Địa Lý 12 Bài 25: Tổ Chức Lãnh Thổ Nông Nghiệp

Địa lý 12 bài 25: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệpLý thuyết, trắc nghiệm môn Địa lý 12Bài trướcTải vềBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

VnDoc xin giới thiệu bài Lý thuyết Địa lý 12 bài 25: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp gồm kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa Địa lý 12. Chúng tôi hi vọng, thông qua tài liệu này các em học sinh sẽ lĩnh hội kiến thức tốt hơn. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Bài: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

  • A. Lý thuyết Địa lý 12 bài 25
    • 1. Các nhân tố tác động tới tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta
    • 2. Các vùng nông nghiệp ở nước ta
    • 3. Những thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta
  • B. Trắc nghiệm Địa lý 12 bài 25
  • C. Đề thi thử THPT được tải nhiều nhất

A. Lý thuyết Địa lý 12 bài 25

1. Các nhân tố tác động tới tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta

Có nhiều nhân tố: tự nhiên, kinh tế - xã hội, kĩ thuật, lịch sử...

  • Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tạo nền chung cho sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp.
  • Các nhân tố kinh tế – xã hội, lịch sử có tác động khác nhau:
    • Nền kinh tế tự cấp, tự túc, sản xuất nhỏ, phân tán, sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
    • Nền sản xuất hàng hóa, các nhân tố kinh tế - xã hội có tác động mạnh làm cho tổ chức lãnh thổ chuyển biến.

2. Các vùng nông nghiệp ở nước ta

Khái niệm vùng nông nghiệp: Là vùng có sự tương đồng về điều kiện sinh thái nông nghiệp, điều kiên kinh tế - xã hội, trình độ thâm canh, chuyên môn hóa trong sản xuất.

Nước ta có 7 vùng nông nghiệp với hướng chuyên môn hóa khác nhau:

  • Vùng miền núi và trung du phía Bắc
  • Vùng đồng bằng ven sông Hồng.
  • Vùng Bắc Trung Bộ.
  • Vùng duyên hải Nam Trung Bộ
  • Vùng Tây Nguyên.
  • Vùng Đông Nam Bộ.
  • Vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

3. Những thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta

a. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp của nước ta trong những năm qua thay đổi theo hai xu hướng chính:

  • Tăng cường chuyên môn hóa sản xuất, phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn.
  • Đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp, cho phép:
    • Đa dạng hóa kinh tế nông thôn.
    • Khai thác hợp lý nguồn tài nguyên.
    • Sử dụng kết hợp nguồn lao động, tạo việc làm.
    • Giảm thiểu rủi ro trong thị trường nông sản.

b. Kinh tế trang trại có bước phát triển mới, thúc đẩy sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản theo hướng sàn xuất hàng hóa.

Trang trại phát triển về số lượng và loại hình => sản xuất nông nghiệp hàng hóa.

B. Trắc nghiệm Địa lý 12 bài 25

Câu 1. Có số lượng lớn nhất ở nước ta hiện nay là trang trại

  1. Trồng cây hằng năm.
  2. Trồng cây lâu năm.
  3. Chăn nuôi.
  4. Nuôi trồng thủy sản.

Câu 2. Vùng nào có số lượng trang trại nông nghiệp nhiều nhất của nước ta hiện nay?

  1. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
  2. Tây Nguyên.
  3. Đông Nam Bộ.
  4. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 3. Việc hình thành các vùng chuyên canh ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long thể hiện xu hướng

  1. Tăng cường tình trạng độc canh.
  2. Tăng cường chuyên môn hóa sản xuất.
  3. Đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp.
  4. Tăng cường sự phân hóa lãnh thổ sản xuất.

Câu 4. Đa dạng hóa nông nghiệp sẽ có tác động nào?

  1. Tạo nguồn hàng tập trung cho xuất khẩu.
  2. Giảm bớt tình trạng độc canh.
  3. Giảm thiểu rủi ro trước biến động của thị trường.
  4. Tạo điều kiện cho nông nghiệp hàng hóa phát triển

Câu 5. Lúa, đay, cói, mía, vịt, thuỷ sản, cây ăn quả là sản phẩm chuyên môn hóa của vùng nào?

  1. Đồng bằng sông Hồng.
  2. Duyên hải miền Trung.
  3. Đông Nam Bộ.
  4. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 6. Đâu là đặc điểm sinh thái nông nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?

