Địa Lý Hành Chính - Huyện Phổ Yên - Giới Thiệu Chung - Cổng Thông ...
Có thể bạn quan tâm
Tỉnh Thái Nguyên có 2 phủ là Phú Bình và Thông Hoá. Huyện Phổ Yên thuộc phủ Phú Bình, huyện lỵ đặt ở xã Lợi Xá (tổng Hoàng Đàm). Từ năm Tự Đức thứ 4 (1851), huyện Phổ Yên do tri phủ Phú Bình kiêm lý; lỵ sở trớc đặt ở xã Lợi Xá, nay bỏ. Huyện hạt Phổ Yên cách tây phủ thành 32 dặm, phía đông giáp thôn Cầu Đông, xã Nghĩa Hưng (huyện TNông); phía tây giáp hai xã Mi Khu, Đăng Cao (huyện Bình Xuyên) và xã Ký Phú (huyện Đại Từ); phía bắc giáp xã Niệm Quang (huyện Đồng Hỷ); phía nam giáp xã Nam Lý (huyện Kim Anh) và xã Đông Cao (huyện Đa Phúc), thuộc tỉnh Bắc Ninh. Đông, tây cách nhau 77 dặm, nam, bắc cách nhau 63 dặm. Huyện được chia làm 6 tổng, gồm 25 xã, 1 trang:
Tổng Hoàng Đàm, gồm 5 xã: Hoàng Đàm, Lợi Xá, Sơn Cốt, Đắc Hiền, Cốt Ngạnh.
Tổng Thượng Vụ, gồm 4 xã: Thượng Vụ, Thượng Nhân, Đan Hạ, Hạ Đạt.
Tổng Thượng Kết, gồm 3 xã: Thượng Kết, Hạ Kết, Cát Nê.
Tổng Thống Thượng, gồm 6 xã, 1 trang: xã Thống Thượng, Trung Năng, Phúc Thuận, Thảo Đẳng, Kim Bảng, Thống Hạ và trang Tân Yên.
Tổng Vạn Phái, gồm 3 xã: Vạn Phái, Nông Vụ, Hạ Vụ.
Tổng Nhã Luật, gồm 3 xã, 1 phường: xã Nhã Luật, Dương Luật, Thanh Lộc và phường Đại Hữu (Thuỷ Cơ).
Như vậy, cho tới thời vua Đồng Khánh nhà Nguyễn (1886-1888), các tổng Tiên Thù, Tiểu Lễ (huyện Hiệp Hoà), Thượng Giã(1) (huyện Thiên Phúc) - phần đất cực nam và đông nam huyện Phổ Yên ngày nay thuộc về phủ Bắc Hà, tỉnh Bắc Ninh.
Dưới thời Pháp thuộc: từ tháng 10/1890 đến tháng 9/1892, huyện Phổ Yên nằm trong phủ Phú Bình, thuộc tiểu Quân khu Thái Nguyên- Đạo quan binh I Phả Lại. Từ tháng 10 năm 1892, Phổ Yên là một huyện thuộc phủ Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp bỏ đơn vị hành chính cấp phủ. Phổ Yên là một huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên gồm 6 tổng, với 24 làng. Năm 1918, Phổ Yên là 1 phủ (trong số 2 phủ, 3 huyện, 3 châu của tỉnh Thái Nguyên) gồm 8 tổng, với 36 làng.
Theo Sắc lệnh số 148/SL ngày 25/3/1948 của Chủ tịch nước nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, phủ Phổ Yên được đổi thành huyện Phổ Yên.
Ngày 1/7/1956, Khu tự trị Việt Bắc được thành lập (theo Sắc lệnh 268-SL của Chủ tịch nước VNDCCH), huyện Phổ Yên tách khỏi tỉnh Thái Nguyên, để trở thành một huyện của tỉnh Vĩnh Phúc. Ngày 15/6/1957, huyện Phổ Yên được nhập lại về tỉnh Thái Nguyên, thuộc Khu Tự trị Việt Bắc và xóm Thông tách khỏi xã Thuận Thành (huyện Phổ Yên), sáp nhập vào xã Hồng Kỳ, huyện Đa Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc.
Ngày 26/10/1967, Bộ Nội vụ ra Quyết định số 416/NV thành lập Thị trấn Nông Trường Bắc Sơn, Nay là thị trấn Bắc Sơn.
Ngày 26/11/1970, Bộ Trưởng Phủ Thủ tướng ra Quyết định số 72-BT sáp nhập xã Đại Xuân vào xã Tiên Phong thuộc huyện Phổ Yên.
Ngày 9/9/1972, Bộ Trưởng Phủ Thủ tướng ra Quyết định số 41-BT thành lập các thị trấn Mỏ Chè, Ba Hàng, Bãi Bông, thuộc huyện Phổ Yên.
