Địa Lý Lào – Wikipedia Tiếng Việt

Lào là nước độc lập không giáp biển nằm ở khu vực Đông Nam Á. Xung quanh là các nước Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Thái Lan và Myanmar.

Địa lý Lào
Lục địaChâu Á
VùngĐông Nam Á
Tọa độ18°00′B 105°00′Đ / 18°B 105°Đ / 18.000; 105.000
Diện tíchXếp hạng thứ 84
 • Tổng số236.800 km2 (91.400 dặm vuông Anh)
 • Đất97.47%
 • Nước2.53%
Đường bờ biển0 km (0 mi)
Biên giới505 km Trung Quốc, 1835 km Thái Lan, 2069 km Việt Nam, 535 km Campuchia, 236 km Myanmar
Điểm cao nhấtNúi Phou Bia 2819 m
Điểm thấp nhấtSông Mê Kông 70 m
Sông dài nhấtSông Mê Kông
Hồ lớn nhấtHồ Nậm Ngừm
Khí hậuNhiệt đới gió mùa
Địa hìnhNúi và cao nguyên chiếm diện tích lớn, đồng bằng tập trung ở phía tây và tây nam
Tài nguyên thiên nhiênGỗ, thủy điện, thạch cao, thiếc, vàng, đá quý
Thiên taiLũ lụt, hạn hán, lở đất
Vấn đề môi trườngVật chưa nổ, phá rừng, xói mòn đất, thiếu nước sạch

Khái quát

[sửa | sửa mã nguồn]

Cụ thể như sau:

Phía Giáp với Độ dài biên giới (km)
Bắc Trung Quốc 505
Nam Campuchia 535
Đông Việt Nam 2 069
Tây Bắc Myanmar 236
Tây Thái Lan 1 835

Country geography

Nguồn: Cục Thống kê Lào, công khai tại đây Lưu trữ 2010-03-27 tại Wayback Machine.

Hướng Nơi xa nhất Thuộc tỉnh Tọa độ
Bắc Bản Lanetoui Phongsaly 22°30′B 101°46′Đ / 22,5°B 101,767°Đ / 22.500; 101.767
Nam Bản Kynark Champasack 13°54′B 106°06′Đ / 13,9°B 106,1°Đ / 13.900; 106.100
Đông Nam Sê Kaman Attapeu 15°19′B 107°38′Đ / 15,317°B 107,633°Đ / 15.317; 107.633
Đông Bắc Napao Banetao Huaphanh 20°05′B 104°59′Đ / 20,083°B 104,983°Đ / 20.083; 104.983
Tây Ban Khuan Bokeo 20°21′B 100°05′Đ / 20,35°B 100,083°Đ / 20.350; 100.083

Nguồn: Bộ Quốc phòng Lào. Dẫn lại từ Cục Thống kê Lào, công khai tại đây Lưu trữ 2010-03-27 tại Wayback Machine.

Phân chia lãnh thổ

[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Phân cấp hành chính Lào
Phân chia lãnh thổ Lào thành các tỉnh thành
Phân chia lãnh thổ Lào thành các huyện thị

Lào đại thể có thể chia thành 3 miền.

  • Bắc Lào gồm các tỉnh: Oudomxay, Xayabury, Xiengkhuang, Huaphanh, Bokeo, Phongsaly, Luangnamtha, Luangprabang.
  • Trung Lào gồm các tỉnh thành: Thủ đô Viêng Chăn, tỉnh Viêng Chăn, Borikhamxay, Khammuane, và Savannakhet.
  • Nam Lào gồm 4 tỉnh: Attapeu, Saravane, Sekong, Champasack

Lào chia thành 17 tỉnh và thủ đô Viêng Chăn. Các tỉnh lại chia thành các huyện (muang). Thành phố Viêng Chăn chia thành các quận.

Địa hình

[sửa | sửa mã nguồn]
Địa hình Lào

Địa hình Lào chủ yếu là núi và cao nguyên với dãy Trường Sơn ở phía đông bắc và phía đông, dãy Luangprabang ở phía tây bắc. Các dãy núi khác có đặc trưng chủ yếu là địa hình dốc. Địa hình đồi núi trải dài khắp miền bắc đất nước trừ đồng bằng Viêng Chăn, cánh đồng Chum, cao nguyên Xiengkhuang. Phía tây nam ở các tỉnh Savannakhet, Champasack có diện tích đồng bằng lớn.

Sông

[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới đây là một số sông (nam, hay nậm) chính ở Lào.

Sông Chảy qua Độ dài (km)
Mekong Lào 1.898
Nam Ou Phongsaly-Luangprabang 448
Nậm Ngừm Xiengkhuang-Viêng Chăn 354
Nam Xebanghieng Savannakhet 338
Nam Tha Luangnamtha-Bokeo 325
Nam Xekong Saravane-Sekong-Attapeu 320
Nam Sebangfai Khammuane-Savannakhet 239
Nam Beng Oudomxay 215
Nam Xedone Saravane-Champasack 192
Nam Xekhanong Savannakhet 115
Nam Kading (Nam Theun) Borikhamxay 103
Nam Khane Huaphanh-Luangprabang 90

Nguồn: Ủy hội sông Mê Công. Dẫn lại từ Cục Thống kê Lào, công khai tại đây Lưu trữ 2010-03-27 tại Wayback Machine.

Núi

[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới đây là một số đỉnh núi (phu) cao nhất ở Lào. Hầu hết chúng ở trên dãy Trường Sơn (Xai phu luang) hoặc ở vùng Bắc Lào.

