Mới nhất Thời sự Góc nhìn Thế giới Video Podcasts Kinh doanh Bất động sản Khoa học Giải trí Thể thao Pháp luật Giáo dục Sức khỏe Đời sống Du lịch Số hóa Xe Ý kiến Tâm sự Tất cả Thứ năm, 3/10/2019, 00:00 (GMT+7) Địa giới hành chính Hà Nội qua các thời kỳ
Triển lãm “Dấu ấn địa giới hành chính Hà Nội qua tài liệu lưu trữ” giới thiệu 88 tài liệu và hình ảnh theo ba giai đoạn chuyển động lịch sử của thủ đô.
Dấu ấn địa giới hành chính Hà Nội qua các thời kỳ
Địa giới hành chính Hà Nội qua tài liệu lưu trữ. Đồ họa: Việt Chung
Bản đồ Hà Nội năm 1890.
Năm Minh Mạng thứ 12 (1831) đã tiến hành đợt cải cách hành chính lớn nhất kể từ khi ra đời chế độ Phong kiến Việt Nam. Nhà vua xóa bỏ Bắc Thành (gồm 11 trấn và 1 phủ trực thuộc) ở miền Bắc, lập tỉnh Hà Nội. Tên Hà Nội có nghĩa là phía trong sông, vì thực tế Hà Nội được bao bọc bởi sông Hồng phía Đông Bắc và sông Đáy phía Tây Nam. Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp đã xây dựng thành phố Hà Nội trên địa bàn khu Thành cũ.
Bản đồ Hà Nội năm 1890.
Năm Minh Mạng thứ 12 (1831) đã tiến hành đợt cải cách hành chính lớn nhất kể từ khi ra đời chế độ Phong kiến Việt Nam. Nhà vua xóa bỏ Bắc Thành (gồm 11 trấn và 1 phủ trực thuộc) ở miền Bắc, lập tỉnh Hà Nội. Tên Hà Nội có nghĩa là phía trong sông, vì thực tế Hà Nội được bao bọc bởi sông Hồng phía Đông Bắc và sông Đáy phía Tây Nam. Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp đã xây dựng thành phố Hà Nội trên địa bàn khu Thành cũ.
Năm 1902, Pháp lập Hà Nội làm thủ phủ của toàn Đông Dương. Lúc này, Hà Nội có khu vực nội thành với diện tích rộng hơn 10 km2 và vùng ngoại thành nằm ở phía Đông Nam thành phố.
Năm 1902, Pháp lập Hà Nội làm thủ phủ của toàn Đông Dương. Lúc này, Hà Nội có khu vực nội thành với diện tích rộng hơn 10 km2 và vùng ngoại thành nằm ở phía Đông Nam thành phố.
Bản đồ thành phố Hà Nội năm 1935, được xác định bằng cách lấy số làm tên phố. Vùng nội thành đã được mở rộng, khu Hoàn Kiếm trở thành trung tâm, là địa giới phân biệt khu phố cổ có những con đường ngoằn ngoèo với khu phố mới, mang lối kiến trúc hiện đại kiểu ô bàn cờ. Khu phố cổ với 36 phố phường mật độ dân cư dày đặc, trong khi khu phố mới dân cư, biệt thự còn thưa thớt. Phố chưa có tên và được đánh dấu bằng các ô số (No). Chiều của thành phố từ Bắc xuống Nam, trải dài từ hồ Trúc Bạch đến điểm cuối là hồ Bảy Mẫu.
Bản đồ thành phố Hà Nội năm 1935, được xác định bằng cách lấy số làm tên phố. Vùng nội thành đã được mở rộng, khu Hoàn Kiếm trở thành trung tâm, là địa giới phân biệt khu phố cổ có những con đường ngoằn ngoèo với khu phố mới, mang lối kiến trúc hiện đại kiểu ô bàn cờ. Khu phố cổ với 36 phố phường mật độ dân cư dày đặc, trong khi khu phố mới dân cư, biệt thự còn thưa thớt. Phố chưa có tên và được đánh dấu bằng các ô số (No). Chiều của thành phố từ Bắc xuống Nam, trải dài từ hồ Trúc Bạch đến điểm cuối là hồ Bảy Mẫu.