Ngày 7/4/1974, Bộ Nội vụ ra Quyết định số 136/ NV đổi tên các xã Hợp Thành thành Vạn Phái, Tân Tiến thành Đông Cao, Thắng Lợi thành Cải Đan.
Ngày 1/10/1983, các xóm Tân Thắng, Đồng Đẳng tách khỏi xã Phúc Thuận để hợp nhất với xã Phúc Thọ (huyện Đại Từ), xóm Yên Ninh (xã Phúc Trìu, huyện Đồng Hỷ) thành xã Phúc Tân, thuộc huyện Đồng Hỷ.
Ngày 2/4/1985, các xã Phúc Tân, Bình Sơn, Bá Xuyên, Tân Quang tách khỏi huyện Đồng Hỷ, sáp nhập về huyện Phổ Yên.
Ngày 11/4/1985, thị trấn Mỏ Chè và các xã Cải Đan, Tân Quang, Bá Xuyên tách khỏi huyện Phổ Yên để thành lập thị xã Sông Công (theo Quyết định số 113-HĐBT).
Theo Quyết định 2869/QĐ-UB ngày 4/11/2003 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, huyện Phổ Yên có 18 đơn vị hành chính gồm 15 xã, 3 thị trấn, với 309 xóm và 18 tổ dân phố:
Thị trấn Ba Hàng (huyện lỵ Phổ Yên), gồm 6 tổ dân phố và 4 xóm: Từ tổ dân phố số 1 đến tổ dân phố số 6 và các xóm Thành Lập, Yên Ninh, Kim Thái, Đại Phong.
Thị trấn Bắc Sơn, gồm 9 xóm: Từ xóm 1 đến xóm 6 và xóm A1, A2, Sơn Trung.
Thị trấn Bãi Bông, gồm 12 tổ dân phố: Cầu Rẽo, Thống Nhất, Trung Tâm, Đồng Quang, Đồng Tâm, Bông Hồng, Đại Hưng, Đại Phú, Đại Thịnh, Đại Xuân, Đại Cát, Đại Đồng.
Xã Thuận Thành, gồm 14 xóm: Xây Đông, Xây Tây, Thượng, Lai 1, Lai 2, Bíp, Đoàn Kết, Phú Thịnh, Công Thương, Đông Triều, Đầm, Dâu, Chùa 1, Chùa 2.
Xã Trung Thành, gồm 14 xóm: Cầu Sơn, Am Lâm, Thanh Hoa, Thanh Xuyên 4, Thanh Xuyên 5, Kim Tỉnh, Phú Thịnh, Cẩm Trà, Thu Lỗ, Xuân Vinh, Hưng Thịnh, Tân Thịnh, Hợp Thịnh, Thanh Tân.
Xã Đông Cao, gồm 24 xóm: Thành, Thượng, Việt Hồng, An Phong, Dỏ, Cò, Đồi, Sắn, Tân ấp, Đình, Nghè, Trang, Tân Thành, Tân Trung, Dộc, Me, Đông, Trại Cẩm La, Soi, Việt Lâm, Đông Hạ, Trà Thị, Việt Cường, Rùa.
Xã Tân Hương, gồm 23 xóm: Trại, Vàng, Quang Vinh, Trung, Cầu, Cầu Tiến, Hương Sơn, Hương Đình 1, Hương Đình 2, Hương Thịnh, Tân Trang, Tân Long 1, Tân Long 2, Tân Long 3, Trường Thọ, Ao Đình, Đình, Sứ, Phong Niên, Bắc, Nam, Đông, Thành Lập.
Xã Tiên Phong, gồm 27 xóm: Hoà Bình, Quyết Tiến, Đại Tân, Thái Cao, Đinh Thành, Ao Cả, Kết Hợp, Hảo Sơn 1, Hảo Sơn 2, Yên Trung 1, Yên Trung 2, Nguyên Hậu 1, Nguyên Hậu 2, Đồng Lâm, Trung Lâm, Ngọc Lâm, Hương Lâm, Đông Đoài, Trong, Đồng Xuân, Trung Xuân, Giã Trung 1, Giã Trung 2, Giã Thù 1, Giã Thù 2, Giã Thù 3, Giã Thù 4.
Xã Tân Phú, gồm 11 xóm: Tân Thịnh, Tiến Bộ, Thanh Vân, Hồng Vân, Bến Cả, Đồng Lâm, Phú Cốc, Lợi Bến, Trại, Tảo Địch, Hương Đình.
Xã Đồng Tiến, gồm 25 xóm: Đình, Giữa, Chiến Thắng, An Bình, Con Trê, Thái Bình, Ga, Vờn Dãy, ấp Bắc, Đại Cát, Vinh Xơng, Thanh Hoa, Tân Hoa, Đầu Cầu, Tân Thành, Hoàng Vân, Hoàng Thanh, Đồng Tâm, Quán Vã 1, Quán Vã 2, Đồng Nâm, Rãy, Nam, Yên Trung, Yên Thứ.
