Điếc Không Sợ Súng! - Tiền Phong
Có thể bạn quan tâm
Ông Nguyễn Văn Chiển - Chủ tịch UBND xã Lê Lợi - cho biết: “Xã có 1.700 hộ dân thì 1000 hộ sống bằng nghề buôn gia cầm. Nhờ buôn gà, vịt mà nhiều người đã xây được nhà tầng sắm được nhiều đồ dùng sinh hoạt đắt tiền”.
Từ chợ tự phát đến Trung tâm lớn nhất miền Bắc
Theo ông Chiển thì chợ Hà Vỹ hình thành xuất phát điểm từ việc người dân thôn Hà Vỹ có nghề đi buôn gà vịt và nuôi gà công nghiệp từ cuối những năm 80 của thế kỷ trước.
Đến khoảng năm 1996 đã dần manh nha hình thành chợ buôn bán gia cầm, thủy cầm, người dân các xã xung quanh mang gà vịt nuôi được sang bán cho người dân Hà Vỹ giết mổ rồi đem ra Hà Nội bán.
Từ đó đến nay, cái chợ quê của thôn tự phát vượt lên, trở thành một chợ buôn bán gia cầm, thủy cầm lớn nhất miền Bắc. Hàng ngày gà vịt từ Nghệ An, Bắc Giang, Lạng Sơn... có đợt còn có cả gà Trung Quốc nhập từ biên giới về. Chợ họp từ 6 giờ sáng đến 10 - 11 giờ đêm, có khoảng gần 20.000 con gà, vịt được mua bán tại chợ.
Mỗi ngày có hàng chục xe tải chở gia cầm từ các tỉnh Nghệ An, Bắc Giang, Lạng Sơn… về chợ Hà Vỹ Ảnh: NN |
Chợ Hà Vỹ sầm uất hơn nhiều lần so với chợ Long Biên (Hà Nội). Từng đàn gà, vịt được nhốt, quây trong chợ, kẻ mua người bán rất tấp lập. Xe máy dựng đầy các ngõ dẫn vào khu chợ buôn bán gia cầm, trên xe nào cũng chứa 3, 4 bu gà vịt. Tiếng gia cầm kêu, tiếng người gọi nhau í ới khiến không khí ở chợ tạo thành một thứ âm thanh hỗn tạp .
Ông chủ buôn gia cầm Lê Văn Cầu, than thở: “Mấy hôm nay hàng chậm quá, mọi khi mỗi ngày xuất nhập hàng nghìn con nay vài trăm con cũng khó”.
Còn ông Lê Văn Bảng, một chủ buôn gia cầm khác, cho biết: “Từ hôm tivi, báo chí đưa tin về dịch cúm nhiều và có nguy cơ thành đại dịch thì giá gia cầm tụt một cách thê thảm. Thịt gà công nghiệp từ 15.000 đồng/kg xuống còn 9.000 đồng/kg, thịt ngan từ 32.000 đồng/kg xuống còn 15.000 đồng/kg. Với đà này chắc người chăn nuôi sẽ bỏ nghề hết...”.
Nguy cơ tái phát dịch cao
Thật nguy hiểm, chợ gia cầm Hà Vỹ án ngữ đường vào các xóm của xã, người dân sống ở xã này đã phải sống chung với gà, vịt bởi hàng ngày mọi sinh hoạt của họ đều không thể tách rời mùi phân và lông gà, vịt bay tứ tung. Ai dám chắc trong số gà, vịt ở chợ Hà Vỹ không bị nhiễm H5N1?
Cuối năm 2004 tại thôn Hà Vỹ đã có ổ dịch cúm gia cầm xảy ra tại xã và đã tiêu hủy 16.700 con gia cầm. Ngay sau khi tiêu hủy gia cầm thì chợ Hà Vỹ ngưng buôn bán gia cầm trong vòng 1 tháng. Ở một địa bàn phức tạp như Hà Vỹ gần 1000 hộ buôn gia cầm là gần 1000 lò giết mổ nhỏ trong xã thì nguy cơ tái phát ổ dịch là điều không thể tránh khỏi.
