Điểm Danh 7 Công Cụ đo Lường Hiệu Quả Marketing 2022 - Tino Group
Có thể bạn quan tâm
Có thể nói, đo lường và theo dõi hiệu quả Marketing chính là nhiệm vụ cốt lõi của các nhà tiếp thị. Từ những kết quả thu nhận được, họ sẽ đánh giá chính xác hơn về mức độ thành công của chiến lược Marketing mình đã triển khai. Tuy nhiên, quy trình đo lường hiệu quả tiếp thị không hề đơn giản, vì chúng cung cấp rất nhiều dữ liệu phức tạp. Trong trường hợp này, sử dụng công cụ đo lường hiệu quả Marketing là giải pháp tối ưu nhất dành cho các doanh nghiệp.
Tìm hiểu về phương thức đo lường hiệu quả Marketing
Thế nào là đo lường hiệu quả Marketing?
Trong chiến dịch Marketing, việc đo lường hiệu quả tiếp thị chính là giải pháp tối ưu nhất để doanh nghiệp điều chỉnh và cải thiện quy trình quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình.
Dựa trên kết quả thu được từ các chỉ số KPI của chiến dịch Marketing, bạn có thể xác định và đo lường các yếu tố hiệu quả và kém hiệu quả. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc điều chỉnh và phân phối lại ngân sách của mình để đạt hiệu quả cao nhất.
Tầm quan trọng của các công cụ đo lường hiệu quả Marketing
Những công cụ đo lường cung cấp các chỉ số quan trọng cho Marketers, Thông qua đó, doanh nghiệp có thể xác định chiến dịch tiếp thị của mình có thành công hay không. Đồng thời, những công cụ này còn hỗ trợ Marketers điều chỉnh chiến dịch trong tương lai sao cho phù hợp xu hướng kinh doanh.
Thông qua các công cụ đo lường, nhóm Marketers sẽ nhận thức được mục tiêu về việc tiếp cận, tương tác, bán hàng và tạo ra khách hàng tiềm năng. Dựa trên kết quả thu nhận được từ công cụ tiếp thị, bạn sẽ nhanh chóng đưa ra các quyết định để điều chỉnh chiến dịch trong thời gian thực.
Cuối cùng, số liệu từ công cụ đo lường là nhân tố giúp Marketers thấy được sự tác động của chiến lược tiếp thị của mình đối với thị trường. Từ đó, doanh nghiệp sẽ dễ dàng đánh giá thị hiếu và xu hướng mua sắm của người tiêu dùng.
Các nhân tố đánh giá KPI của Marketing
#1. Lượng người truy cập
Số lượng người dùng truy cập vào trang web là nhân tố thiết thực nhất giúp bạn đánh giá chỉ số KPI của Marketing, nhất là Unique Visitor – một khách truy cập duy nhất được tính theo WAN IP. Tuy nhiên, số liệu này vẫn chưa thực sự đánh giá chính xác thông tin về hành vi thực sự của người dùng. So với số liệu, việc hành động thực của người dùng đóng vai trò quan trọng hơn. Bạn có thể đặt ra một số câu hỏi sau để giải đáp về hành vi của người dùng, như:
- Khách hàng truy cập trang bằng cách nào?
- Thời gian khách hàng ở lại trang trong bao lâu?
- Khách hàng có đọc toàn bộ nội dung hay xem hết đoạn video không?
Nhìn chung, số lượng người dùng truy cập chỉ đơn thuần là thước đo định lượng. Yếu tố này biểu thị chính xác chất lượng nội dung của bạn. Chính vì thế, để có cái nhìn tổng quan hơn, bạn cần dựa trên nhiều yếu tố khác nhau.
#2. Lượt xem trang (Page View)
Nhân tố này dùng để mô tả số lần người dùng yêu cầu tải tập tin HTML – dữ liệu bất kỳ của một trang web thông qua mạng Internet. Theo đó, lượt xem trang được phân thành 2 loại, bao gồm: Lượt xem của từng trang và lượt xem của toàn website. Về cơ bản, lượt xem trang tỷ lệ thuận với số lượt xem quảng cáo trên trang,
#3. Tỷ lệ thoát trang
Tỷ lệ thoát trang là lượng người dùng lập tức thoát khỏi website ngay sau khi truy cập. Tỷ lệ này được tính trong các trường hợp không có tương tác, như click hoặc cuộn chuột. Thông qua tỷ lệ thoát trang, bạn sẽ biết xác định được phần trăm khách hàng truy cập ở lại trang trong khoảng thời gian nhất định.
