Thủ Tục đăng Ký Xuất Bản Sách - Luật Long Phan
Có thể bạn quan tâm
Thủ tục đăng ký xuất bản sách là thủ tục được thực hiện trước khi tác phẩm được xuất bản – in ấn – phát hành đến với công chúng. Đây không chỉ là một bước cần thiết mà nó bắt buộc đối với mọi tác phẩm trước khi xuất bản. Vậy thủ tục đăng ký xuất bản sách như thế nào? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của Luật Long Phan PMT để hiểu rõ hơn.
>>> Xem thêm:Thủ tục đăng ký lưu hành thuốc
Mục Lục
- 1 Đối tượng thực hiện thủ tục xuất bản
- 2 Thành phần hồ sơ đăng ký xuất bản sách
- 3 Trình tự, thủ tục giải quyết
- 4 Thiết kế mẫu mã và in ấn
- 5 Thủ tục nộp lưu chiểu
- 6 Lưu ý về bản quyền đối với sách đã xuất bản
Đối tượng thực hiện thủ tục xuất bản
Luật Xuất Bản hiện hành quy định trước khi xuất bản tác phẩm, tài liệu hoặc tái bản xuất bản phẩm, nhà xuất bản phải đăng ký xuất bản với Bộ Thông tin và Truyền thông.
Như vậy, pháp luật quy định nhà xuất bản là chủ thể phải thực hiện thủ tục xuất bản. Đồng thời, tại Điều 12 Luật Xuất bản 2012 quy định các đối tượng được thành lập nhà xuất bản, gồm:
- Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương và cấp tỉnh;
- Đơn vị sự nghiệp công lập ở trung ương, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp ở trung ương trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và tài liệu khoa học, học thuật.
Thành phần hồ sơ đăng ký xuất bản sách
Điều 10 Nghị định 195/2013/NĐ-CP và Thông tư 01/2020/TT-BTTTT quy định, hồ sơ đăng ký xuất bản gồm có:
- Bản đăng ký, trong đó có tóm tắt về đề tài, chủ đề và nội dung của từng tác phẩm, tài liệu đăng ký xuất bản, xuất bản phẩm đăng ký tái bản, các thông tin khác theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định;
- Văn bản thẩm định nội dung đối với tác phẩm, tài liệu thuộc loại phải thẩm định
>>> Xem thêm: Thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu
Trình tự, thủ tục giải quyết
Theo Điều 22 Luật Xuất bản 2012, Nghị định 195/2013/NĐ-CP và Thông tư 01/2020/TT-BTTTT quy định:
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký xuất bản, Bộ Thông tin và Truyền thông phải xác nhận đăng ký xuất bản bằng văn bản, cấp số xác nhận đăng ký xuất bản từng tác phẩm, tài liệu hoặc xuất bản phẩm tái bản và cấp mã số sách tiêu chuẩn quốc tế (ISBN); trường hợp không xác nhận đăng ký phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
- Trong quá trình xác nhận đăng ký, Bộ Thông tin và Truyền thông có quyền yêu cầu nhà xuất bản thẩm định hoặc giải trình về tác phẩm, tài liệu đăng ký xuất bản, xuất bản phẩm đăng ký tái bản để xác nhận đăng ký.
- Văn bản xác nhận đăng ký xuất bản là căn cứ để nhà xuất bản ra quyết định xuất bản và có giá trị đến hết ngày 31 tháng 12 của năm xác nhận đăng ký.
Thiết kế mẫu mã và in ấn
Các thông tin, hình ảnh trên bìa sách rất quan trọng, mọi ấn tượng ban đầu đều được thể hiện qua bìa sách. Vì vậy mẫu mã, thiết kế trang bìa rất được chú trọng. Tuy nhiên, khi thiết kế mẫu mã của sách, phải tuân thủ các quy định tại Điều 27 Luật Xuất bản 2012 và Điều 11 Thông tư 01/2020/TT-BTTTT. Cụ thể như:
- Tên sách, tên tác giả hoặc người biên soạn, người chủ biên (nếu có), tên nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản;…
- Tên và địa chỉ của tổ chức, họ tên cá nhân liên kết xuất bản (nếu có); năm xuất bản, số thứ tự của tập; đối với sách dịch, phải ghi tên nguyên bản; nếu dịch từ ngôn ngữ khác với ngôn ngữ nguyên bản thì phải ghi rõ dịch từ ngôn ngữ nào;…
- Họ tên và chức danh của tổng giám đốc chịu trách nhiệm xuất bản, tổng biên tập chịu trách nhiệm nội dung, biên tập viên; khuôn khổ sách, số xác nhận đăng ký xuất bản, số quyết định xuất bản của tổng giám đốc nhà xuất bản,…
- Họ tên người trình bày, minh họa; người biên tập kỹ thuật, người sửa bản in; số lượng in; tên và địa chỉ cơ sở in; thời gian nộp lưu chiểu; mã số sách tiêu chuẩn quốc tế (ISBN).
