Điểm Danh Các Tác Nhân Có Thể Làm Hỏng Niêm Mạc Dạ Dày

1. Tổn thương niêm mạc dạ dày nguy hiểm như thế nào?

Niêm mạc dạ dày được cấu tạo đặc biệt gồm nhiều lớp, có vai trò bảo vệ các tổ chức mô cơ của dạ dày. Khác với các niêm mạc da hay cơ quan khác, niêm mạc dạ dày có lớp dịch nhầy dày bảo vệ, ngăn cản dịch vị tiêu hóa có độ acid cao ảnh hưởng, ăn mòn tế bào.

tác nhân có thể làm hỏng niêm mạc dạ dày

Niêm mạc dạ dày có vai trò bảo vệ lớp cơ dạ dày bên dưới

Vì thế, tổn thương niêm mạc dạ dày sẽ làm mất đi lớp bảo vệ tế bào và tổ chức mô cơ của dạ dày, không chỉ vi khuẩn, nấm mà chính dịch vị dạ dày sẽ ăn mòn, gây tổn thương nặng hơn. Viêm dạ dày rất thường gặp và là dạng tổn thương nhẹ nhất của niêm mạc dạ dày.

Nếu không điều trị tốt, từ vết tổn thương niêm mạc dạ dày nhỏ, tác nhân gây bệnh và dịch dạ dày sẽ khiến tổn thương rộng và sâu hơn, tiến triển thành loét và gây xuất huyết tiêu hóa. Lúc này, vùng niêm mạc tổn thương rất khó hồi phục nếu không điều trị và kiêng khem tốt. Người bị đau dạ dày nặng, viêm loét niêm mạc dạ dày không chỉ phải chịu đựng cơn đau thường xuyên mà hoạt động tiêu hóa và sức khỏe cũng bị nhiều ảnh hưởng.

Nhiều người bị đau dạ dày chủ quan bởi nghĩ rằng triệu chứng bệnh chỉ là thoáng qua và nghiêm trọng. Song đây là một nguyên nhân khiến viêm loét dạ dày ngày càng phổ biến, gây tổn thương nặng khó hồi phục.

Hỏng niêm mạc dạ dày ảnh hưởng rất lớn đến tiêu hóa và sức khỏe đường ruột

Hỏng niêm mạc dạ dày ảnh hưởng rất lớn đến tiêu hóa và sức khỏe đường ruột

2. Tác nhân có thể làm hỏng niêm mạc dạ dày thường gặp nhất

Có rất nhiều tác nhân có thể làm mỏng, suy yếu và tổn thương lớp niêm mạc dạ dày bảo vệ tế bào và cơ bên trong. Cụ thể bao gồm:

2.1. Vi khuẩn HP

Vi khuẩn HP có tên khoa học đầy đủ là vi khuẩn Helicobacter pylori, vi khuẩn này rất phổ biến trên toàn thế giới cũng như tại Việt Nam. Bình thường, vi khuẩn này chung sống trong dạ dày con người tạo thành 1 hệ sinh thái cân bằng, nhưng 1 số chủng đột biến có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày, dẫn đến viêm loét dạ dày và các bệnh lý liên quan khác.

Tổn thương niêm mạc dạ dày do vi khuẩn HP rất khó kiểm soát do vi khuẩn cư trú trong lớp niêm mạc, khó tiêu diệt hoàn toàn. Cần một liệu trình điều trị cụ thể và tích cực mới có thể kiểm soát tổn thương niêm mạc dạ dày và ngăn ngừa bệnh lý khác do vi khuẩn HP.

2.2. Lạm dụng thuốc giảm đau

Lạm dụng thuốc giảm đau là thói quen của nhiều người, đặc biệt là những người mắc bệnh mạn tính, ung thư bị cơn đau kéo dài hành hạ. Tuy nhiên, các thuốc giảm đau này dù tác dụng nhanh nhưng rất không tốt cho sức khỏe hệ tiêu hóa, là nguyên nhân dẫn đến hỏng niêm mạc dạ dày.

Lạm dụng thuốc giảm đau làm tổn thương niêm mạc dạ dày

Lạm dụng thuốc giảm đau làm tổn thương niêm mạc dạ dày

Các thuốc giảm đau thông thường như ibuprofen, aspirin hay naproxen được khuyến cáo không nên dùng thường xuyên, cần dùng có chỉ định của bác sĩ. Dùng không đúng cách thuốc giảm đau sẽ làm suy yếu lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe.

2.3. Uống nhiều rượu bia

Uống nhiều rượu bia không chỉ không tốt cho sức khỏe nói chung mà niêm mạc dạ dày cũng bị tổn thương, dễ kích ứng và ăn mòn. Điều này tạo cơ hội cho dịch vị dạ dày chứa nhiều acid ăn mòn, gây tổn thương viêm loét dạ dày.