Xã Nam Tiến, gồm 11 xóm: Lò, Đồi, Hạ, Giữa, Hộ Sơn, Trường Thịnh, Chùa, Đình, Núi 1, Núi 2, Trại.
Xã Hồng Tiến, gồm 15 xóm: Mãn Chiêm, Ngoài, Giếng, Hắng, Yên Mễ, Hanh, Chùa, Hiệp Đồng, Đông Sinh, ấm, Diện, Thành Lập, Cống Thượng, Liên Minh, Liên Sơn.
Xã Đắc Sơn, gồm 23 xóm: Đầm 1, Đầm 2, Chùa 1, Chùa 2, Chùa 3, Đài 1, Đài 2, Ruộng, Ba Xã, Đấp 1, Đấp 2, Đấp 3, Chiềng, Tuần, Dương, Bến 1, Bến 2, Hưng Thịnh 1, Hưng Thịnh 2, Nga Sơn, Tân Lập, Cây Xanh, Thống Hạ.
Xã Vạn Phái, gồm 21 xóm: Tân Hoà, Bãi Chẩu, Đồn, Trại Cang, Tân Cơng, Hạ Vụ 1, Hạ Vụ 2, Hạ Vụ 3, Nông Vụ 1, Nông Vụ 2, Nông Vụ 3, Nông Vụ 4, Nông Vụ 5, Cơ Phi 1, Cơ Phi 2, Cơ Phi 3, Bến Chảy 1, Bến Chảy 2, Vạn Kim, Trường Giang, Kim Sơn.
Xã Thành Công, gồm 29 xóm: An Bình, An Thịnh, An Niên, Thường Vụ 1, Thường Vụ 2, An Hoà, Xuân Hà 1, Xuân Hà 2, Xuân Hà 3, Xuân Hà 4, Xuân Hà 5, Tơm 1, Tơm 2, Làng Đanh, Đầm Đanh, Chùa, Tân Lập, Cầu Dài, Ao Sen, Hạ Đạt, Vạn Phú, Nhôi, Na Lang 1, Na Lang 2, Đồng Đông, Bìa, Nhe, Đặt, Tân Thành.
Xã Minh Đức, diện tích 19,17km2, dân số 6603 người, gồm 20 xóm: Hồ 1, Hồ 2, xóm 3 Thuận Đức, xóm 4 Thuận Đức, Lầy 5, Lầy 6, Chằm 7A, Chằm 7B, Chằm 7C, Đậu 8A, Đậu 8B, Cầu Giao 9A, Cầu Bùng, Ba Quanh, Thống Thượng, Đầm Mương 1, Đầm Mương 2, Đầm Mương 3, Đầm Mương 4, Tân Lập.
Xã Phúc Thuận, gồm 28 xóm: Khe Lánh, Khe Đù, Quân Xóm, ấp Lươn, Nông Trường, Đồng Đèo, Tân ấp 1, Tân ấp 2, Trung, Hang Rơi, Đầm Ban, Phúc Tài, Chãng, Bãi Hu, Đức Phú, Phúc Long, Làng Luông, Bãi Chạc, Hồng Cóc, Quân Cay, Coong Lẹng, Đèo Nứa, Xim Lồng 283, Hạ, Thượng 1, Thượng 2, Trại Thèn Bạ, Đồng Muốn.
Từ khóa » Diện Tích Vndcch
-
Việt Nam Cộng Hòa – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Ra đời (2/9/1945)
-
02/09/1945: Vì Sao Liên Xô Không Công Nhận VNDCCH? - BBC
-
VNCH: Thuộc địa Kiểu Mới Hay Quốc Gia Có Chủ Quyền? - BBC
-
Thừa Nhận Việt Nam Cộng Hòa Là Bước Tiến Quan Trọng - Báo Tuổi Trẻ
-
Hiến Pháp 1946 Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
-
Sự Tiếp Nối Chủ Quyền Việt Nam đối Với Hai Quần đảo Hoàng Sa Và ...
-
Chủ Tịch Hồ Chí Minh Từ Hiệp định Sơ Bộ 6-3 đến Tạm ước 14-9-1946
-
Tìm Hiểu Về Chiến Tranh Việt Nam (Viet Nam War) - TẠI SAO LÀ VĨ ...
-
Người Chắp Bút Dự Thảo Hiến Pháp đầu Tiên
-
Ngành Công Thương Bình Định Góp Phần Phát Triển KT-XH Của Tỉnh
-
Chủ Tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên Ngôn Độc Lập, Khai Sinh Nước Việt ...