Địa Danh Là Gì? Vai Trò, ý Nghĩa Và Tầm Quan Trọng Của địa Danh?

Mục lục bài viết

  • 1 1. Địa danh là gì?
  • 2 2. Địa danh tiếng Anh là gì?
  • 3 3. Mô hình cấu tạo của địa danh trong tiếng Việt:
  • 4 4. Ý nghĩa và tầm quan trọng của địa danh:

1. Địa danh là gì?

Địa danh hay là tên địa lí là tên vùng, tên sông, tên núi, là tên gọi các đối tượng địa hình khác nhau, tên nơi cư trú, tên hành chính… được con người đặt ra.

Đối với bản đồ, địa danh được hiểu là tên các đối tượng địa lý được thể hiện trên bản đồ.

Một trong những đặc điểm nổi bật của địa danh là sự đa dạng về ngôn ngữ. Địa danh của dân tộc, quốc gia nào thông thường được đặt bằng ngôn ngữ của dân tộc, quốc gia đó. Nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho bản đồ địa danh trở nên phức tạp hơn nhiều về mặt ngôn ngữ. Sự đan xen giữa các ngôn ngữ của một quốc gia, các ngôn ngữ các dân tộc trong một quốc gia, một khu vực làm cho địa danh ngày càng có sự biến đổi nhanh chóng.

Chức năng định danh của địa danh không cho phép nhầm lẫn và trùng lặp địa danh. Tính chính xác của địa danh trên bản đồ càng phải cao hơn trong các loại tài liệu và văn bản khác.

2. Địa danh tiếng Anh là gì?

Địa danh tiếng Anh là Place name. 

Place name id the name of a geographical location, such as a town, lake, or a range of hills… given by people.

Ex: In Swaledale many of the place names are of pure Norse origin

3. Mô hình cấu tạo của địa danh trong tiếng Việt:

Địa danh trong tiếng Việt thường được tạo nên theo mô hình như sau:

Thành tố/danh từ chung + tên riêng/địa danh.

Các địa danh trong tiếng Việt đều là tên gọi hay kí hiệu biểu hiện các dấu hiệu đặc trưng khu biệt của thực thể địa lý được mang tên. Điều này hoàn toàn đúng với ý kiến sau của Laibnitxo đã được V.I.Lênin khen là “nói hay” trong tác phẩm “bút kí triết học” cụ thể như sau: “nhưng tên gọi là cái gì? Một phù hiệu để phân biệt, một dấu hiệu đập vào mắt mà tôi đem làm thành đặc trưng của đối tượng trong tính chính thể của nó.”

4. Ý nghĩa và tầm quan trọng của địa danh:

Địa danh thể hiện sự phân biệt giữa các đối tượng trên bề mặt Trái Đất, vì thế chúng phải được coi là cực kỳ quan trọng. Nhiều sự kiện lịch sử đã chứng tỏ sự nhầm lẫn địa danh đã gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Địa danh là một nội dung rất quan trọng trên bản đồ, đó là thông tin không thể thiếu về của bất cứ đối tượng nào.

Địa danh không tồn tại trong khoảng không. Vì chúng được phản ánh bởi con người, địa danh cung cấp thông tin quan trọng về chính trị, văn hoá, xã hội. Địa danh thay đổi rõ ràng nhất trong không gian, từ điểm này đến điểm kia. Chúng cũng được thay đổi qua thời gian, do sự thay đổi của tự nhiên hoặc ngôn ngữ, chính trị.

Chức năng định danh của địa danh không cho phép nhầm lẫn và trùng lặp địa danh. Tính chính xác của địa danh trên bản đồ càng phải cao hơn trong các loại tài liệu và văn bản khác. Sự hạn chế của hệ thống phụ âm đầu và nhất là phụ âm cuối của tiếng Việt về cả âm và chữ dễ tạo ra nhiều nhầm lẫn.

