Dịch Vụ Xin Giấy Phép Xuất Bản Sách Mới Nhất Năm 2021 - Luật Sư X

Xin giấy phép xuất bản sách là nhu cầu của nhiều doanh nghiệp, cá nhân khi mong muốn đưa sách ra thị trường. Tuy nhiên, thủ tục xin giấy phép này thì không phải ai cũng biết. Chính vì vậy, Luật sư X hân hạnh cung cấp dịch vụ xin giấy phép xuất bản sách tới quý khách.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Xuất bản năm 2012

Nội dung tư vấn

Thủ tục xin giấy phép xuất bản sách

Xuất bản được hiểu là việc tổ chức, khai thác bản thảo, biên tập thành bản mẫu để in và phát hành; hoặc để phát hành trực tiếp qua các phương tiện điện tử. Nói một cách khác, để một cuốn sách trước khi được thương mại hoá, chủ sở hữu cần phải thực hiện các thủ tục xin cấp phép; để kiểm duyệt nội dung tránh vi phạm những điều cấm của pháp luật và đạo đức xã hội. Tại Việt Nam, việc phát hành sách được hiểu là tặng, cho, mua, bán, chuyển nhượng…; vì vậy, sách dù lưu hành nội bộ vẫn cần phải xin cấp phép.

Vậy thủ tục xin giấy phép xuất bản sách như thế nào?

Theo kinh nghiệm khi cung cấp dịch vụ xin giấy phép xuất bản sách thì thủ tục sẽ được thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Tìm nhà xuất bản phù hợp

Theo số liệu thì tại Việt Nam hiện nay có khoảng 80 nhà xuất bản. Theo quy định pháp luật thì mỗi nhà xuất bản sẽ có những tôn chỉ mục đích riêng; nên mỗi cuốn sách sẽ phải tìm những nhà xuất bản phù hợp. Ngoài ra, việc sách được nhà xuất bản nào “đỡ đầu” cũng là một điều mà khách hàng sẽ nhìn vào và đánh giá chất lượng.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ hợp lệ

Nhà xuất bản được coi là những “đại diện“, “đại lý” của Bộ Văn hoá, thể thao và du lịch để cấp giấy phép xuất bản sách. Thử tưởng tượng rằng hàng ngày có hàng nghìn cuốn sách nộp hồ sơ xin giấy phép; cơ quan quản lý sẽ không đủ nhân sự để kiểm duyệt; nên sẽ phải thông qua bộ máy biên tập, thẩm định của những nhà xuất bản. Khi đó nhà xuất bản chính là đơn vị đứng ra chịu trách nhiệm rà soát nội dung; đề xuất bản thảo và chịu trách nhiệm khi có sai sót với cơ quan quản lý nhà nước.

Chủ sách hoặc luật sư của mình sẽ trực tiếp làm việc với nhà xuất bản để trình bản thảo; cơ bản bao gồm những thông tin sau:

  • Tên tác phẩm;
  • Tên tác giả (dịch giả, nếu là sách dịch phải có bản quyền);
  • Nội dung tóm tắt tác phẩm;
  • Số trang;
  • Khuôn khổ;
  • Lần xuất bản;
  • Số lượng in;
  • Thông tin về đối tác đăng ký (Họ và tên, địa chỉ, số điện thoại, email. Thông tin này chỉ cần gửi một lần duy nhất);
  • Dự kiến in tại nhà in;

Ngoài ra, tác giả cũng cần chuẩn bị và đăng ký bản quyền sách để chứng minh mình sở hữu và là tác giả của tác phẩm này.

Bước 3: Kiểm duyệt và thiết kế

Nhà xuất bản sẽ phân công nhân sự để tiến hành thẩm định nội dung cuốn sách và đồng ý cấp giấy phép xuất bản. Sau khi được cấp giấy phép xuất bản sách, dữ liệu cuốn sách được đánh máy; và trình bày lại theo khổ sách được chọn in để in ra; và chuyển đến nhà in theo số lượng đã được đăng ký in trước đó.

