Lào Có Bao Nhiêu Tỉnh? – Nên đi Du Lịch Tỉnh Nào Tại đất Nước Triệu ...
Có thể bạn quan tâm
I. Lào có bao nhiêu tỉnh?
Đất nước Lào còn được gọi là “đất nước Triệu Voi” hay “Vạn Tượng”. Đây là quốc gia duy nhất không giáp biển tại Đông Nam Á và là trung tâm của bán đảo Đông Dương, phía tây bắc giáp với Myanmar và Trung Quốc, phía đông giáp Việt Nam, phía tây nam giáp Campuchia, phía tây và 1 phần tây nam giáp Thái Lan.
Lào được phân thành 17 tỉnh (tiếng Lào là: “khoueng”) và 1 thủ đô, bao gồm: Attapeu, Bokeo, Bolikhamsai, Champasak, Houaphan, Khammouan, Luang Namtha, Luang Prabang (Luông Pha Băng), Oudomxay, Phongsaly, Xaignabouli, Salavan, Savannakhet, Xekong, tỉnh Vientiane (Viêng Chăn), Xiangkhouang, Xaisomboun và thủ đô Vientiane.
Trong các tỉnh được chia thành “muang” (tương đương cấp huyện, thị xã, quận... của nước ta) rồi đến “ban” (tương đương cấp phường, xã, thị trấn).
Đất nước Lào được chia thành 3 miền như ở Việt Nam, gồm: Bắc Lào, Trung Lào và Nam Lào.
Bắc Lào gồm các tỉnh: Oudomxay, Xaignabouli, Xiangkhouang, Houaphan, Bokeo, Phongsaly, Luang Namtha và Luang Prabang. Trung Lào gồm các tỉnh thành: tỉnh Vientiane, thủ đô Vientiane, Xaisomboun, Bolikhamsai, Khammouan và Savannakhet. Nam Lào gồm 4 tỉnh: Salavan, Attapeu, Xekong và Champasack.
Phongsaly là một tỉnh nằm ở biên giới phía bắc của Lào. Tỉnh có biên giới với Trung Quốc về phía bắc và phía tây, với Việt Nam ở phía đông, tỉnh Luang Prabang về phía mam và tỉnh Oudomxai phía tây nam. Trong tỉnh có các “muang” là: Phongsali, May, Khoua, Samphanh, Boun Neua, Nhot Ou và Boun Tay.
Luang Namtha có biên giới với Trung Quốc ở phía bắc, tỉnh Oudomxai về phía đông và đông nam, tỉnh Bokeo phía tây nam và Myanmar về phía tây bắc.
Bokeo được ví như là mỏ vàng của đất nước Triệu Voi. Tỉnh Bokeo giáp tỉnh Luang Namtha về phía đông bắc, tỉnh Oudomxai về phía đông, tỉnh Xayabury về phía Nam, Thái Lan về phía tây nam và Myanmar phía tây và tây bắc. Tỉnh này cũng có 5 muang bao gồm Houay Xay, Tonpheung, Meung, Pha Oudom và Paktha.
Oudomxay giáp tỉnh Phongsali ở phía đông bắc, tỉnh Luang Prabang về phía đông và đông nam, tỉnh Xaignabouli ở phía nam và tây nam, tỉnh Bokeo về phía tây và tỉnh Luang Namtha, Trung Quốc về phía tây bắc.
Luang Prabang từng là cố đô của Vương quốc Lan Xang trong suốt khoảng thời gian từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 16. Tỉnh giáp với tỉnh Phongsali về phía Bắc, Việt Nam phía đông bắc, Houaphan về phía đông, tỉnh Xiangkhouang về phía đông nam, tỉnh Vientiane về phía nam, tỉnh Xaignabouli về phía tây nam, và tỉnh Oudomxay ở phía tây.
Houaphan giáp Việt Nam ở phía bắc, đông và đông nam, tỉnh Xiangkhuang về phía nam và tây nam, và tỉnh Luang Prabang về phía tây.
Xaignabouli giáp các tỉnh Bokeo và Oudomxai về phía bắc, Luang Prabang và Vientiane về phía đông, và Thái Lan ở phía Nam.
Xiangkhouang giáp tỉnh Houaphan về phía đông bắc, Nghệ An (Việt Nam) về phía đông, tỉnh Bolikhamsai về phía đông nam, và tỉnh Vientiane về phía tây nam.