Bản đồ đại lý Hoàn Long theo Dụ ngày 11/7/1942 và địa giới dự định mở rộng năm 1951, thiết lập bằng tài liệu của Sở Địa chính Bắc Việt. Trước Cách mạng tháng Tám (1945), Pháp chia Hà Nội làm hai vùng là nội thành và ngoại thành. Vùng trung tâm Hà Nội gồm 8 tiểu khu, vùng ngoại thành gồm 9 tổng, 36 xã. Năm 1945, diện tích thành phố Hà Nội rộng khoảng 150 km2. Vào thời gian này, Hà Nội gồm 5 khu nội thành và 120 xã ngoại thành, phía Bắc giáp huyện Đông Anh (Phúc Yên), phía Đông giáp huyện Gia Lâm (Bắc Ninh), phía Tây giáp huyện Hoài Đức, Đan Phượng, thị xã Hà Đông và phía Nam giáp huyện Thanh Oai, Thanh Trì (Hà Đông).
Bản đồ đại lý Hoàn Long theo Dụ ngày 11/7/1942 và địa giới dự định mở rộng năm 1951, thiết lập bằng tài liệu của Sở Địa chính Bắc Việt. Trước Cách mạng tháng Tám (1945), Pháp chia Hà Nội làm hai vùng là nội thành và ngoại thành. Vùng trung tâm Hà Nội gồm 8 tiểu khu, vùng ngoại thành gồm 9 tổng, 36 xã. Năm 1945, diện tích thành phố Hà Nội rộng khoảng 150 km2. Vào thời gian này, Hà Nội gồm 5 khu nội thành và 120 xã ngoại thành, phía Bắc giáp huyện Đông Anh (Phúc Yên), phía Đông giáp huyện Gia Lâm (Bắc Ninh), phía Tây giáp huyện Hoài Đức, Đan Phượng, thị xã Hà Đông và phía Nam giáp huyện Thanh Oai, Thanh Trì (Hà Đông).
Giai đoạn 1954 - 2010, Hà Nội có bốn lần điều chỉnh lớn về địa giới hành chính vào các năm: 1961, 1978, 1991 và 2008. Trong đó, năm 1961 và 1978 là mở rộng, năm 1991 là thu hẹp và năm 2008 lại được mở rộng với quy mô như hiện nay.
Giai đoạn 1954 - 2010, Hà Nội có bốn lần điều chỉnh lớn về địa giới hành chính vào các năm: 1961, 1978, 1991 và 2008. Trong đó, năm 1961 và 1978 là mở rộng, năm 1991 là thu hẹp và năm 2008 lại được mở rộng với quy mô như hiện nay.
Tháng 11/1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh xem mô hình quy hoạch xây dựng Thủ đô, với căn dặn: "Trong thiết kế phải đông bộ đường sá, hệ thông thoát nước, lưới điện...tránh cản trở sự đi lại của nhân dân. Phải có quy hoạch trước, tránh làm đường rồi phá đi".
Tháng 11/1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh xem mô hình quy hoạch xây dựng Thủ đô, với căn dặn: "Trong thiết kế phải đông bộ đường sá, hệ thông thoát nước, lưới điện...tránh cản trở sự đi lại của nhân dân. Phải có quy hoạch trước, tránh làm đường rồi phá đi".
Bản đồ Hà Nội được mở rộng khu vực ngoại thành vào năm 1961. Lập theo tài liệu của Sở Địa chính Hà Nội.
Bản đồ Hà Nội được mở rộng khu vực ngoại thành vào năm 1961. Lập theo tài liệu của Sở Địa chính Hà Nội.
Bản đồ thành phố năm 1979. Đây là năm Chính phủ ra quyết định về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số xã, thị trấn của huyện Sóc Sơn, Mê Linh, Hoài Đức, Phúc Thọ, Thanh Trì.
Bản đồ thành phố năm 1979. Đây là năm Chính phủ ra quyết định về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số xã, thị trấn của huyện Sóc Sơn, Mê Linh, Hoài Đức, Phúc Thọ, Thanh Trì.
Bản đồ mở rộng địa giới hành chính năm 1991, xuất bản năm 1992.
Bản đồ mở rộng địa giới hành chính năm 1991, xuất bản năm 1992.
Bản đồ hành chính thành phố Hà Nội mở rộng năm 2008 (gồm 30 quận, huyện).
Triển lãm diễn ra tại Hoàng Thành Thăng Long, mở cửa đến ngày 15/10.
Bản đồ hành chính thành phố Hà Nội mở rộng năm 2008 (gồm 30 quận, huyện).
Triển lãm diễn ra tại Hoàng Thành Thăng Long, mở cửa đến ngày 15/10.
Ngọc Thành
Trở lại Thời sựTrở lại Thời sự Copy link thành công ×