Dịch Giả Trịnh Lữ: “Triết Lý Hay Nhận định, Nhiều Khi Chỉ để Lừa Nhau
Có thể bạn quan tâm
Thân thiết với tiếng mẹ đẻ trước khi bước vào dịch thuật
Luôn có rất nhiều phẩm chất cần có trong mỗi công việc khác nhau, dịch thuật cũng thế. Đối với dịch giả Trịnh Lữ, bác quan niệm hãy luôn hiểu vì sao mình thích dịch. Cũng như phải thân thiết với tiếng mẹ đẻ của mình, để có thể nghĩ và diễn đạt bằng nó từ một ngôn ngữ khác.
Nếu chỉ thích những thứ tiếng khác, nằm mơ bằng một ngôn ngữ khác ngoài tiếng Việt, dịch giả Trịnh Lữ cho rằng sẽ rất khó để dịch thuật tốt. Phải nằm mơ bằng tiếng Việt, thấy cái gì hay thì nói lại bằng tiếng Việt, yêu tiếng nước mình và thực hành với nó, mới có thể là một dịch giả tốt.
Nhà văn Italo Calvino trong tác phẩm “Nếu một đêm đông có người lữ khách” đã từng nói đại ý là, một tác phẩm mà khi bước ra khỏi tác giả, thì nên được sống cuộc đời của riêng nó. Khi đó, dịch giả là người cho tác phẩm đời sống thứ hai của mình. Đồng tình với quan điểm này, dịch giả Trịnh Lữ cũng chia sẻ, cái vỏ của chữ nghĩa không quan trọng, quan trọng nhất là tố chất, nội dung của một tác phẩm.
Bác thường không bao giờ đọc hết cả tác phẩm trước khi dịch. Vì như thế sẽ đánh mất sự hồi hộp của câu chuyện. Để chọn lựa cho mình một cuốn sách phù hợp khi bắt đầu dịch, bác thường xem qua rất nhanh, sau đó đọc đến đâu thì dịch đến đấy. Đó cũng là cách để giữ lại sự hồi hộp trọn vẹn cho một dịch giả, cùng với đó, bởi vì cảm xúc tươi mới nên ngôn ngữ sử dụng cũng sẽ khác đi và không bị sáo mòn.
Sách mà cứ đọc đi đọc lại thì sẽ nhanh chán. Đọc rồi lại tra cứu quá nhiều thì sẽ giống văn kiện. Nếu như dịch văn kiện hay luật pháp, tư liệu, bác Trịnh Lữ cho rằng có thể làm như thế được, còn dịch văn chương không nên như vậy. Văn chương hấp dẫn ở chỗ bất ngờ, tò mò và mới mẻ, sáng tạo đối với mỗi người.
Cuối cùng, dịch giả Trịnh Lữ cho rằng, một người dịch thuật còn cần ý thức được cái nào mình có thể dịch tốt, đồng thời phải trang bị đầy đủ những kiến thức nền tảng về lĩnh vực mình muốn chuyển ngữ.
Giống như một người dịch văn học sẽ rất khó dịch tốt thơ ca hay triết học. Đó là những thứ cần tiếp cận ở một góc nhìn khác, hiểu biết khác. Hay cũng có những thứ, nó chỉ đẹp ở một ngôn ngữ nhất định, không nên cố gắng ôm đồm tất cả lĩnh vực, như thế sẽ rất nhanh bị đuối sức và xuống sức.
Từ khóa » Tranh Trịnh Lữ
-
'Vẽ Gì Cũng Là Tự Hoạ' Của Trịnh Lữ - Vietnamnet
-
Họa Sĩ Trịnh Lữ: Họa Mình Trong Tranh - Báo Phụ Nữ
-
Trịnh Lữ “vẽ Gì Cũng Là Tự Họa“: Của Tin Còn Một Chút Này Làm Ghi
-
Tranh Cực Thực Gây Nhiều Sửng Sốt Của Họa Sĩ, Dịch Giả Trịnh Lữ
-
Họa Sĩ Trịnh Lữ: Vẽ Gì Cũng Là Tự Họa - Báo Đồng Nai
-
Hương Vị Tết Hà Nội Trong Tranh Trịnh Lữ
-
Tranh Phấn Màu "Phạm Long"- Họa Sĩ Trịnh Lữ - Vanvi Gallery
-
Trịnh Lữ Nói Về 60 Năm Cuộc đời Trong Vẽ Gì Cũng Là Tự Họa | Sách Hay
-
'Vẽ Gì Cũng Là Tự Họa' - 60 Năm Cuộc đời đi Vẽ Của Họa Sĩ Trịnh Lữ
-
Trịnh Lữ Ra Mắt Sách 'Vẽ Gì Cũng Là Tự Họa' - VnExpress
-
Trịnh Lữ, Kẻ Tài Hoa
-
Trịnh Lữ: Vẽ Gì Cũng Là Tự Họa
-
Họa Sĩ Trịnh Lữ: Vẽ Bằng Niềm đam Mê - Công An Nhân Dân