Trường hợp tên gọi Vịnh Bắc Bộ – một địa danh có tính lịch sử: “sự kiện Vịnh Bắc Bộ” – có thể do các cơ quan có thẩm quyền của ta chưa kịp gửi danh mục địa danh và bản đồ Việt Nam cho UNGEGN, nên trong bản đồ thế giới của các nước viết theo 2 cách, một là dịch nghĩa: Golf von Nordvietnam (Atlas Đức), Gulf of Tonkin (Danh mục Slôvênia); hai là giữ nguyên dạng, nhưng theo kiểu phiên âm Trung Quốc, chứ không theo nguyên ngữ tiếng Việt: Beibu Wan (Atlas Anh).

Tính chính thức của địa danh vô cùng quan trọng trong công tác lập bản đồ. Tuy nhiên, đôi khi có thể vi phạm tính hệ thống và tính truyền thống. Do thoả thuận về ngoại giao song phương với các nước, ta đã lấy tên nguyên dạng Italia và Ôxtrâylia thay cho Ý và Úc – là những tên Hán Việt viết tắt đã quen dùng, nằm trong hệ thống địa danh Hán Việt truyền thống chỉ tên nước. Do quan hệ song phương giữa nước ta với các nước trên thế giới nên việc thay đổi tên nước trên bản đồ đều phải thông qua Bộ Ngoại giao để được sự đồng ý của nước bạn. Lúc ấy tên mới thành chính thức.

Tính hội nhập quốc gia với quốc tế cũng là một điểm rất đáng được quan tâm. Một số quốc gia vây quanh những biển, hồ lớn thường có những mâu thuẫn về chính trị, ngoại giao do địa danh gây ra. Qua vị trí địa lí của các nước xung quanh các đối tượng địa hình đó, có thể biết được địa danh xuất phát từ đâu. Bắc Hải (North Sea) nằm về phía đông của nước Anh, phía tây của Đan Mạch, phía nam của Na Uy và phía bắc của Tây Đức và Hà Lan.

Như vậy, những người đầu tiên gọi tên Bắc Hải có lẽ là Hà Lan và Đức, về sau các nước khác gọi theo. Không xa Bắc Hải, nằm về phía đông của Đan Mạch là Biển Đông, còn gọi là Biển Baltic. Nó nằm về phía bắc của Ba Lan và Đông Đức, phía tây của các nước được mệnh danh là các nước vùng Baltic: Lithuania, Latvia, Extônia. Người Đức và Đan Mạch gọi nó là Biển Đông. Những nước ở gần như Ba Lan, Nga,… ở xa như Việt Nam đều gọi là Biển Baltic. Trong văn học Nga, có một cuốn tiểu thuyết được nhiều người yêu thích có tiêu đề là “Bầu trời Bantích”.

Trong cơ sở hạ tầng thông tin của các quốc gia, địa danh luôn được xác định là yếu tố được sử dụng phổ biến và có ý nghĩa quan trọng trong việc thể hiện, xác lập mối quan hệ giữa các đối tượng địa lý.

Năm 2000, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã quyết định lấy ngày 21 tháng 2 hằng năm là ngày TIẾNG MẸ ĐẺ với mục đích tôn vinh tiếng mẹ đẻ trong chương trình giáo dục song ngữ/đa ngữ.

Như đã biết, tiếng mẹ đẻ gắn liền với văn hoá của một dân tộc tộc người, cho nên, việc tôn vinh tiếng mẹ đẻ cũng chính là sự thừa nhận và tôn vinh sự đa dạng của ngôn ngữ và văn hoá. UNESCO cho rằng, với thời đại của công nghệ thông tin thì công nghệ sẽ là trợ thủ đắc lực trong việc bảo tồn và phát huy tiếng mẹ đẻ. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của UNESCO về hoạt động này là tập trung xây dựng bản đồ mới về các ngôn ngữ có nguy cơ bị tiêu vong; cung cấp các dữ liệu cần thiết và chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy tiếng mẹ đẻ và giáo dục song/đa ngữ.