Trong thời gian in ấn, một công việc quan trọng không kém đó là tiến hành thiết kế bìa sao cho phù hợp với quy định của pháp luật và ấn phẩm.

Bước 4: Lưu chiểu và phát hành sách

Sách sau khi được in ra, được kiểm tra chất lượng sẽ phải nộp lưu chiểu lên Nhà xuất bản sách; sau thời hạn ít nhất 07 ngày sách không phát sinh có vấn đề gì thì nhà xuất bản có lệnh phát hành sách; khi đó sách mới được phát hành.

Dịch vụ xin giấy phép xuất bản sách

Luật sư X là đơn vị chuyên nghiệp, có quan hệ với nhiều nhà xuất bản; để đại diện cung cấp dịch vụ xin giấy phép xuất bản sách cho khách hàng phù hợp với nội dung từng cuốn sách khác nhau. Khi sử dụng dịch vụ này, quý khách sẽ được:

  • Tư vấn chi tiết về thủ tục, quy trình xuất bản sách;
  • Soạn thảo toàn bộ hồ sơ hợp lệ;
  • Nộp, đại diện nhận kết quả;
  • Bàn giao, lưu chiểu, hỗ trợ nhà in.

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833 102 102

Câu hỏi thường gặp

Những tác phẩm nào phải thẩm định nội dung trước khi tái bản?

Tác phẩm, tài liệu sau đây nếu nội dung có dấu hiệu vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này thì nhà xuất bản phải tổ chức thẩm định trước khi đăng ký xuất bản để tái bản: 1. Tác phẩm, tài liệu xuất bản trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945; tác phẩm, tài liệu xuất bản từ năm 1945 đến năm 1954 trong vùng bị tạm chiếm; 2. Tác phẩm, tài liệu xuất bản từ năm 1954 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 ở miền Nam Việt Nam không do Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cho phép; 3. Tác phẩm, tài liệu xuất bản ở nước ngoài.

Những hành vi bị cấm trong hoạt động xuất bản là gì?

Điều 10 Luật Xuất bản và Điều 9 Nghị định 60/2014/NĐ-CP quy định: 1. Chế bản, in, gia công sau in hoặc photocopy sản phẩm in, giấy tờ khác có nội dung sau đây: a) Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; b) Tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược, chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa li khai, gây hận thù, chia rẽ giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục; c) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định; d) Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc; sử dụng hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân. 2. Cơ sở in, cơ sở dịch vụ photocopy hoạt động nhưng không có giấy phép hoạt động in, không đăng ký hoạt động, không khai báo hoạt động theo quy định của Nghị định này. 3. Lợi dụng hoạt động chế bản, in, gia công sau in, photocopy để tạo ra, phát tán trái phép sản phẩm in có nội dung vi phạm Khoản 1 Điều này; làm giả giấy tờ của cơ quan nhà nước; trực tiếp hoặc gián tiếp sản xuất hàng giả. 4. Chế bản, in, gia công sau in, photocopy vi phạm các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ hoặc xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. 5. Sử dụng thiết bị in phục vụ nội bộ để tạo ra sản phẩm in nhằm mục đích kinh doanh. 6. Sản xuất, nhập khẩu thiết bị in trái quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Các hành vi khác có liên quan bị cấm theo quy định của pháp luật.

Điều kiện hoạt động phát hành xuất bản phẩm đối với cơ sở phát hành là doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập là gì?

a) Người đứng đầu cơ sở phát hành phải thường trú tại Việt Nam; có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ về phát hành xuất bản phẩm do cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chuyên ngành phát hành xuất bản phẩm cấp; b) Có một trong các loại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật; c) Có địa điểm kinh doanh xuất bản phẩm.

5/5 - (3 bình chọn)

Từ khóa » Cách đăng Ký Xuất Bản Sách