Địa Chỉ Thường Trú Là Gì? - Luật Hoàng Phi
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- Địa chỉ thường trú là gì?
- Phân biệt lưu trú, nơi thường trú và nơi tạm trú
Địa chỉ thường trú là gì? là một câu hỏi thắc mắc của nhiều khách hàng khi nhắc đến địa điểm cư trú. Theo đó định nghĩa của địa chỉ của nơi thường trú định nghĩa như thế nào? nơi thường trú, tạm trú và lưu trú là thông tin hay bị nhầm lẫn, làm thế nào để phân biệt 3 địa điểm đó?
Sau đây, chúng tôi sẽ cùng quý vị tìm hiểu các quy định liên quan để hỗ trợ khách hàng tìm ra lời giải đáp.
Địa chỉ thường trú là gì?
Địa điểm thường trú là một địa điểm mà công dân thường xuyên sinh sống, ổn định và không có thời gian ở một chỗ đồng thời cá nhân đã được đăng ký thường trú tại nơi đó.
Phân biệt lưu trú, nơi thường trú và nơi tạm trú
Ngoài giải đáp câu hỏi địa chỉ thường trú là gì? thì khách hàng vẫn quan tâm về cách phân biệt lưu trú, nơi thường trú và nơi tạm trú:
Nơi thường trú | Nơi tạm trú | Lưu trú | |
Căn cứ | Luật cư trú 2006 được sửa đổi bổ sung năm 2013 – Điều 8 nghị định số 31/2014/NĐ-CP | Luật cư trú 2006 được sửa đổi bổ sung năm 2013 | Luật cư trú 2006 được sửa đổi bổ sung năm 2013 |
Khái niệm | Là một địa điểm mà công dân thường xuyên sinh sống, ổn định và không có thời gian ở một chỗ đồng thời cá nhân đã được đăng ký thường trú tại nơi đó. | Là một địa điểm mà công dân ở, sinh hoạt ngoài nơi đã đăng ký thường trú và cá nhân đã thực hiện việc đăng ký tạm trú ở đó. | Là việc mà công dân trong một thời gian nhất định ở lại một địa điểm nào đó thuộc xã, phường hoặc thị trấn – nơi lưu trú khác ngoài nơi đã đăng ký thường trú và nơi thuộc trường hợp phải thực hiện đăng ký tạm trú. |
Nơi có thẩm quyền đăng ký | – Nếu là thành phố trực thuộc trung ương thì nơi giải quyết là tại cơ quan công an quận, huyện, thị xã – Nếu là tỉnh thì nơi giải quyết là tại cơ quan công an xã, thị trấn thuộc của huyện và công an thị xã, thành phố thuộc của tỉnh | Công an xã, phường hoặc thị trấn tại nơi đăng có nhu cầu đăng ký tạm trú | Công an xã, phường hoặc thị trấn tại nơi đăng có nhu cầu lưu trú |
Điều kiện để đăng ký | Đăng ký thường trú tại tỉnh – Công dân có nơi ở hợp pháp thuộc tỉnh nào thì có thể đăng ký thường trú tại tỉnh đó. – Ngoài ra, khi đăng ký thường trú thì nơi ở hợp pháp thuộc trường hợp là thuê, mượn hoặc ở nhờ thì cần có sự đồng ý ghi nhận trên văn bản là cho thuê, mượn hoặc ở nhờ Đăng ký thường trú tại nơi là thành phố trực thuộc trung ương. – Trường hợp 1: đáp ứng đủ các điều kiện sau: + Có chỗ ở hợp pháp theo quy định pháp luật + Đang tạm trú với thời gian liên tục ở thành phố trực thuộc trung ương là 1 năm trở lên nếu nơi đăng ký là huyện, thị xã ở thành phố trực thuộc trung ương. Nếu đăng ký thường trú tại quận thuộc thành phố là trực thuộc trung ương thì cần thời gian tạm trú liên tục là 2 năm trở lên, trừ trường hợp các quận tại TP. Hà Nội. Trường hợp cá nhân đăng ký tạm trú ở nhiều nơi thì thời gian tạm trú bằng toàn bộ thời gian đã đăng ký tạm trú ở các nơi đó. + Nơi mà công dân đề nghị việc đăng ký thường trú là nơi