Núi Tỉnh Độ cao (m)
Phu bia Xiengkhuang 2.820
Phu xao Xiengkhuang 2.690
Phu xamxum Xiengkhuang 2.620
Phu huat Huaphanh 2.452
Phu soy Luangprabang 2.257
Phu sane Xiengkhuang 2.218
Phu laopy Luangprabang 2.079
Phu pane Huaphanh 2.079
Phu khaomieng Xayabury 2.007
Phu sanchanhta Luangprabang 1.972
Phu nameo Oudomxay 1.937
Phu phakhao Luangprabang 1.870
Phu doychy Phongsaly 1.842
Phu leb Xiengkhuang 1 761
Phu sang Viêng Chăn 1.666
Phu chaputao Luangnamtha 1.588
Phu phiengbolavenh Champasack 1 284
Phu khaokhuai Vientiane 1.026

Nguồn: Bộ Quốc phòng Lào. Dẫn lại từ Cục Thống kê Lào, công khai tại đây Lưu trữ 2010-03-27 tại Wayback Machine Siu.

Khí hậu

[sửa | sửa mã nguồn]
Diễn biến nhiệt độ trong năm tại thủ đô Viêng Chăn.

Về cơ bản, Lào có 2 mùa. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa khô mát từ tháng 11 đến tháng 4; nhiệt độ ở Viêng Chăn có thể xuống đến hơn 10oC; các vùng núi cao có lúc nhiệt độ xuống rất thấp đến mức có băng giá, Xiengkhuang hay Phongsaly vào khoảng tháng 1 có lúc xuống đến 5oC. Mùa khô nóng từ tháng 3 đến tháng 4. Vùng ven sông Mê Công ở Hạ Lào vào mùa khô nóng có thể có lúc nhiệt độ lên tới 40oC.

Lượng mưa hàng năm (mm) đo được tại một số trạm khí tượng
Năm Luangprabang Thủ đô Viêng Chăn Savannakhet Pakse
2000 1 486.7 1 499.8 1 557.8 2 598.4
2001 1 795.0 1 659.0 1 919.9 2 348.6
2002 1 601.8 1 846.7 1 982.0 2 478.0
2003 1 399.0 1 481.0 1 492.3 2 029.1
2004 1 472.7 1 629.6 396.7 1 977.9
2005 1 435.0 1 667.8 1 768.2 1 956.1
2006 1 205.6 1 930.3 1 398.7 2 694.5
2007 1 295.0 1 667.5 1 444.7 1 967.5
2008 1 708.7 2 201.6 1 565.7 1 907.6
2009 1 259.4 1 482.8 1 565.7 2 209.6

Nguồn: Cục Khí tượng và Thủy văn Lào. Dẫn lại từ Cục Thống kê Lào, công khai tại đây Lưu trữ 2010-11-14 tại Wayback Machine.

Độ ẩm (%) cao nhất và thấp nhất trong các năm đo được tại một số trạm khí tượng
Năm Luangprabang ' Thủ đô Viêng Chăn ' Savannakhet ' Pakse '
Cao nhất Thấp nhất Cao nhất Thấp nhất Cao nhất Thấp nhất Cao nhất Thấp nhất
2000 95 51 92 54 90 54 87 55
2001 95 51 92 55 87 54 87 52
2002 96 55 92 55 93 58 84 52
2003 96 75 91 72 95 75 87 70
2004 96 54,5 91,5 53,7 94 55,3 86 52
2005 95.5 55,3 89,6 53,9 93,7 58,1 85,9 55,3
2006 95 57 92 54 94 58 87 54
2007 97 52 91 52 92 51 88 52
2008 96 56 92 58 96 59 87 56
2009 95 50,7 90 55,3 96,1 59,3 87,8 54,4

Nguồn: Cục Khí tượng và Thủy văn Lào. Dẫn lại từ Cục Thống kê Lào, công khai tại đây Lưu trữ 2010-11-14 tại Wayback Machine.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Cục Thống kê Lào
Hình tượng sơ khai Bài viết về chủ đề địa lý này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
  • x
  • t
  • s
Địa lý Châu Á
Quốc gia có chủ quyền
  • Ả Rập Xê Út
  • Afghanistan
  • Ai Cập
  • Armenia
  • Azerbaijan
  • Ấn Độ
  • Bahrain
  • Bangladesh
  • Bhutan
  • Brunei
  • Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất
  • Campuchia
  • Đông Timor
  • Gruzia
  • Hàn Quốc
  • Indonesia
  • Iran
  • Iraq
  • Israel
  • Jordan
  • Kazakhstan
  • Kuwait
  • Kyrgyzstan
  • Lào
  • Liban
  • Malaysia
  • Maldives
  • Mông Cổ
  • Myanmar
  • Nepal
  • Nga
  • Nhật Bản
  • Oman
  • Pakistan
  • Philippines
  • Qatar
  • Singapore
  • Síp
  • Sri Lanka
  • Syria
  • Tajikistan
  • Thái Lan
  • Thổ Nhĩ Kỳ
  • Bắc Triều Tiên
  • Trung Quốc
  • Turkmenistan
  • Uzbekistan
  • Việt Nam
  • Yemen
Quốc gia đượccông nhận hạn chế
  • Abkhazia
  • Bắc Síp
  • Đài Loan
  • Nam Ossetia
  • Palestine
Lãnh thổ phụ thuộcvà vùng tự trị
  • Lãnh thổ Ấn Độ Dương thuộc Anh
  • Quần đảo Cocos (Keeling)
  • Đảo Giáng Sinh
  • Hồng Kông
  • Ma Cao
  • Thể loại Thể loại
  • icon Cổng thông tin châu Á
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Địa lý Lào.

Từ khóa » Các Tỉnh Bắc Lào