Khi uống quá nhiều rượu bia sẽ gây ra viêm dạ dày cấp tính, nếu không kiêng khem phục hồi niêm mạc dạ dày tốt, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với nhiều bệnh lý dạ dày nghiêm trọng hơn.

2.4. Stress căng thẳng

Không chỉ những bệnh lý gây tổn thương trực tiếp mà yếu tố tinh thần như căng thẳng, stress kéo dài cũng dẫn đến bệnh lý dạ dày, khiến cho lớp niêm mạc dạ dày yếu đi.

2.5. Bệnh lý tự miễn

Bệnh lý tự miễn gây tổn thương niêm mạc dạ dày hiếm gặp hơn so với viêm khớp dạng thấp hay Lupus ban đỏ hệ thống. Ở một số người, hệ miễn dịch tưởng nhầm dạ dày là yếu tố lạ gây hại nên sản xuất kháng thể tấn công và làm suy yếu lớp niêm mạc dạ dày.

Người cao tuổi có nguy cơ tổn thương dạ dày cao hơn

Người cao tuổi có nguy cơ tổn thương dạ dày cao hơn

2.6. Yếu tố tuổi tác

Thực tế, lớp niêm mạc dạ dày của con người mỏng dần theo thời gian, vì thế người lớn tuổi có nguy cơ tổn thương và hỏng dạ dày cao hơn so với người trẻ tuổi. Nhiều người nhiễm khuẩn HP hoặc mắc bệnh tự miễn từ nhỏ nhưng đến khi lớn tuổi, chúng mới gây hỏng niêm mạc dạ dày và gây nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

Ngoài ra, hỏng niêm mạc dạ dày còn có thể liên quan đến nhiều yếu tố tác động khác như: rối loạn tiêu hóa, hút thuốc lá, thiếu Vitamin B12, nhiễm virus, sử dụng cocaine,… Kiểm soát tốt các yếu tố gây hại trên sẽ giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa tổn thương và bệnh lý.

2.7. Chế độ ăn uống

Một chế độ ăn uống thiết khoa học sẽ dẫn đến niêm mạc dạ dày bị ảnh hưởng, cụ thể:

  • Ăn uống không đúng giờ, bỏ bữa.

  • Ăn quá nhanh, nhai nuốt không kỹ.

  • Ăn nhiều thức ăn chua cay như tỏi, ớt, hạt tiêu, chanh,...

3. Điều trị tổn thương niêm mạc dạ dày như thế nào?

Tổn thương niêm mạc dạ dày mới có thể phục hồi được bằng thuốc điều trị cùng chế độ kiêng khem, chăm sóc phù hợp. Điều trị hiệu quả còn phụ thuộc vào nguyên nhân dẫn tới tổn thương dạ dày và tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Thuốc kháng sinh sẽ hiệu quả trong việc tiêu diệt vi khuẩn HP, bảo vệ niêm mạc dạ dày song cần điều trị bằng phác đồ kháng sinh cụ thể mới đem lại kết quả tốt. Các thuốc kháng sinh thường dùng bao gồm: metronidazol, amoxicillin, levofloxacin,…

Ngoài thuốc kháng sinh, 1 số thuốc khác cũng có tác dụng trong điều trị viêm, hỏng niêm mạc dạ dày như:

  • Thuốc giảm acid: Kiểm soát acid dịch vị dạ dày để niêm mạc dạ dày có cơ hội hồi phục.

  • Thuốc ức chế bơm proton: ngăn chặn tế bào tạo acid trong dạ dày, giảm viêm loét và tạo cơ hội cho tổn thương dạ dày hồi phục.

  • Thuốc kháng acid: trung hòa acid trong dạ dày, giảm nhanh cơn đau.

  • Probiotic: có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, chữa lành tổn thương dạ dày.

Thuốc giảm acid giúp tổn thương niêm mạc dạ dày có thể phục hồi

Thuốc giảm acid giúp tổn thương niêm mạc dạ dày có thể phục hồi

Khi đã nắm được tác nhân có thể làm hỏng niêm mạc dạ dày, có thể phòng ngừa bệnh bằng việc hạn chế và loại bỏ tác nhân. Nếu bị đau dạ dày, tốt nhất bạn hãy đi khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân. Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã tiếp nhận, thăm khám và điều trị cho hàng nghìn bệnh nhân có bệnh lý về dạ dày.

Trong trường hợp cần thiết, các bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm cụ thể như xét nghiệm tìm vi khuẩn HP,... Với Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012, chắc chắn sẽ cho ra kết quả nhanh và chính xác nhất.

Hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn cụ thể hơn.

Từ khóa » Niêm Mạc Nghĩa Là Gi