đang tạm trú – Trường hợp 2: với một số trường hợp sau đây được đồng ý nhập vào sổ hộ khẩu khác thuộc thành phố trung ương, cụ thể là: + Chồng về chung sống với vợ, vợ về chung sống với chồng, bố mẹ về chung sống ở với con, con về chung sống ở với bố mẹ + Người mà bị hết tuổi lao động, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc hoặc là nghỉ hưu mà chuyển về ở với chị, anh hoặc em ruột + Người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh mà làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng để điều khiển hành vi, người bị tàn tật, người bị mất khả năng lao động sau đó về ở cùng với anh, chị hoặc em ruột, cô, dì,cậu, bác,chú ruột, người giám hộ. + Người thành niên nhưng độc thân mà về ở với ông, bà nội hoặc ông bà ngoại. + Người chưa thành niên đồng thời cha, mẹ không còn hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng về nuôi dưỡng về ở với ông bà nội hoặc ông bà ngoại, anh, chị hoặc em ruột, dì,cô, bác, chú, cậu ruột, người giám hộ – Trường hợp 3: Người mà được điều động, tuyển dụng để làm việc ở cơ quan, tổ chức được hưởng lương từ ngân sách của nhà nước; hoặc có hợp đồng không xác định về thời hạn đồng thời có chỗ ở là hợp pháp theo quy định. – Trường hợp 4: cá nhân trước đó đã đăng ký thường trú ở thuộc thành phố là trực thuộc trung ương sau đó lại trở về sinh sống ở chỗ ở hợp pháp
| Cá nhân là người đang sinh hoạt, làm việc, lao động hoặc học tập trên một địa điểm tại xã, phường, thị trấn – nơi không được đăng ký thường trú thì trong vòng 30 ngày chủ thể phải đến cơ quan có thẩm quyền để đăng ký tạm trú | Thực hiện việc thông báo về lưu trú trước 23 giờ, nếu phát sinh lưu trú sau 23 giờ thì thực hiện thông báo tới cơ quan có thẩm quyền vào sáng ngay ngày hôm sau. Trường hợp đối tượng là bố mẹ, ông ,bà, chồng, con, cháu, chị , anh ruột thường xuyên lưu trú tại địa điểm đó thì chỉ cần thông báo 1 lần. |
Hệ quả | Cấp hộ khẩu | Cấp sổ tạm trú | Ghi nhận thông tin lưu trú vào sổ |
Trên đây, là toàn bộ lời giải đáp các nội dung liên quan về địa chỉ thường trú là gì? cách phân biệt nơi thường trú, nơi lưu trú và nơi tạm trú. Mọi vấn đề còn thắc còn liên quan tới bài viết quý vị có thể liên hệ tới đầu số Hotline 1900 6557 để được giải đáp nhanh nhất.
Từ khóa » Trực Thường Trú Là Gì
-
Ca Làm Việc Trong Bệnh Viện? Chế độ Làm Việc Trong Bệnh Viện ?
-
Thường Trực Cả Ngày Lẫn đêm Tại Bệnh Viện được Hưởng Chế độ Như ...
-
Quy Chế Thường Trực Bệnh Viện
-
Quy Chế Thường Trực Thực Hiện Tại Bệnh Viện đa Khoa Huyện Sông Mã
-
Lịch Trực Thường Trú Của Bác Sỹ, Điều Dưỡng T10.2016
-
Phân Biệt Nơi Cư Trú, Thường Trú Và Tạm Trú - Thư Viện Pháp Luật
-
[PDF] Quy Trình Nâng Cột Trực Bệnh Viện
-
Cách Phân Biệt Cư Trú, Thường Trú, Tạm Trú, Lưu Trú đơn Giản Nhất
-
Chế độ Phụ Cấp Trực Ngành Y Tế Theo Quy định Mới Nhất Năm 2022
-
Thường Trú – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hộ Khẩu Thường Trú Là Gì? Điều Kiện để đăng Ký Hộ Khẩu
-
Toàn Văn - Bộ Y Tế
-
Đề Nghị Rà Soát Các Khái Niệm “chủ Hộ”, “cư Trú”, “nơi Thường Trú”, “hộ ...
-
Trực Thường Trú - Bệnh Viện Suối Khoáng Mỹ Lâm