  1. Đồng bằng hẹp, vùng đồi trước núi, khí hậu có mùa đông lạnh vừa.
  2. Đồng bằng hẹp, đất khá màu mỡ, có nhiều vùng biển để nuôi trồng thuỷ sản.
  3. Đồng bằng lớn, nhiều đất phèn đất mặn, khí hậu có hai mùa mưa, khô đối lập.
  4. Đồng bằng lớn, đất lúa nước, sông ngòi nhiều, khí hậu có mùa đông lạnh.

Câu 7. Sản phẩm nông nghiệp nào có mức độ tập trung rất cao và đang tăng lên ở Đồng bằng sông Hồng?

  1. Lúa gạo.
  2. Lợn.
  3. Đay.
  4. Đậu tương

Câu 8. Loại sản phẩm nông nghiệp có mức độ tập trung rất cao ở Đồng bằng sông Hồng và khá cao ở Đồng bằng sông Cửu Long nhưng Đồng bằng sông Hồng đang đi xuống, Đồng bằng sông Cửu Long lại đang đi lên là

  1. Lúa gạo.
  2. Lợn.
  3. Đay.
  4. Mía.

Câu 9. Việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến sẽ có tác động nào sau đây?

  1. Tạo thêm nhiều nguồn hàng xuất khẩu có giá trị.
  2. Dễ thực hiện cơ giới hoá, hoá học hoá, thuỷ lợi hoá.
  3. Nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
  4. Khai thác tốt tiềm năng về đất đai, khí hậu của mỗi vùng.

Câu 10. Sản phẩm nào sau đây không thuộc về sản phẩm chuyên môn hóa của Tây Nguyên?

  1. Cây công nghiệp lâu năm.
  2. Cây công nghiệp hàng năm.
  3. Cây lương thực.
  4. Bò thịt và bò sữa.

Câu 11. Ở nước ta, cây mía được trồng với diện tích lớn nhất ở vùng nào?

  1. Đông Nam Bộ.
  2. Đồng bằng sông Cửu Long.
  3. Tây Nguyên.
  4. Bắc Trung Bộ.

Câu 12. Việc đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp ở nước ta không nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây?

  1. Khai thác hợp lí hơn sự phong phú, đa dạng của tự nhiên.
  2. Giảm thiểu rủi ro khi thị trường nông sản biến động bất lợi.
  3. Tập trung phát triển nông sản ở những vùng chuyên canh.
  4. Sử dụng tốt hơn nguồn lao động, tạo thêm nhiều việc làm.

Câu 13. Hướng chuyên môn hóa lúa cao sản, cây thực phẩm, đặc biệt là các loại rau cao cấp, cây ăn quả là của vùng nông nghiệp

  1. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
  2. Đồng bằng sông Hồng.
  3. Đông Nam Bộ.
  4. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 14. Nước ta được phân thành mấy vùng nông nghiệp lớn?

  1. 4.
  2. 5.
  3. 6.
  4. 7.

Câu 15. Trình độ thâm canh tương đối thấp, nông nghiệp sử dụng nhiều lao động là đặc điểm của vùng nào sau đây?

  1. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
  2. Bắc Trung Bộ.
  3. Tây Nguyên.
  4. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 16. Các cao nguyên ba dan rộng lớn, ở các độ cao khác nhau, khí hậu có hai mùa mưa, khô rõ rệt là đặc điểm sinh thái của vùng nào sau đây?

  1. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
  2. Đồng bằng sông Hồng.
  3. Tây Nguyên.
  4. Đông Nam Bộ.

Câu 17. Chăn nuôi lợn tập trung nhiều ở các đồng bằng lớn của nước ta chủ yếu là do

  1. Thị trường tiêu thụ lớn, lao động có kinh nghiệm.
  2. Lao động có kinh nghiệm, dịch vụ thú y đảm bảo.
  3. Dịch vụ thú y đảm bảo, nguồn thức ăn phong phú.
  4. Nguồn thức ăn phong phú, thị trường tiêu thụ lớn.

Câu 18. Việc tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, nước ta hiện nay chủ yếu dựa vào các yếu tố về

  1. Tài nguyên thiên nhiên.
  2. Dân cư nguồn lao động.
  3. Hạ tầng, kỹ thuật.
  4. Thị trường.

Câu 19. Xét về điều kiện sinh thái nông nghiệp, vùng nào sau đây ít chịu khô hạn và thiếu nước về mùa khô?

  1. Tây Nguyên.
  2. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
  3. Đông Nam Bộ.
  4. Đồng bằng sông Hồng.

Câu 20. Nhận định nào dưới đây là đúng khi nói về điều kiện kinh tế - xã hội của vùng nông nghiệp Tây Nguyên?