Không thể kiểm soát hết
Đó là khẳng định của ông Nguyễn Văn Chiển. Ông Chiển còn cho biết: “Xã có đặt một trạm kiểm dịch ở đầu xã, trạm này có 5 nhân viên thú y hàng ngày trực 24/24 giờ để kiểm dịch gà, vịt ra vào chợ. Nhưng trong số gà, vịt vào chợ có nhiều con đã vào chợ bằng con đường khác không được kiểm dịch”.
Anh Lê Văn Hải - Cán bộ thú y xã Lê Lợi - đang trực tại chốt kiểm dịch ở đầu chợ Hà Vỹ cũng khẳng định với PV Tiền phong rằng: “Không thể kiểm soát hết được số lượng gà, vịt ra vào chợ, vì nhiều người vẫn tìm cách đi đường khác...”.
Anh Hải cho biết thêm: “Cũng rất khó xử lý những trường hợp như vậy bởi lực lượng quá mỏng. Hàng ngày chỉ nguyên việc đóng dấu kiểm dịch cho số gia cầm đã mổ và phun thuốc khử trùng cho gia cầm vào chợ đã chiếm hết thời gian rồi”.
Nhiều con gà, vịt bị thâm hoặc bị trầy xước không có dấu kiểm dịch, nhưng vẫn được đưa đi tiêu thụ ở Hà Nội. Như vậy, nhiều con gia cầm đã qua giết mổ có biểu hiện của chất lượng thịt không tốt vẫn qua mắt cán bộ kiểm dịch để đến với người tiêu dùng.
Đại dịch cúm gia cầm đang cận kề. Vậy mà việc giết mổ, tiêu thụ gia cầm ở chợ Hà Vỹ vẫn diễn ra sôi động, vượt qua tầm kiểm soát của cơ quan chức năng. Đề nghị các cơ quan chức năng cần vào cuộc sớm để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.
Nhật Ninh
Cần kiên quyết loại bỏ những điểm giết mổ nhỏ Đó là khẳng định của ông Bùi Bá Bổng - Thứ trưởng Bộ NN & PTNT - với PV báo Tiền phong về vấn đề giết mổ, vận chuyển gia cầm. Theo ông Bổng, thật ra không phải chúng ta thiếu văn bản pháp luật, chúng ta có tất cả nhưng mà địa phương chưa quyết tâm chỉ đạo. Bởi họ còn vướng vào tập quán của người dân, buôn bán giết mổ gia cầm là sinh kế của một số người lao động. Vì vậy nhiều địa phương không quyết tâm làm, nếu dẹp các điểm giết mổ nhỏ lẻ sợ rằng đảo lộn đời sống kinh tế của nhiều người. Nhưng nếu chúng ta không kiên quyết với việc này thì rất khó cho công tác phòng chống dịch cúm gia cầm. |
Từ khóa » Hình ảnh điếc Không Sợ Súng
-
Những Người "điếc Không Sợ Súng" Vẫn Tụ Tập Tiệc Tùng - NLD
-
điếc Không Sợ Súng - Wiktionary Tiếng Việt
-
Sắm "bom" Trong Các Cuộc Vui: "Điếc Không Sợ Súng"!
-
Nhiều Người 'điếc Không Sợ Súng' Kéo Nhau Xem Kẻ ôm Lựu đạn Cố Thủ
-
Tin Tức, Video, Hình ảnh Điếc Không Sợ Súng | CafeBiz
-
LÊ ANH HÙNG - KẺ ĐIẾC KHÔNG SỢ SÚNG - Vấn đề đa Chiều
-
"Điếc Không Sợ Súng"! - Hànộimới
-
Công Nghiệp điện ảnh Việt Nam: Điếc Không Sợ Súng? - Tiền Phong
-
'Điếc Không Sợ Súng' - Báo Đại Đoàn Kết
-
Điếc Không Sợ Súng - Báo Công An Đà Nẵng
-
“Điếc Không Sợ Súng” - Báo Cần Thơ Online
-
Điếc Không Sợ Súng?! - Báo Nghệ An
-
"Điếc Không Sợ Súng"! - Báo Đồng Nai điện Tử