Tỉnh Vientiane giáp tỉnh Xiangkhouang về phía đông bắc, tỉnh Bolikhamxai về phía đông, thủ đô Vientiane và Thái Lan về phía nam, và tỉnh Xaignabouli ở phía tây.
Thủ đô Vientiane giáp với Thái Lan và các tỉnh Vientiane, Bolikhamsai.
Xaisomboun là tỉnh thứ 18 của Lào. Trong khoảng thời gian từ năm 1994 đến năm 2006, đây là Đặc khu kinh tế Xaisomboun. Ngày 13 tháng 12 năm 2013 tỉnh độc lập Xaisomboun thành lập. Xaisomboun giáp với tỉnh Vientiane, Luang Prabang, Xiangkhouang và Bolikhamsai.
Bolikhamsai tiếp giáp với tỉnh Xiangkhouang phía tây bắc, Việt Mam phía đông, tỉnh Khammouan phía nam, và Thái Lan về phía tây.
Khammouan tiếp giáp với tỉnh Bolikhamsai ở phía bắc và phía tây bắc, Việt Nam ở phía đông, tỉnh Savannakhet về phía nam và Thái Lan về phía tây.
Savannakhet giáp tỉnh Khammuane về phía bắc, tỉnh Saravane về phía nam, Việt Nam về phía đông và Thái Lan về phía tây. Cầu Hữu Nghị nối tỉnh này với tỉnh Mukdahan của Thái Lan và với Quảng Trị qua đường 9 thuộc Hành lang kinh tế Đông – Tây.
Salavan tiếp giáp với tỉnh Savannakhet ở phía bắc, Viet Mam ở phía đông, tỉnh Sekong ở phía đông nam, tỉnh Champasak về phía nam và Thái Lan phía tây.
Champasack có phía bắc giáp tỉnh Salavan, giáp tỉnh Sekong về phía đông bắc, tỉnh Attapeu về phía đông, Campuchia về phía Nam và Thái Lan phía tây.
Xekong là tỉnh có phần lớn địa hình nằm trên bình nguyên Baloven giáp với các tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên - Huế của Việt Nam ở phía Đông, tỉnh Chapasack ở phía tây, tỉnh Attapeu ở phía nam.
Attapeu (A Ta Pư) là một tỉnh nằm ở phía nam của Lào; phía bắc giáp với tỉnh Sekong; phía tây giáp với tỉnh Champassak; phía đông giáp với dãy Trường Sơn. Tỉnh có 5 “muang” là Samakkixay, Xaysetha, Sanamxay, Sanxay và Phouvong.
II. Nên đi du lịch tỉnh nào tại đất nước Triệu Voi?
Mỗi tỉnh tại Lào đều có những điều thú vị riêng biệt thu hút du khách ghé thăm, trong đó có 7 khu vực du lịch chính, bao gồm các tỉnh là: tỉnh và thủ đô Vientiane, Xiengkhoang, Luang Phabang, Khammuane, Savanakhet và Champasak.
1. Thủ đô Vientiane
Với hơn 1400 ngôi chùa to nhỏ khác nhau, quả thật không sai khi nói xứ Lào là xứ Chùa. Thủ đô Vientiane của người Lào mang nét nghệ thuật Phật giáo tuyệt vời, những ngôi đền với kiến trúc độc đáo duyên dáng với những khu vườn xanh tươi xinh xắn. Trong thành phố vẫn còn lại những di sản của từ thời thực dân Pháp, vì nơi đây đã từng là một phần của Đông Dương nơi Pháp từng cai trị.
Các đại điểm du lịch, tham quan không thể thiếu khi nhắc đến thủ đô của đất nước Triệu Voi phải kể đến như: Pha That Luang, Chùa Phra Keo (Ho Phra Kaew), Chùa Sisaket, Vườn Chư Phật, Khải Hoàn Môn Patuxay (Anou Savary), Bảo tàng Quốc gia Lào...
2. Tỉnh Vientiane
Có rất nhiều hang động trong tỉnh, đặc biệt là ở khu vực Vang Vieng. Đáng chú ý là các hang như Patang, Patho Nokham, Vangxang và Tham Chang. Vang Vieng có một số chùa Phật giáo xây dựng từ thế kỷ 16 và 17; trong đó có chùa Wat Si Vieng Song (Wat That), Wat Kang và Wat Si Sum.