  1. Có mật độ dân số cao.
  2. Mạng lưới đô thị dày đặc.
  3. Có nhiều dân tộc ít người.
  4. Điều kiện giao thông rất khó khăn.

Câu 21. Vùng nông nghiệp Tây Nguyên và Đông Nam Bộ đều có

  1. Thế mạnh về cà phê và cao su.
  2. Trình độ thâm canh cao.
  3. Thế mạnh về nuôi trồng thủy sản.
  4. Diện tích trồng lúa nước lớn.

Câu 22. Yếu tố chính tạo ra sự khác biệt trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên là gì?

  1. Trình độ thâm canh.
  2. Điều kiện về địa hình.
  3. Đặc điểm về đất đai và khí hậu.
  4. Truyền thống sản xuất của dân cư.

Câu 23. Đâu là điểm khác nhau trong điều kiện sinh thái nông nghiệp giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long?

  1. Địa hình.
  2. Đất đai.
  3. Khí hậu.
  4. Nguồn nước.

Câu 24. Tây Nguyên trở thành vùng chuyên canh chè lớn thứ 2 của nước ta là nhờ

  1. Diện tích đất badan rộng lớn.
  2. Khí hậu phân hoá theo độ cao.
  3. Thu hút nhiều lao động đến làm việc.
  4. Có nhiều sông lớn chảy qua.

Câu 25. Điều kiện sinh thái nông nghiệp giữa Tây Nguyên và Đông Nam Bộ có nét giống nhau thể hiện ở

  1. Khí hậu mang tính chất cận xích đạo.
  2. Có một mùa đông lạnh.
  3. Dân cư đông, chất lượng lao động cao.
  4. Trình độ thâm canh cao.

Câu 26. Vì sao hình thức kinh tế trang trại lại rất phát triển ở Đồng bằng sông Cửu Long?

  1. Bình quân đất nông nghiệp trên đầu người rất cao.
  2. Đây là vùng đứng đầu cả nước về số lượng các vật nuôi.
  3. Vùng có cơ sở hạ tầng tốt nhất cả nước.
  4. Người dân có trình độ cao nhất cả nước.

Câu 27. Sự có mặt của cây cao su và cây cà phê ở vùng Bắc Trung Bộ chủ yếu do nhân tố nào quyết định?

  1. Đất trồng.
  2. Khí hậu.
  3. Địa hình.
  4. Sông ngòi.

Câu 28. Vì sao ở Tây Nguyên, cây cao su thường được trồng ở vùng thấp thuộc tỉnh Gia Lai và Đăk Lăk?

  1. Nơi đó có khí hậu mát mẻ.
  2. Nơi đó tránh được gió mạnh.
  3. Đất đai màu mỡ hơn.
  4. Có nguồn lao động dồi dào hơn.

Câu 29. Vì sao hình thức kinh tế trang trại ít được phát triển ở đồng bằng sông Hồng?

  1. Quy mô đất nông nghiệp nhỏ.
  2. Bình quân đất/đầu người thấp.
  3. Mật độ dân số của vùng thấp.
  4. Không đem lại hiệu quả cao

Câu 30. Bò sữa được nuôi nhiều ở ven các thành phố lớn là do

  1. Điều kiện chăm sóc thuận lợi.
  2. Cơ sở kĩ thuật phục vụ chăn nuôi hiện đại.
  3. Nhu cầu của thị trường lớn.
  4. Truyền thống chăn nuôi vùng ngoại thành.

----------------------------------------

Với nội dung bài Địa lý 12 bài 25: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp các bạn học sinh cùng quý thầy cô chắc hẳn đã nắm vững được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được về khái niệm, đặc điểm và vai trò của việc tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta, các nhân tố tác động tới tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta, các vùng nông nghiệp ở nước ta...

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Địa lý lớp 12 bài 25: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. Hi vọng qua bài viết bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Địa lý lớp 12. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn tham khảo thêm tài liệu học tập các môn được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Trắc nghiệm Địa lý 12, Giải bài tập Địa Lí 12, Lý thuyết Địa lí 12, Giải Vở BT Địa Lí 12, Giải tập bản đồ Địa lí 12, Tài liệu học tập lớp 12.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 12, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 12 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 12. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Mời các bạn cùng tham khảo thêm bộ đề thi thử THPT theo từng môn dưới đây:

C. Đề thi thử THPT được tải nhiều nhất

  1. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Toán
  2. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Văn
  3. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Anh
  4. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Lý
  5. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Hóa
  6. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Sinh
  7. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Sử
  8. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Địa
  9. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn GDCD

Từ khóa » Sơ đồ Tư Duy địa 12 Bài 25