Mỹ Chuyển Hai Tổ Hợp Tên Lửa Phòng Không Tầm Trung Cho Ukraine
Có thể bạn quan tâm
Ngoài hai Tổ hợp Phòng không Tiên tiến của Na Uy (NASAMS), Lầu Năm Góc ngày 1/7 cho biết sẽ cung cấp cho Ukraine một số lượng rocket cho Hệ thống Pháo phản lực Cơ động cao M142 (HIMARS) và 150.000 quả đạn pháo 155 mm.
Trong gói viện trợ cũng có 4 radar phản pháo. Một nguồn tin cho biết số radar này là AN/TPQ-37 của Raytheon, có tầm hiệu quả xa gấp ba lần so với tổ hợp AN/TPQ-36 đã được chuyển tới Ukraine.
Số khí tài nói trên nằm trong gói viện trợ quân sự trị giá khoảng 820 triệu USD được Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố tại cuộc họp của lãnh đạo các nước thành viên NATO ở Madrid, Tây Ban Nha ngày 30/6.
Trước đó, một nguồn tin ngày 26/6 cho biết Ukraine đã đề nghị Mỹ cung cấp NASAMS nhằm tăng cường năng lực phòng thủ. Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan sau đó một ngày cho biết nước này "đang chuẩn bị chuyển giao cho Ukraine các hệ thống phòng không tầm trung và tầm xa hiện đại".
Mỹ đã viện trợ quân sự khoảng 6,9 tỷ USD cho Ukraine từ khi Nga mở chiến dịch quân sự ở nước láng giềng hồi cuối tháng 2. Các lô vũ khí trước đó bao gồm pháo phản lực HIMARS, hệ thống phòng thủ bờ sử dụng tên lửa chống hạm Harpoon, tên lửa phòng không Stinger, tên lửa chống tăng Javelin, lựu pháo M777, trực thăng Mi-17 và nhiều khí tài bộ binh.
Tổng thống Vladimir Putin từng cảnh báo Nga sẽ triển khai vũ khí tập kích những mục tiêu trước đây chưa từng bị tấn công, một khi Mỹ chuyển giao các hệ thống HIMARS cho Ukraine.
Nga nhiều lần nhấn mạnh động thái bơm vũ khí của phương Tây cho Kiev sẽ chỉ làm kéo dài xung đột, đồng thời tuyên bố nhắm mục tiêu các lô vũ khí này khi chúng tới lãnh thổ Ukraine.
NASAMS là một trong những dự án vũ khí thành công nhất trong lịch sử Na Uy, cũng là tổ hợp phòng không cố định duy nhất được triển khai trên lãnh thổ Mỹ, có trách nhiệm bảo vệ không phận thủ đô Washington.
Hệ thống được phát triển bởi tập đoàn Kongsberg Defence & Aerospace của Na Uy và Raytheon Mỹ, bắt đầu đưa vào biên chế từ năm 1998 và đang phục vụ trong quân đội 9 nước.
NASAMS sử dụng tên lửa không đối không AIM-120 AMRAAM, có tầm bắn khoảng 25-30 km và độ chính xác cao. Tổ hợp này cũng có thể khai hỏa mọi mẫu tên lửa được dùng trên tiêm kích NATO.
Nguyễn Tiến (Theo CNN, Reuters)
Từ khóa » Nguyên Lý Tên Lửa Phòng Không
-
Tên Lửa Không đối Không – Wikipedia Tiếng Việt
-
Động Cơ Tên Lửa – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cải Tiến Tên Lửa Phòng Không đánh Máy Bay B-52 - VNU
-
Tên Lửa Phòng Không Stinger Mà Ukraine được Viện Trợ Có Gì đặc Biệt?
-
Tin Khẩn Tên Lửa Phòng Không Nhanh Nhất Thế Giới được Triển Khai ...
-
Tên Lửa Phòng Không S-300 - Cổng TTĐT Bộ Quốc Phòng Việt Nam
-
Các Tổ Hợp Tên Lửa Phòng Không Dự án FLAADS
-
Hệ Thống Tên Lửa Phòng Không Sky Sabre Của Quân đội Anh
-
Phòng Thủ Tên Lửa Nga Tụt Hậu 20 Năm So Với Mỹ; Trung Quốc Chưa ...
-
Điểm Danh Các Vũ Khí Phòng Không-không Quân Nga Dùng ở Ukraine
-
Điểm Danh Tên Lửa Phòng Không Vác Vai, Diệt Tăng Uy Lực ở Ukraine
-
Tên Lửa Phòng Không Buk-M2 Của Nga - Báo Chính Phủ
-
Điều Gì Khiến Mỹ, Nga, Israel, TQ đua Nhau Phát Triển Vũ Khí Laser Dù ...