Ngoài ra, hoạt động bơi thuyền kayak trên sông Nam Song, sông Nam Ngum và sông Nam Lik cũng rất hấp dẫn và thú vị khi đưa du khách đi qua nhiều ngôi làng nhỏ nhắn, bình yên ven sông. Và còn có rất nhiều điều hấp dẫn hơn nữa đang chờ đón bạn tại tình thành xinh đẹp, bình dị này.
3. Luang Phabang
Luang Prabang là cố đô của Lan Xang (vương quốc Triệu Voi) trước đây và là một trong những thành phố lâu đời nhất ở Lào, được thành lập khoảng 1.200 năm trước.
Cố đô Luang Prabang là địa danh nổi tiếng nhất của tỉnh nó trở thành Di sản thế giới vào năm 1995. Theo một truyền thuyết, Đức Phật đã đến thăm nơi này và dự đoán rằng nó sẽ trở thành một thành phố giàu có và thịnh vượng. Chính vì thế mà vào những thế kỷ sau đó, nó đã trở thành thủ đô của Vương quốc Lan Xang, và là trung tâm của Phật giáo. Thành phố phát triển với các khu hành chính hoàng gia cùng với các đền thờ và tu viện.
Có một số ngôi chùa đáng tham quan nằm trong địa bàn cố đô như chùa Wat Kili, Wat Sibounheuang, Wat Sop Sickharam, Wat Sene, Wat Wisunarat, Wat Xieng Mouane, Wat Siphoutthabath, Wat Chomphet, hay Wat Xieng Thong...
Bảo tàng Quốc gia, được xây dựng năm 1904, có các hiện vật các hiện vật tôn giáo của hoàng gia trưng bày ở lối vào, cũng như một viên "thiên thạch" từ mặt trăng.
Lễ hội Bun Pi Mai diễn ra vào tháng 4 để chào mừng năm mới của Lào là một dịp lễ lớn tại Luang Phabang mà du khách rất nên tham gia nếu đi du lịch Lào vào đúng thời gian này.
4. Xiengkhoang
Có nhiều danh thắng nổi tiếng trong tỉnh Xiengkhoang. Tổng cục du lịch của Lào đã liệt kê 63 danh thắng, trong đó có 32 danh thắng tự nhiên, 18 địa danh văn hoá và 13 di tích lịch sử.
Địa danh nổi bật nhất và nổi tiếng là Cánh đồng Chum bao gồm các hũ đá lớn có chiều cao thay đổi từ 1m - 3m. Chúng được tìm thấy khắp tỉnh tại nhiều địa điểm trên khắp các tỉnh với số lượng khoảng 300 chiếc ở mỗi địa điểm. Các nghiên cứu khảo cổ học đã được thực hiện ở nhiều địa điểm, cho thấy đó là các nghĩa địa của thời kỳ đồ đồng và đồ sắt, với niên đại từ 2.000 năm đến 2.500 năm.
Muang Khoun là Vương Phủ của một Vương Quốc cổ đại thế kỷ 14. Nó bị phá hủy trong cuộc chiến tranh Đông Dương hiện còn lưu giữ tàn tích của một bức tường đá với vòm cổng bằng gạch, các di tích của chế độ thuộc địa của Pháp, một tượng Phật lớn, trụ cột và các phần tường ngắn của Chùa Wat Phia Wat (được xây dựng năm 1564).
5. Khammuane
Thakhek, thủ phủ của tỉnh, nằm dọc theo bờ sông Mê Công là địa điểm du lịch quan trọng nhất của tỉnh Khammuane. Du lịch ở Thakhet không giống như ở Luang Phabang hay Vientiane với cả một hệ thống những ngôi chùa lớn mà chỉ gồm những công trình kiến trúc từ thời thực dân Pháp và những thắng cảnh thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp.
Hầu hết các cảnh đẹp cũng như thắng cảnh du khách có thể đến tham quan ở Thakhet gồm những cảnh quan thiên nhiên và nhân tạo kỳ thú như hang động Tham Khoun Xe, Tham Kong Lor, thác nước Tad Nam Khengkam, viện bảo tàng Khammouane, chùa Wat Si Khottabong, đền cổ Wat Pha Sokkhamsene, That Sikhottabong, thị trấn Lak Sao trù phú,...