Việt Nam là quốc gia thống nhất, đa dân tộc và đa ngôn ngữ. Với 54 dân tộc và tương ứng là 54 ngôn ngữ chính danh, các ngôn ngữ ở Việt Nam được khẳng định về vị thế và chức năng bằng pháp luật. Bảo vệ, phát triển và hiện đại hoá tiếng Việt, bảo tồn và phát huy ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam là nhiệm vụ xuyên suốt trong lịch sử dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước Việt Nam. Quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam về ngôn ngữ được nêu rõ trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước, được xác định bằng điều khoản trong Hiến pháp, được quy định rõ tại các văn bản của Chính phủ. Đối với ngôn ngữ trong giáo dục, Luật Giáo dục (2005) của Nước CHXHCN Việt Nam quy định rõ:

“Ngôn ngữ dùng trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác; dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số; dạy ngoại ngữ.

Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức dùng trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Căn cứ vào mục tiêu giáo dục và yêu cầu cụ thể về nội dung giáo dục, Thủ tướng Chính phủ quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác.

Nhà nước tạo điều kiện để người dân tộc thiểu số được học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến thức khi học tập trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Dưới tác động của đô thị thị hoá, toàn cầu hoá và của nền kinh tế thị trường, sự di chuyển liên tục của dòng người giữa ba miền Bắc-Trung-Nam, giữa các vùng trong một miền, giữa nông thôn và thành thị… đang tạo nên một cuộc sống đan xen giữa các thành phần người và giữa các tộc người. Theo đó, cảnh huống ngôn ngữ ở Việt Nam đang có những thay đổi đáng kể, đó là sự phân bố về vị thế, chức năng giữa tiếng Việt chung với các tiếng Việt phương ngữ, sự phân bố lại về ngôn ngữ tộc người…

Vì thế, việc nghiên cứu ngôn ngữ ở Việt Nam nói chung, về vấn đề giáo dục song/đa ngữ ở các vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam nói riêng cần được đặt trong mối quan hệ tương tác giữa ngôn ngữ và xã hội ở Việt Nam hiện nay và dưới ánh sáng của lí thuyết ngôn ngữ học hiện đại. Vì vậy, chuẩn hóa địa danh Việt Nam phải đảm bảo duy trì được bản sắc dân tộc.

Hiện nay trên các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan xuất bản của nhiều Bộ, ngành trong cả nước, cách phát âm, cách viết về địa danh nước ngoài không được sử dụng thống nhất khiến người dân không biết đọc, viết như thế nào cho đúng. Chẳng hạn, viết Maxcơva, Ma-xcơ-va hay Matcơva.; New York, Niu I-oóc hay Niu oóc…

Bên cạnh đó, cách đọc, cách viết tên các nước trên bản đồ của Việt Nam khiến người nước ngoài không thể tìm ra những địa danh mà họ quan tâm cho dù đó là tên của Quốc gia, Thủ đô hay thành phố lớn. Bởi chúng ta gọi là nước Pháp, nước Ý trong khi đó họ chỉ biết đến France, Italy… Học sinh, cán bộ của Việt Nam khi ra nước ngoài công tác, học tập gặp rất nhiều khó khăn khi nói và viết về địa danh của các nước bạn. Nhanh chóng chuẩn hóa địa danh quốc tế là đặc biệt cần thiết khi hội nhập với thế giới, góp phần hạn chế những rắc rối về chính trị.

Do đó, chuẩn hoá địa danh là một công việc hết sức cần thiết và có nghĩa, nhằm thống nhất và xác định chính xác vị trí của đối tượng mang địa danh, làm cơ sở thống nhất về cách đọc, cách viết và thể hiện địa danh trên bản đồ, các văn bản và các phương tiện thông tin đại chúng sẽ mang lại sự thuận lợi, dễ dàng trong việc phát triển kinh tế, an sinh xã hội và hội nhập quốc tế.

Từ khóa » Từ địa Danh Là Gì