Điểm Danh Tên Lửa Phòng Không Vác Vai, Diệt Tăng Uy Lực ở Ukraine
Có thể bạn quan tâm
Lực lượng vũ trang Ukraine đang tiếp nhận luồng vũ khí phòng không, chống tăng viện trợ bổ sung từ hàng chục nước, chủ yếu là Mỹ và các đồng minh châu Âu. Trước đó, Kiev cũng đã nhận được hàng nghìn vũ khí dạng này.
Dưới đây là một số thông tin về các chủng loại tên lửa vác vai, tên lửa chống tăng mà Ukraine đã và sắp tiếp nhận trong thời gian tới từ phương Tây.
Tên lửa phòng không vác vai – MANPADS
FIM-92 Stinger: Đứng đầu bảng là dòng tên lửa FIM-92 Stinger của Mỹ. Stinger được coi là MANPADS huyền thoại, được biên chế lần đầu tiên trong quân đội Mỹ vào năm 1981 và đã được cải tiến nâng cấp qua nhiều biến thể sau đó. Cải tiến mới nhất chính là tăng khả năng tầm nhiệt để bám và tìm diệt các mục tiêu nhỏ hơn, như máy bay không người lái.
Stinger là vũ khí tầm ngắn, đạt hiệu suất tối ưu trong phòng thủ theo điểm. Tên lửa này có thể diệt mục tiêu tầm thấp, bay chậm như trực thăng, cũng như một số loại máy bay cánh cố định có vận tốc và trần bay lớn hơn trực thăng - có thể là máy bay chiến đấu, máy bay vận tải. Như nhiều MANPADS khác, tầm bắn hiệu quả của Stinger là dưới 15.000 feet (4,5km).
The FIM-92 Stinger từng có duyên nợ với Nga. Mỹ là nhà cung cấp lớn vũ khí này cho Afghanistan và đây là một nhân tố chủ chốt khiến quân đội Liên Xô bị sa lầy và cuối cùng phải rút khỏi Afghanistan trong những năm 1980.
Những chuyến hàng vận chuyển Stinger đã tới Ukraine trước khi Nga mở chiến dịch quân sự. Năm nước gồm Germany, Italy, Latvia, Litva và Hà Lan đã gửi hoặc có kế hoạch viện trợ bổ sung vũ khí phòng không này cho chính quyền Kiev.
Tên lửa Grom/Grom-M (Piorun): Trước khi Nga mở chiến dịch quân sự hôm 24/2, Ba Lan đã công bố kế hoạch chuyển tên lửa vác vai Grom hoặc Grom-M (còn được gọi là Piorun) cho Ukraine. Họ Grom, với phiên bản đầu tiên được đưa vào biên chế trong thập kỉ 1990, là biến thể cải tiến từ dòng 9K38 Igla của Liên Xô.
Tương tự như Stinger, Grom và Piorun thuộc dòng MANPADS tầm ngắn, diệt mục tiêu theo nguyên lý tầm nhiệt, nhưng cũng có khả năng tiêu diệt nhiều mục tiêu đường không. Dòng Piorun, loại mới được đưa vào biên chế năm 2019, được cải tiến về động cơ tên lửa và hệ thống tìm mục tiêu.
Tên lửa Strela và Igla: Có thông tin cho rằng Đức đang nghiên cứu khả năng chuyển 2.7000 tên lửa tầm nhiệt Strela với nhiều phiên bản khác nhau cho Ukraine. Số vũ khí này được lấy từ kho của Đức, có từ thời Cộng hòa Dân chủ Đức. Hiện chưa rõ kho tên lửa này của Đức có các loại 9K32 Strela-2s và 9K34 Strela-3s vốn được NATO định danh là dòng SA-7 và SA-14 hay không.
Đây là hai thế hệ đầu tiên của Strela được đưa vào biên chế trong những năm 1960 và 1970. Những vũ khí này tuy không thể sánh được với Stingers và Piourns, nhưng nó cũng giúp lực lượng phòng không Ukraine tăng cường năng lực phòng thủ đáng kể. Chính quân đội Ukraine hiện cũng có Strela and Igla trong kho.
Tên lửa chống tăng dẫn đường
Từ khóa » Nguyên Lý Tên Lửa Phòng Không
-
Tên Lửa Không đối Không – Wikipedia Tiếng Việt
-
Động Cơ Tên Lửa – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cải Tiến Tên Lửa Phòng Không đánh Máy Bay B-52 - VNU
-
Tên Lửa Phòng Không Stinger Mà Ukraine được Viện Trợ Có Gì đặc Biệt?
-
Tin Khẩn Tên Lửa Phòng Không Nhanh Nhất Thế Giới được Triển Khai ...
-
Tên Lửa Phòng Không S-300 - Cổng TTĐT Bộ Quốc Phòng Việt Nam
-
Các Tổ Hợp Tên Lửa Phòng Không Dự án FLAADS
-
Hệ Thống Tên Lửa Phòng Không Sky Sabre Của Quân đội Anh
-
Phòng Thủ Tên Lửa Nga Tụt Hậu 20 Năm So Với Mỹ; Trung Quốc Chưa ...
-
Mỹ Chuyển Hai Tổ Hợp Tên Lửa Phòng Không Tầm Trung Cho Ukraine
-
Điểm Danh Các Vũ Khí Phòng Không-không Quân Nga Dùng ở Ukraine
-
Tên Lửa Phòng Không Buk-M2 Của Nga - Báo Chính Phủ
-
Điều Gì Khiến Mỹ, Nga, Israel, TQ đua Nhau Phát Triển Vũ Khí Laser Dù ...