6. Savanakhet
Savanakhet là một trong những tỉnh có nhiều địa điểm du lịch tại xứ sở Triệu Voi. Đi tour Lào du khách có thể đến Savanakhet tham quan và thưởng ngoạn tại một số điểm đến hấp dẫn ở nơi đây. Đó là tháp Ing Hang - điểm hành hương thứ 2 sau Wat Phu, là Wat Sainyaphum – ngôi chùa cổ nguy nga, nhà đá Heuan Hinh – ngôi nhà được được xây dựng lên hoàn toàn bằng đá nguyên khối hay bảo tàng Dinosaur - nơi trưng bày vũ khí và những hình ảnh kí ức của một thời vang bóng oanh liệt chống Mỹ của nước Lào...
Tại Savanakhet bạn còn được thưởng thức món gà Savanakhet trứ danh với hương vị thơm ngon, cay nồng, chua chua ngọt ngọt hấp dẫn mọi thực khách.
7. Champasak
Ở Champasak có khoảng 20 ngôi chùa. Trong đó nổi bật nhất là Wat Phou - di tích một quần thể đền thờ Khmer ở Nam Lào. Wat Phou tọa lạc dưới chân núi Phu Cao, tỉnh Champasak. Theo các nhà sử học, Wat Phou là đền thờ xưa nhất ở Lào, từng là trung tâm của đạo Hindu, thờ thần Shiva. Đến thế kỷ 13, Wat Phou trở thành đền thờ Phật và tồn tại cho đến ngày nay, trở thành một trong những nơi lưu giữ các giá trị về lịch sử và văn hóa Lào.
Được mệnh danh là Niagara đặc biệt của châu Á, thác Khone Phapheng lớn nhất của vùng Đông Nam Á là nơi nối hai bờ của sông Mekong với 2 tỉnh Champasak và Strung Treng của Campuchia. Nước cuồn cuộn chảy, tung bọt trắng xoá, tiếng thác ầm vang từ trên cao đổ xuống, những cánh rừng bạt ngàn hai bên bờ là những gì bạn sẽ được chiêm ngưỡng và cảm nhận khi đến với thác nước này ở tỉnh Champasak.
Như vậy, qua bài viết này bạn đã biết “Lào có bao nhiêu tỉnh” và “nên đi du lịch tỉnh nào tại Lào” rồi phải không nào. Các bạn nhớ lưu lại để dành khám phá trong chuyếntour du lịch Làosắp tới của mình nha. Và đừng quên cập nhật thường xuyên các chương trình du lịch Lào từ Hà Nộiđể không bỏ lỡ các tour du lịch Lào giá rẻ cùng lịch trình hấp dẫn tại Cattour nhé!
Xem thêm:
Bật mí kinh nghiệm đi tour du lịch Lào từ Hà Nội chỉ với 7 triệu đồng Điểm danh những cái tên “siêu hot’ khi đi du lịch Viêng Chăn Giải đáp “hết sạch” thắc mắc đi du lịch Lào 3 ngày 2 đêm có gì chơi?
Đoàn Thư / Cattour.vn - Ảnh: Internet
Từ khóa » Các Tỉnh Bắc Lào
-
Địa Lý Lào – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tỉnh (Lào) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Công An Các Tỉnh Bắc Lào Hỗ Trợ Việt Nam Phòng, Chống Covid-19
-
Các Tỉnh Bắc Lào - Báo Nhân Dân
-
Các Tỉnh Bắc Lào - Tin Tức Cập Nhật Mới Nhất Tại
-
Các Tỉnh Bắc Lào | LAODONG.VN
-
Việt Nam-Lào: Quảng Ninh Tăng Cường Hợp Tác Với Ba Tỉnh Bắc Lào
-
Khánh Thành Ngôi Nhà Chung Của Cộng đồng Người Việt Tại Bắc Lào
-
Tỉnh Lai Châu Hội đàm Với 2 Tỉnh Bắc Lào
-
Quảng Ninh Và 3 Tỉnh Bắc Lào đẩy Mạnh Hợp Tác Toàn Diện - VOV
-
Các Tỉnh Bắc Lào ảnh Hưởng Nghiêm Trọng Bởi Mưa Lũ
-
Hội Nghị Triển Khai Hợp Tác Giữa Quảng Ninh Với 3 Tỉnh Bắc Lào
-
Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Cho Các Tỉnh Bắc Lào - Báo Sơn La