#4. Thời gian xem của người dùng
Đây cũng là một yếu tố khá quan trọng để đánh giá KPI của một chiến dịch Marketing. Không phải khách hàng nào cũng dành thời gian đọc nội dung của bạn. Vì vậy, dựa vào thời gian ở lại xem trang chính là cách tốt nhất để bạn xác định được việc người dùng có thật sự đọc thông tin mà bạn cung cấp hay không. Nếu kết quả trung bình nhận được là vài giây, bạn nên xem xét lại nội dung bài viết. Bạn có thể sử dụng các số liệu để nâng cao nội dung hoặc xây dựng lại các chức năng tổng thể của trang web.
#5. Nền tảng mạng xã hội
Phần lớn các nền tảng mạng xã hội hiện nay đều tích hợp các công cụ phân tích. Với sự hỗ trợ của những công cụ này, bạn có thể tìm thấy các chỉ số cơ bản và xu hướng tương tác của người dùng. Dựa trên những thông tin này, doanh nghiệp phần nào nhận định được “bức tranh” Marketing toàn cảnh của mình.
7 công cụ đo lường hiệu quả Marketing
#1. Google Analytics
Đây là một trong những công cụ phổ biến và được sử dụng nhiều nhất để đo lường hiệu quả Marketing. Công cụ này cho cung cấp đa dạng tính năng, hỗ trợ người dùng phân tích và tối ưu hóa nội dung.
Thông qua Google Analytics, bạn có thể xác định số lượng người dùng đã đọc nội dung của mình. Bên cạnh đó, bạn còn đánh giá được mối quan hệ giữa các kênh cũng như chỉ số quan trọng để đánh giá chuyên sâu.
#2. Social Mention
Công cụ này giúp người dùng kiểm duyệt các chủ đề và những keyword “hot”. Social Mention cho phép bạn theo dõi các chỉ số quan trọng về traffics, người hâm mộ trên tất cả các nền tảng. Quy trình này được thực hiện một cách liên tục trong thời gian thực. Với công cụ này, bạn sẽ nhanh chóng tìm được chủ đề mới cho trang web hoặc các nền tảng mạng xã hội của mình.
#3. Buffer
So với những công cụ đo lường hiệu quả Marketing khác, Buffer được các Marketers đánh giá khá cao về tính năng. Công cụ này có khả năng phân tích các bài đăng, bài chia sẻ trên các trang mạng xã hội. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, bạn có thể chọn những gói Buffer với các mức phí khác nhau.
Với gói miễn phí, Buffer cho phép bạn truy cập thông tin những nền tảng như: Facebook, Google Plus, Twitter và LinkedIn. Đồng thời, công cụ này còn hỗ trợ bạn mở rộng phạm vi kết nối trên mạng xã hội. Nếu muốn thu thập tài liệu cụ thể hơn, bạn có thể sử dụng gói tốn phí.
#4. Cyfe
Cyfe cho phép người dùng giám sát các trang web trên nhiều nền tảng khác nhau. Qua đó, bạn có thể nhận diện được toàn cảnh hiệu quả của chiến lược Marketing của mình.
Ứng dụng có khả năng tách các trang tổng quan thành nhiều nhóm trực quan. Điều này giúp bạn dễ dàng tập trung vào một yếu tố nhất định trong chiến lược tiếp thị của mình, điển hình như phương tiện Marketing tài chính và xã hội.
#5. Scoop.it
Đây là một công cụ có khả năng phân tích và quản lý nội dung hiệu quả. Vai trò của Scoop.it tương tự Buffer. Scoop.it cung cấp một mạng lưới riêng, giúp người dùng xuất bản, chia sẻ bài post và cài đặt vào những công cụ xã hội chính thống.
Bên cạnh đó, Scoop.it còn giúp người dùng đo lường lượt xem, số lượng khách hàng truy cập, đánh giá và chia sẻ bài đăng của bạn. Công cụ này còn tích hợp với Google Analytics để tăng tính khả thi.
