Điểm Danh Các Phương Pháp điều Trị Ung Thư Dạ Dày Hiệu Quả ở Giai ...

1. Chẩn đoán bệnh ung thư dạ dày bằng cách nào?

Tình trạng ung thư dạ dày là khi những tế bào ở dạ dày có hiện tượng tăng sinh bất thường và dần phát triển thành những khối u ác tính. Bệnh ung thư dạ dày thường được chia thành 5 giai đoạn, giai đoạn đầu là giai đoạn ít nguy hiểm nhất và càng đến những giai đoạn sau mức độ nguy hiểm sẽ tăng dần và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh và nguy cơ tử vong cao.

Ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu rất khó nhận biết

Ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu rất khó nhận biết

Ở giai đoạn đầu, các tế bào ung thư mới xuất hiện và chỉ tồn tại ở lớp hạ niêm mạc. Những tế bào này chưa lan đến các hạch bạch huyết và các cơ quan khác trong cơ thể. Những khối u ung thư có thể xuất hiện với kích thước nhỏ và chưa gây ra quá nhiều ảnh hưởng đến chức năng của hệ tiêu hóa.

Lúc này, triệu chứng của người bệnh khá mơ hồ, dễ gây nhầm lẫn với những bệnh thông thường về đường tiêu hóa, chẳng hạn như tình trạng chán ăn, buồn nôn, đầy bụng sau khi ăn,… Để có thể chẩn đoán chính xác bệnh ung thư dạ dày, các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện một số loại xét nghiệm sau:

Nội soi để chẩn đoán ung thư dạ dày

Nội soi để chẩn đoán ung thư dạ dày

- Nội soi dạ dày: Đây là phương pháp phổ biến để phát hiện một số bệnh lý về dạ dày, trong đó có ung thư dạ dày. Bác sĩ sẽ sử dụng một ống nội soi có gắn camera qua miệng của người bệnh để thông xuống dạ dày và từ đó có thể quan sát những tổn thương bên trong dạ dày.

- Sinh thiết: Đối với những trường hợp cần sinh thiết có thể được thực hiện ngay trong quá trình nội soi dạ dày. Các bác sĩ sẽ thu thập một mẫu mô nhỏ từ vùng dạ dày xảy ra tình trạng tổn thương sau đó phân tích mẫu bệnh phẩm dưới kính hiển vi.

- Chụp CT, siêu âm dạ dày là những phương pháp có thể giúp các bác sĩ xác định được kích thước của khối u và quan sát về mức độ lan rộng của khối u.

- Bên cạnh những phương pháp đã kể đến phía trên, các bác sĩ còn có thể thực hiện kiểm tra tình trạng nhiễm khuẩn HP trong quá trình nội soi hoặc bằng cách xét nghiệm hơi thở, xét nghiệm phân, xét nghiệm máu,…

2. Các phương pháp điều trị ung thư dạ dày khi bệnh đang ở giai đoạn đầu

Càng phát hiện sớm thì cơ hội điều trị bệnh hiệu quả càng cao, bên cạnh đó, tỷ lệ bệnh nhân sống khỏe mạnh sau 5 năm cũng cao hơn rất nhiều so với những trường hợp phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn. Các phương pháp điều trị ung thư dạ dày đang được áp dụng phổ biến là phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Cụ thể như sau:

  • Phẫu thuật

Tùy vào từng trường hợp bệnh nhân, tình trạng khối u, khả năng đáp ứng của người bệnh các bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cắt một phần hoặc toàn bộ dạ dày hay không. Với những trường hợp phải cắt bỏ hoàn toàn dạ dày bệnh nhân sẽ được đặt lại đường tiêu hóa sau phẫu thuật. Với những trường hợp khối u có kích thước không quá lớn các bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật nội soi để giảm thiểu nguy cơ rủi ro cho người bệnh.

Phẫu thuật là một trong những phương pháp phổ biến để điều trị ung thư dạ dày

Phẫu thuật là một trong những phương pháp phổ biến để điều trị ung thư dạ dày

  • Hóa trị

Đây là phương pháp sử dụng các loại hóa chất nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư và làm chậm sự tăng sinh của tế bào nào. Trong trường hợp bệnh nhân không có đủ sức khỏe để đáp ứng với phương pháp phẫu thuật thì hóa trị chính là phương pháp thích hợp để tăng hiệu quả điều trị và đồng thời giúp bệnh nhân nâng cao chất lượng sống, kéo dài tuổi thọ.

Tuy nhiên, sau những đợt hóa trị, người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi và xuất hiện nhiều tác dụng phụ như rụng tóc, buồn nôn,… Bệnh nhân không nên quá lo lắng và hãy nhờ đến sự tư vấn chi tiết của bác sĩ.

  • Xạ trị

Xạ trị là một phương pháp sử dụng các tia bức xạ có năng lượng cao để tác động trực tiếp vào những tế bào, khối u ung thư để tiêu diệt những tế bào này. Cũng giống như hóa trị, phương pháp xạ trị có thể được thực hiện đơn lẻ hoặc kết hợp với phương pháp phẫu thuật, xạ trị để mang đến hiệu quả điều trị cao nhất. Đặc biệt với nhiều trường hợp khối u có kích thước lớn, người bệnh có thể được chỉ định thực hiện xạ trị để thu nhỏ khối u trước khi thực hiện phẫu thuật.

Bệnh nhân cần được động viên tâm lý để nhanh chóng vượt qua bệnh tật

Bệnh nhân cần được động viên tâm lý để nhanh chóng vượt qua bệnh tật

  • Một số lưu ý khi chăm sóc người bệnh ung thư dạ dày sau điều trị

Ngoài các phương pháp điều trị ung thư dạ dày, một vấn đề cũng cần được quan tâm đó là chăm sóc bệnh nhân ung thư dạ dày sau điều trị. Chế độ chăm sóc tốt cũng là một yếu tố giúp bệnh nhân sớm vượt qua được căn bệnh nguy hiểm này. Cụ thể, cần lưu ý những điều sau:

+ Chế độ ăn cho bệnh nhân: Bệnh nhân ung thư dạ dày cần được ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức khỏe, từ đó đáp ứng tốt với các đợt hóa trị hay xạ trị. Với những bệnh nhân sau phẫu thuật thì càng nên bổ sung dinh dưỡng để cơ thể sớm được phục hồi.

+ Chế độ vận động, nghỉ ngơi hợp lý: Sau khi điều trị phẫu thuật, xạ trị hay hóa trị, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi hợp lý, có thể vận động nhẹ nhàng để lưu thông máu tốt hơn.

+ Chăm sóc tâm lý người bệnh: Người mắc bệnh ung thư thường có tâm lý bi quan, lo lắng, suy nghĩ tiêu cực. Do đó, người thân cần quan tâm nhiều hơn đến bệnh nhân, động viên họ để họ lạc quan hơn, cố gắng hơn trong quá trình điều trị.

Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về các phương pháp điều trị ung thư dạ dày. Bạn có thể liên hệ tới tổng đài 1900 56 56 56 để được các bác sĩ chuyên khoa của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn chi tiết hơn cho bạn.

Từ khóa » Chữa Ung Thư Dạ Dày ở đâu