Bỉm Sơn, Thanh Hóa): Linh Thiêng Cổ Kính