#6. SumAll
SumAll là công cụ đo lường hiệu quả Marketing rất thân thiện với người dùng. Với SumAll, người dùng có thể chia sẻ, quản lý Content Marketing trên hơn 20 kênh khác nhau.
#7. Chartbeat
Không chỉ giúp đo lường kết quả content, Chartbeat còn hỗ trợ một số tính năng hấp dẫn khác, như: theo dõi hành vi người dùng, check time trên pages. Công cụ này giúp bạn giám sát khách hàng trong thời gian thực. Nhờ đó, admin có thể xử lý và phản hồi trực tiếp với người dùng.
Một trong những cách tốt nhất giúp bạn xây dựng chiến lược tiếp thị tối ưu là sử dụng công cụ đo lường hiệu quả Marketing. Qua bài viết trên, Tino Group đã gợi ý đến bạn 8 công cụ đo lường được sử dụng phổ biến và đánh giá cao nhất hiện nay. Hy vọng đây sẽ là nguồn tham khảo hữu ích giúp bạn triển khai, thực hiện và đo lường chiến dịch Marketing nhanh chóng, hiệu quả.
Những câu hỏi thường gặp
Đâu là chỉ số đo lường hiệu quả Marketing?
Những chỉ số đo lượng hiệu quả Marketing cơ bản là:
- Pageviews: số lượt xem trang.
- Newuser: người dùng mới.
- Sessions: lượt truy cập.
- Average time on page: thời gian truy cập website trung bình.
- New & Returning users: người dùng mới và người dùng cũ quay lại.
- Traffic Sources: nguồn truy cập.
- Social Shares: số lần chia sẻ bài viết.
KPI của Content Marketing gồm những gì?
Để đánh giá KPI của Content Marketing, bạn cần tập trung vào những nhân tố, như: doanh thu, khả năng giữ chân khách hàng, nhận diện thương hiệu, tương tác, leads,…
Thế nào là tỷ lệ hiển thị?
Tỷ lệ hiển thị (Impression Share) là thước đo mức độ hiệu quả của một thương hiệu trên một kênh duy nhất so với tổng số khách hàng tiềm năng. Khi tỷ lệ hiển thị tăng, thương hiệu đang được chú ý và có tiềm năng thúc đẩy doanh số bán hàng.
Chỉ số người xem cao có tốt không?
Số lượng người xem không phản ánh chính xác mức độ hiệu quả của trang web. Với chỉ số này, bạn không thể nhận định hành vi thật sự của khách hàng là gì. Vì vậy, bạn cần kết hợp nhiều chỉ số khác nhau để đánh giá tổng thể “bức tranh” Marketing của mình.
Từ khóa » Các Kênh đo Lường Trong Marketing
-
Các Chỉ Số đo Lường Hiệu Quả Marketing Doanh Nghiệp - 1Office
-
Các Chỉ Số Đo Lường Hiệu Quả Marketing Trên Social Media Bạn ...
-
Top 8 Chỉ Số Cần Đo Lường Hiệu Quả Marketing đa Kênh [Hướng ...
-
5 Chỉ Số Đánh Giá Hiệu Quả Của Marketing
-
Các Chỉ Số đo Lường Hiệu Quả Marketing Trong Kinh Doanh - Bizfly
-
Đo Lường Hiệu Quả Chiến Dịch Marketing đa Kênh Như Thế Nào?
-
4 Phương Pháp đo Lường Hiệu Quả Marketing Tốt Nhất Hiện Nay!
-
Đo Lường Hiệu Quả Hoạt động Marketing Trong Doanh Nghiệp
-
Các Chỉ Số đo Lường Hiệu Quả Marketing Mà Mọi Marketer Phải Biết
-
[PDF] ĐO LƯỜNG MARKETING - BTaskee Blog
-
Đo Lường Quảng Cáo Digital: 08 Chỉ Số Quan Trọng Cần Nắm
-
19 Chỉ Số đo Lường Digital Marketing Cần Biết | FPT Skillking
-
03 Phương Pháp đo Lường Hiệu Quả Truyền Thông Phổ Biến - Mibrand
-
MÔ HÌNH PHỄU ĐO LƯỜNG TRONG MARKETING SỐ: TIẾP CẬN ...