Đối với việc in ấn phải tuân thủ quy định tại Chương 3 Luật Xuất bản 2012, lưu ý:
- Cơ sở in chỉ được in sách sau khi được cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm.
- Việc nhận in phải có hợp đồng theo quy định của pháp luật giữa cơ sở in với nhà xuất bản.
- Số lượng sách được in phải được thể hiện trong hợp đồng và phải phù hợp với quyết định xuất bản.
Thủ tục nộp lưu chiểu
Căn cứ tại Điều 28 Luật Xuất bản 2012, Điều 12 Thông tư 01/2020/TT-BTTTT,
- Tất cả xuất bản phẩm phải nộp lưu chiểu cho cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản chậm nhất là 10 ngày trước khi phát hành. Nộp qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp đến Cục Xuất bản, In và Phát hành, Sở, Thư viện Quốc gia Việt Nam.
- Việc nộp lưu chiểu xuất bản phẩm được thực hiện theo quy định sau đây:
- Nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép xuất bản phải nộp ba bản cho Bộ Thông tin và Truyền thông; trường hợp số lượng in dưới ba trăm bản thì nộp hai bản;
- Cơ quan, tổ chức được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép xuất bản phải nộp hai bản cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và một bản cho Bộ Thông tin và Truyền thông; trường hợp số lượng in dưới ba trăm bản thì nộp một bản cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, một bản cho Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Đối với sách tái bản không sửa chữa, bổ sung thì nộp một bản cho Bộ Thông tin và Truyền thông; trường hợp có sửa chữa, bổ sung thì thực hiện theo các quy định trên.
- Sách có nội dung thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật thì chỉ nộp tờ khai lưu chiểu.
Lưu ý về bản quyền đối với sách đã xuất bản
Điều 21 Luật Xuất bản 2012 quy định về Quyền tác giả trong lĩnh vực tác giả, theo đó việc xuất bản tác phẩm, tài liệu và tái bản xuất bản phẩm chỉ được thực hiện sau khi có văn bản chấp thuận của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định của pháp luật.
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành (2005):
- Quyền tác giả đối với tác phẩm bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.
- Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản.
- Quyền tác giả được bảo hộ và có thời hạn bảo hộ quy định tại Điều 27 Luật này.
- Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm quyền tác giả, các hành vi xâm phạm quyền tác giả tại Điều 28 Luật này thì sẽ bị xử lý.
- Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác thì tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm, có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự.
Như vậy, bản quyền (quyền tác giả) đối với sách sau khi xuất bản sẽ được bảo hộ theo Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành.
>>> Xem thêm: Dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ – nhãn hiệu độc quyền tại TP.HCM
Trên đây là những nội dung hướng dẫn của Công ty Luật Long Phan PMT về thủ tục đăng ký xuất bản sách. Để được biết thêm chi tiết và tư vấn các vấn đề pháp lý một cách chi tiết và kịp thời nhất, bạn đọc vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư Sở hữu trí tuệ và Tư vấn Luật Sở hữu trí tuệ của Công ty Luật Long Phan PMT qua số HOTLINE 1900.63.63.87. Xin cảm ơn!
Từ khóa » Cách đăng Ký Xuất Bản Sách
-
GIẤY PHÉP XUẤT BẢN SÁCH TỰ VIẾT - Luật Trí Minh
-
Thủ Tục Xin Giấy Phép Xuất Bản Sách Như Thế Nào? - Luật Sư X
-
Dịch Vụ Xin Giấy Phép Xuất Bản Sách Mới Nhất Năm 2021 - Luật Sư X
-
Xin Giấy Phép Xuất Bản Sách - Monday VietNam
-
Cấp Giấy Xác Nhận đăng Ký Xuất Bản - Cổng Dịch Vụ Công Quốc Gia
-
Thủ Tục Xin Giấy Phép Xuất Bản, Đăng Ký Bản Quyền Tác Giả
-
Kinh Nghiệm Xin Giấy Phép Xuất Bản Trước Khi In Sách - Sakyprint
-
Thủ Tục đăng Ký Xuất Bản Là Gì? Cấp Giấy Phép Xuất Bản Tài Liệu ...
-
XIN GIẤY PHÉP XUẤT BẢN – THỦ TỤC XUẤT BẢN, IN VÀ PHÁT ...
-
Https://.vn/web/guest/ke-hoach-xuat-ban
-
Thủ Tục Và điều Kiện Thành Lập Công Ty Phát Hành Xuất Bản Phẩm
-
Giấy Phép Phát Hành Xuất Bản Phẩm - Công Ty Luật Việt An
-
Thủ Tục Xin Giấy Phép Xuất Bản, đăng... - Nhà Xuất Bản Sách
-
Đăng Ký Kinh Doanh Phát Hành Sách (xuất Bản Phẩm) - AZLAW