Dịch Thuật: Thú Vị Của Học Vấn - Huỳnh Chương Hưng

HomeNghiên Cứu - Dịch Thuật Dịch thuật: Thú vị của học vấn THÚ VỊ CỦA HỌC VẤN Tôi là người chủ trương chủ nghĩa thú vị, nếu dùng hoá học hoá phân (1) con người Lương Khải Siêu 梁啟超, đem nguyên tố (2) có ở trong đầu gọi là “thú vị” 趣味 lấy ra, chỉ sợ những gì còn dư lại chỉ là cái lẻ. Tôi cho rằng phàm là con người thường sống trong thú vị thì cuộc sống mới có giá trị, nếu mấy chục năm chỉ khóc than, thế thì cuộc sống trở thành sa mạc. Người Trung Quốc khi gặp nhau thường dùng câu: Dạo này tiêu khiển như thế nào? Câu này tôi nghe đã chán. Ý nghĩa trong câu nói dường như trong cuộc sống không kiên nhẫn chịu khó, mấy chục năm qua không có cách, miễn cưỡng tìm một vài việc để tiêu khiển. Một người nếu sống trong trạng thái đó, chi bằng sớm nhảy xuống biển. Tôi cảm thấy mọi vật mọi việc trong thiên hạ đều có thú vị, chỉ hiềm một ngày 24 tiếng đồng hồ không thể thành 48 tiếng, không đủ để hưởng dụng. Tôi quanh năm suốt tháng không phút nào nghỉ ngơi, hỏi tôi bận việc gì, việc mà tôi bận đó chính là sự thú vị của mình, tôi cho rằng đó mới là cuộc sống hợp lí nhất của đời người, tôi cũng thường muốn vận động người khác học theo cuộc sống này của tôi. Phàm thuộc về thú vị, tôi thừa nhận nó là tốt. Nhưng làm sao mới xem đó là thú vị? không thể không chú thích. Tôi nói: “Phàm một việc cứ làm nếu không sản sinh kết quả tương phản với thú vị thì việc đó có thể là chủ thể của thú vị.” Đánh bạc có thú vị không? Thua mất, thì thế nào? Uống rượu có thú vị không? Phát bệnh, thì thế nào? Làm quan có thú vị không? Khi không có được quan để làm, thì thế nào? ….. Như những việc đó tuy trong một thời gian ngắn dường như có thú vị nhưng kết thúc sẽ như câu tục ngữ: “những thứ chả thú vị gì cùng đến.” Cho nên chúng ta không thể thừa nhận nó là thú vị. Phàm tính chất của thú vị luôn lấy thú vị mở đầu, lấy thú vị kết thúc, cho nên cái mà có thể làm chủ thể thú vị, thì chẳng gì như mấy điều dưới đây - Lao động - Vui chơi - Nghệ thuật - Học vấn Các vị nghe lời tôi chớ có hiểu lầm, cho rằng tôi lấy quan niệm đạo đức để lựa chọn thú vị. Tôi không hỏi “đức” hay không “đức”, chỉ hỏi “thú” hay không “thú”. Tôi không hề nhân vì đánh bạc không đạo đức mới bài xích đánh bạc; mà là nhân vì bản chất của đánh bạc là không thú vị, không có thú vị sẽ phá hoại chủ thể thú vị của ta cho nên mới bài xích đánh bạc. Tôi không hề nhân vị học vấn là đạo đức mới đề xướng học vấn; mà là nhân vì bản chất của học vấn có thể lấy thú vị mở đầu, lấy thú vị kết thúc, hợp với điều kiện chủ thể thú vị của ta, cho nên mới đề xướng học vấn. Thú vị của học vấn là như thế nào? Câu này tôi không thể trả lời. Phàm thú vị luôn tự mình lĩnh hội; bản thân mình chưa từng lĩnh hội, người bên cạnh không có cách gì nói cho anh. Lời nhà Phật có nói: Như nhân ẩm thuỷ, lãnh noãn tự tri (3) 如人飲水, 冷暖自知 (Như người uống nước, nóng hay lạnh tự mình biết lấy) Các vị hỏi tôi nước này nóng lạnh ra sao, tôi đem những hình dung từ có được nói ra hết cũng không thể khiến các vị hình dung, trừ phi chính các vị uống một ngụm. Đề bài này của tôi là Thú vị của học vấn, hoàn toàn không phải muốn nói học vấn có thú vị như thế này, như thế này, mà chỉ muốn nói làm thế nào để nếm được thú vị của học vấn. (còn tiếp) CHÚ CỦA NGUYÊN TÁC (1)- Hoá học hoá phân 化學化分: Hoá học là môn khoa học nghiên cứu sự tổ thành và biến hoá của vật chất. Hoá phân là dùng một loại vật chất biến thành hai loại vật chất dị tính trở lên, còn gọi là phân giải. (2)- Nguyên tố 原素: phàm một loại vật chất mà ngày nay vẫn chưa thể dùng bất kì phương pháp hoá học nào đem nó phân giải thành nhiều vật chất giản đơn hơn thì gọi đó là nguyên tố. (3)- Như nhân ẩm thuỷ, lãnh noãn tự tri 如人飲水, 冷暖自知: câu này trong Truyền đăng lục – Mông Sơn Đạo Minh chương 傳燈錄 - 蒙山道明章. Ý nghĩa là giống như người uống nước, lạnh hay nóng chỉ có người uống mới tự biết. Huỳnh Chương Hưng Quy Nhơn 25/12/2013 Nguyên tác Trung văn HỌC VẤN CHI THÚ VỊ 學問之趣味 Trong quyển ẨM BĂNG THẤT TOÀN TẬP 飲氷室全集 Tác giả: Lương Khải Siêu 梁啟超 Văn hoá đồ thư công ti ấn hành Thư Mục: Nghiên Cứu - Dịch Thuật Previous Post Next Post

Chia Sẻ

Bài Xem Nhiều Nhất

Dịch thuật: Cách tính giờ của người Trung Quốc cổ đại

Nguồn gốc danh, tự và hiệu của Trịnh Bản Kiều

Dịch thuật: Trong như tiếng hạc bay qua (481) ("Truyện Kiều")

Dịch thuật: Nguồn gốc cụm từ "cửu ngũ chí tôn"

Dịch thuật: Làn thu thuỷ, nét xuân sơn (25) ("Truyện Kiều")

Bài Đăng Mới Nhất

Thư Mục

  • Album Ảnh
  • Câu Đối
  • Nghiên Cứu - Dịch Thuật
  • Sáng Tác
  • Thư Pháp
  • Tranh Vẽ
  • Videos
free counters

Tổng Số Lượt Xem

Biểu mẫu liên hệ

Từ khóa » Như Nhân ẩm Thủy Lãnh Noãn Tự Tri